7. Phương pháp nghiên cứu
3.4. Khảo sát tính cấp thiết và khả thi của biện pháp quản lý đề xuất
3.4.1. Các bước tiến hành khảo nghiệm
3.4.1.1. Mục tiêu khảo nghiệm
Trên cơ sở các biện pháp đã đề xuất tác giả khảo sát, lấy ý kiến của CBQL, GV, CMHS nhằm khẳng định tính cần thiết và khả thi của biện pháp. Từđó, có cơ sở áp dụng, triển khai các biện pháp đã đề xuất trong việc quản lý hoạt động GD GTS ở các trường THCS nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường.
3.4.1.2. Nội dung khảo nghiệm
Các biện pháp đã đề xuất và được trình bày chi tiết trong luận văn; nội dung cụ thể bao gồm 4 biện pháp đã nêu; chúng tôi tiến hành khảo sát ý kiến đánh giá về hai nội dung: Tính cần thiết và tính khả thi của từng biện pháp được đề xuất.
3.4.1.3. Quy trình khảo nghiệm
Bước 1: Xây dựng mẫu phiếu trưng cầu ý kiến của cán bộ quản lý, giáo viên, CMHS các trường THCS thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh.
Bước 2: Lựa chọn khách thể: Tiêu chuẩn lựa chọn: Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng, Tổ trưởng chuyên môn, GV và CMHS các trường THCS thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh. Tổng số 105 ý kiến.
Bước 3: Lấy ý kiến và xử lý kết quả nghiên cứu. Trên cơ sở mẫu phiếu đã xây dựng, trao đổi, xin ý kiến theo mẫu. Đề cập đến hai vấn đề cần hỏi đó là tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp nghiên cứu. Khi đã nhận được phiếu trưng cầu ý kiến, tiến hành lượng hoá điểm ở các mức độ như sau:
3.4.1.4. Cách đánh giá mẫu phiếu
Bảng 3.1. Tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp
Tính cần thiết Tính khả thi
Rất cần thiết 4 điểm Rất khả thi 4 điểm
Cần thiết 3 điểm Khả thi 3 điểm
Ít cần thiết 2 điểm Ít khả thi 2 điểm
Không cần thiết 1 điểm Không khả thi 1 điểm
3.4.1.5. Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết của các biện pháp
Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết của các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục GTS cho học sinh các trường THCS thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh được thể hiện qua bảng 3.2 dưới đây:
Bảng 3.2. Đánh giá tính cần thiết của các biện pháp quản lý đề xuất TT Các biện pháp quản lý đề xuất Mức độ cần thiết ĐTB X Thứ bậc Rất cần thiết Cần thiết Ít cần
thiết cKhông ần thiết SL % SL % SL % SL %
1
Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch giáo dục giá trị sống xuyên suốt trong năm học theo chủ đề và lồng ghép vào môn học
85 81.0 20 19.0 0 0.0 0 0 3.81 2
2
Biện pháp 2: Tổ chức bồi dưỡng cho giáo viên kỹ năng tổ chức hoạt động giáo dục GTS trong môn học và hoạt động trải nghiệm
98 93.3 7 6.7 3 2.9 0 0 3.99 1
3
Biện pháp 3: Xây dựng văn hóa, tạo điều kiện để tổ chức HĐ GD GTS cho học sinh 72 68.6 10 9.5 13 12.4 0 0 3.28 4 4 Biện pháp 4: Chủ động hợp tác với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường tổ chức HĐ GD GTS cho HS
82 78.1 23 21.9 0 0.0 0 0 3.78 3
Tất cả các biện pháp được đánh giá là rất cần thiết, các biện pháp đề xuất được đánh giá với điểm trung bình là 3,72.
Như vậy, từ bảng trên cho thấy, biện pháp được đánh giá cao nhất là biện pháp
Tổ chức bồi dưỡng cho giáo viên kỹnăng tổ chức hoạt động giáo dục GTS trong môn
học và hoạt động trải nghiệm với điểm trung bình là 3,99, điều này cho thấy việc tổ
chức tập huấn về kỹ năng cho giáo viên để tổ chức tốt các hoạt động GD GTS cho học sinh là rất cần thiết, giáo viên thường tập trung vào những kiến thức chuyên môn nhiều hơn việc trau dồi những kỹ năng của cá nhân về tổ chức các hoạt động GD GTS cho học sinh. Biện pháp Xây dựng kế hoạch giáo dục giá trị sống xuyên suốt trong năm học
theo chủđề và lồng ghép vào môn học với điểm trung bình là 3,81, được xếp thứ hạng
2 về sự cần thiết. Xếp thứ 3 là biện pháp Chủđộng hợp tác với các lực lượng giáo dục
trong và ngoài nhà trường tổ chức HĐ GD GTS cho HS với số điểm trung bình là 3,78 và xếp thứ 4 là biện pháp Xây dựng văn hóa, tạo điều kiện để tổ chức HĐ GD GTS cho
học sinh với điểm trung bình là 3,28.
