7. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Thành công và nguyên nhân
2.4.1.1. Thành công
Các nhà trường THCS trong đó kể cả CBQL và GV đã ý thức được về sự cần thiết phải giáo dục GTS cho học sinh.
Các nhà trường đã triển khai các hình thức, phương pháp phù hợp trong việc tổ chức giáo dục GTS cho học sinh. Các hình thức giáo dục qua dạy học tích hợp, qua HĐNGLL…đã được sử dụng.
CBQL đã thực hiện đưa hoạt động giáo dục GTS vào chương trình hành động của trường.
CBQL, GV và nhân viên có trách nhiệm trong công việc có tinh thần đoàn kết xây dựng tập thể văn hoá nhà trường có thái độ ứng xử phù hợp với đối tượng, là tấm gương cho HS noi theo.
HS THCS đa phần là ngoan có ý thức chấp hành nội quy của nhà trường có tinh thần học hỏi, muốn khẳng định bản thân.
CSVC và trang thiết bị của nhà trường ngày càng được trang bị hiện đại và đầy đủ có thể phục vụ cho hoạt động giáo dục GTS trong môn học và HĐNGLL.
Ban đại diện CMHS có nhận thức tốt về giáo dục GTS, ủng hộ các chủ trương chính sách của nhà trường đề ra. Phối hợp tốt với nhà trường, để quản lý giúp các em tiến bộ trong học tập cũng như tu dưỡng đạo đức hình thành.
Về chính quyền các cấp: Đảng uỷ chính quyền địa phương và các ban nghành đoàn thể đã quan tâm đến công tác giáo dục GTS cho HS.
2.4.1.2. Nguyên nhân
Những kết quả có được như vậy là do các trường các trường THCS thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh đã được UBND Thành phố quan tâm đầu tư về chương trình, nội dung, CSVC cho các nhà trường.
Phòng GD&ĐT quan tâm chỉ đạo sát sao các hoạt động chuyên môn. Các kế hoạch trong năm học được xây dựng cụ thể và triển khai kịp thời. Tích cực kiểm tra tư vấn công tác chuyên môn, tổ chức nhiều các buổi chuyên đề cho giáo viên toàn huyện tham gia.
Sự phối hợp trong chỉ đạo, triển khai, cũng như sự tích cực của HS THCS khi tham gia các hoạt động GD GTS.