3.4.1.6. Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp
Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục GTS cho học sinh ở các trường THCS thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh được thể hiện qua bảng 3.3 dưới đây:
Các biện pháp đã đề xuất đều được đánh giá có khả thi, với điểm trung bình chung của 4 biện pháp là 3.58
Kết quả từ bảng 3.3 cho thấy, được đánh giá cao nhất xếp thứ 1 với điểm trung bình là 3,74 là biện pháp Tổ chức bồi dưỡng cho giáo viên kỹnăng tổ chức hoạt động
giáo dục GTS trong môn học và hoạt động trải nghiệm. Biện pháp này ở bảng 3.2 đánh
giá về mức độ cần thiết cũng xếp thứ hạng 1 và ở bảng 3.2 cũng được đánh giá mức độ thực hiện là rất khả thi. Điều này cho thấy đội ngũ CBQL, GV và các phụ huynh học sinh đều có nhận thức về việc cần phải bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên những kỹ năng để tổ chức hoạt động GD GTS cho học sinh. Xếp thứ hạng 2 là biện pháp Xây dựng kế
hoạch giáo dục giá trị sống xuyên suốt trong năm học theo chủ đề và lồng ghép vào
môn học với điểm trung bình là 3,58. Xếp thứ 3 với số điểm trung bình 3,56 là biện
pháp Xây dựng văn hóa, tạo điều kiện để tổ chức HĐ GD GTS cho học sinh và thứ 4 là
chức HĐ GD GTS cho HS với số điểm trung bình là 3,45. Bảng 3.3. Đánh giá tính khả thi của các biện pháp quản lý đề xuất TT Các biện pháp quản lý đề xuất Mức độ khả thi ĐTB X Thứ bậc Rất khả thi Khả thi Ít khả thi Không khả thi SL % SL % SL % SL % 1 Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch giáo dục giá trị sống xuyên suốt trong năm học theo chủ đề và lồng ghép vào môn học 73 69.5 20 19.0 12 11.4 0 0 3.58 2 2 Biện pháp 2: Tổ chức bồi dưỡng cho giáo viên kỹ năng tổ chức hoạt động giáo dục GTS trong môn học và hoạt động trải nghiệm
88 83.8 7 6.7 10 9.5 0 0 3.74 1
3
Biện pháp 3: Xây dựng văn hóa, tạo điều kiện để tổ chức HĐ GD GTS cho học sinh 72 68.6 20 19.0 13 12.4 0 0 3.56 3 4 Biện pháp 4: Chủ động hợp tác với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường tổ chức HĐ GD GTS cho HS
70 66.7 12 11.4 23 21.9 0 0 3.45 4
Điểm TB nhóm 3.58
3.4.1.7. Sựtương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi
Áp dụng công thức tính hệ số tương quan thứ bậc Spearman, tính tương quan giữa mức độ cần thiết và mức độ khả thi của các biện pháp quản lý được trình bày trong
bảng sau:
Bảng 3.4. Tương quan giữa mức độ cần thiết và mức độ khả thi của các biện pháp quản lý đề xuất TT Các biện pháp Mức độ cần thiết Mức độ khả thi D D2 X Thứ bậc Y Thứ bậc 1 Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch giáo dục giá trị sống xuyên suốt trong năm học theo chủ đề và lồng ghép vào môn học
3.81 2 3.58 2 0 0
2
Biện pháp 2: Tổ chức bồi dưỡng cho giáo viên kỹ năng tổ chức hoạt động giáo dục GTS trong môn học và hoạt động trải nghiệm
3.99 1 3.74 1 1 1
3
Biện pháp 3: Xây dựng văn hóa, tạo điều kiện để tổ chức HĐ GD GTS cho học sinh
3.28 4 3.56 3 1 1
4
Biện pháp 4: Chủđộng hợp tác với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường tổ chức HĐ GD GTS cho HS
3.78 3 3.45 4 -1 1
Theo Công thức tính hệ số tương quan thứ bậc Spearman: r = 1 - ) 1 ( 6 2 2 N N D (-1 r 1)
Trong đó: r là hệ số tương quan (r < 0: tương quan nghịch, r > 0: tương quan thuận, giá trị r càng gần tới 1 thì mối tương quan càng chặt)
D là hiệu số giữa thứ bậc của X và thứ bậc của Y N là số biện pháp
Ta có: r = 1- 6∗(0+ 1+1+1+1)
4∗(42−1) = 1 - 0,3 = 0,7
Với hệ số tương quan: r = 0,7 cho phép khẳng định bước đầu về mức độ cần thiết và mức độ khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục GTS cho học sinh ở các trường THCS thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh là tương quan tỷ lệ
thuận và chặt chẽ.
Kết luận chương 3
Trên cơ sở xác định các nguyên tắc, nghiên cứu đã đề xuất 04 biện pháp quản lý hoạt động GD GTS cho học sinh ở các trường THCS thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh. Mỗi biện pháp đều làm rõ mục đích, ý nghĩa, nội dung, cách thực hiện và điều kiện thực hiện. Các biện pháp được trình bày một cách hệ thống từ việc xây dựng kế hoạch giáo dục GTS xuyên suốt chương trình học trong năm của họsinh để làm tiền đề cho các biện pháp tiếp theo. Các biện pháp còn lại đề cập đến cách thức thực hiện các hoạt động theo cách tiếp cận các chức năng quản lý. Nếu triển khai đồng bộ và có hệ thống các biện pháp trên sẽ góp phần nâng cao chất lượng GD GTS của nhà trường.
Các biện pháp đề xuất: (1) Xây dựng kế hoạch giáo dục giá trị sống xuyên suốt trong năm học theo chủ đề và lồng ghép vào môn học; (2) Tổ chức bồi dưỡng cho giáo viên kỹ năng tổ chức hoạt động giáo dục GTS trong môn học và hoạt động trải nghiệm; (3) Xây dựng văn hóa, tạo điều kiện để tổ chức HĐ GD GTS cho học sinh; (4) Chủ động hợp tác với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường tổ chức HĐ GD GTS cho HS;
Mỗi biện pháp đều có vai trò nhất định, tác động đến từng mảng khác nhau của quá trình này. Không thể thực hiện riêng lẻ từng biện pháp mà phải thực hiện kết hợp chặt chẽ để phát huy hiệu quả. Để thực hiện tốt công tác quản lý hoạt động giáo dục GTS cho học sinh ở các trường THCS thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh cần thực hiện đồng bộ các biện pháp đã đề xuất.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận
1.1. Quản lí hoạt động giáo dục GTS trong nhà trường THCS là những tác động sư phạm có kế hoạch và phù hợp của Hiệu trưởng nhằm tập hợp mọi nỗ lực của tập thể giáo viên, huy động và phối hợp sức lực, trí tuệ của các lực lượng xã hội khác vào các thành tố củahoạt động giáo dục GTS trong nhà trườngnhằm góp phần định hình những giá trị sống cơ bản nhất cho học sinh theo mục tiêu giáo dục.
1.2. Nội dung quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống cho học sinh THCS bao gồm sáu nội dung: Quản lý việc xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục giá trị sống cho HS THCS; Tổ chức bộ máy nhân sự và xây dựng quy định triển khai hoạt động giáo dục GTS cho HS THCS; Chỉ đạo, giám sát hoạt động giáo dục GTS cho học sinh THCS; Quản lý kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục GTS cho học sinh THCS; Quản lý việc huy động và phối hợp các lực lượng tham gia giáo dục giá trị sống cho học sinh THCS; Quản lý cơ sở vật chất và các điều kiện thực hiện hoạt động giáo dục GTS cho HS THCS.
Quản lí hoạt động giáo dục GTS trong nhà trường THCS chịu ảnh hưởng của ba nhóm yếu tố ảnh hưởng gồm nhóm yếu tố thuộc về chủ thể quản lý, nhóm yếu tố thuộc về đối tượng quản lý, nhóm yếu tố thuộc về môi trường quản lý.
1.3. Kết quả nghiên cứu thực trạng tổ chức hoạt động giáo dục GTS và quản lý giáo dục giá trị sống cho học sinh ởcác trường THCS thành phố Móng Cái cho thấy: Các trường THCS thành phố Móng Cái đã đưa hoạt động giáo dục GTS vào nhà trường, đã có sự chỉ đạo các lực lượng giáo dục trong nhà trường và phối hợp với Ban đại diện cha mẹ học sinh, các cơ quan liên quan như Thành Đoàn, Công An thành phố, Trung tâm y tế. Tuy nhiên nhà trường mới quan tâm đến rèn KNS cho học sinh là chủ yếu, chưa quan tâm tới việc giáo dục giá trị sống cho học sinh, sự hiểu biết về giá trị sống của GV, học sinh cũng còn nhiều hạn chế. BGH nhà trường chưa xây dựng được kế hoạch chi tiết cụ thể cho hoạt động, cũng như chưa có những giải pháp tích cực trong việc quản lý, tổ chức, chỉ đạo hoạt động giáo dục GTS cho học sinh. Sự phối kết hợp các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường còn chưa chặt chẽ, chưa phát huy được tiềm năng của các lực lượng giáo dục.
1.4. Trên cơ sở xác định các nguyên tắc, nghiên cứu đã đề xuất 04 biện pháp quản lý hoạt động GD GTS cho học sinh ởcác trường THCS thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh. (1) Xây dựng kế hoạch giáo dục giá trị sống xuyên suốt trong năm học theo chủđề và lồng ghép vào môn học; (2) Tổ chức bồi dưỡng cho giáo viên kỹ năng tổ chức hoạt động giáo dục GTS trong môn học và hoạt động trải nghiệm; (3) Xây dựng văn hóa, tạo điều kiện để tổ chức HĐ GD GTS cho học sinh; (4) Chủ động hợp tác với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường tổ chức HĐ GD GTS cho HS.
Những biện pháp quản lý giáo dục giá trị sống được trình bày trong đề tài đều đã được khảo nghiệm và đã đều được cho rằng là cấp thiết và có tính khả thi.
2. Khuyến nghị
2.1. Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo
Đưa nội dung giáo dục GTS vào chương trình Giáo dục phổ thông, trở thành một môn học cơ bản trong chuơng trình GD chính khóa.
2.2. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Ninh
Mở các lớp bồi dưỡng kỹ năng tổ chức hoạt động giáo dục GTS cho cán bộ quản lý, giáo viên bộ môn, GV chủ nhiệm lớp, tổng phục trách, Bí thư ĐTN các nhà trường.
Xây dựng nội dung, chương trình giáo dục GTS tích hợp vào các môn văn hóa một cách cụ thể và là nội dung bắt buộc của mục tiêu môn học.
Xây dựng kế hoạch kiểm tra đánh giá thường xuyên với các trường trong hoạt động giáo dục đạo đức nói chung và giáo dục GTS nói riêng
2.3. Với Nhà trường
Chủđộng xây dựng kế hoạch, nội dung chương trình, lồng ghép vào các môn học và hoạt động NGLL, phối hợp đồng bộ các tổ chức trong và ngoài nhà trường để tổ chức có hiệu quả hoạt động giáo dục GTS cho học sinh.
Cử cán bộ tham gia các lớp tập huấn cấp trên, triển khai hoạt động tập huấn cấp trường, tổ chức tọa đàm, trao đổi kinh nghiệm giữa các giáo viên trong trường, đánh giá, rút kinh nghiệm sau mỗi hoạt động, động viên, khen thưởng kịp thời.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đặng Quốc Bảo, Nguyễn Thành Vinh (2011), Quản lý nhà trường, Nxb giáo dục,
Hà Nội.
2. Đặng Quốc Bảo và cộng sự (2015), Minh triết Hồ Chí Minh về giáo dục, NXB Giáo dục Việt Nam.
3. Bộ giáo dục và Đào tạo (2011), Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổthông và trường phổ thông có nhiều cấp học (ban hành kèm theo Thông tư số
12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3/2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo).
4. Bộ Giáo dục và Đào tạo - Ngân hàng phát triển Châu Á (2013), Một số vấn đề lí
luận và thực tiễn vềlãnh đạo và quản lý giáo dục trong thời kì đổi mới, Nxb Văn
hoá - Thông tin, Hà Nội.
5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), Tài liệu tập huấn cán bộ quản lý cấp phòng thuộc
Sở Giáo dục và Đào tạo vềđổi mới quản lý giáo dục trung học và giáo dục thường
xuyên.
6. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), Chương trình giáo dục phổ thông (ban hành kèm