7. Phương pháp nghiên cứu
2.2.2. Nội dung khảo sát
Dựa trên cơ sở về lý luận, tôi xây dựng phiếu khảo sát dành cho 4 đối tượng là: Cán bộ quản lý; giáo viên; học sinh; phụ huynh học sinh. Thực trạng được đánh giá gồm 4 nội dung sau:
- Đánh giá thực trạng nhận thức về GTS cho học sinh các trường THCS tại thành phố Móng Cái.
- Đánh giá thực trạng hoạt động giáo dục giá trị sống của học sinh các trường THCS tại thành phố Móng Cái.
- Đánh giá việc thực hiện các chức năng quản lý hoạt động giáo dục GTS&KNS hiện nay: Về lập kế hoạch, tổ chức triển khai, chỉ đạo các lực lượng tham gia tổ chức hoạtđộng GTS, kiểm tra đánh giá các hoạt động giáo dục giá trị sống cho học sinh THCS tại thành phố Móng Cái.
- Đánh giá thực trạng các yếu tố ảnh hưởng tới công tác giáo dục giá trị sống cho học sinh THCS tại thành phố Móng Cái.
Phiếu 1: Dành cho Cán bộ quản lý gồm đủ 4 nội dung trên.
Phiếu 2: Dành cho giáo viên gồm nội dung 1, 2 và ý kiến đánh giá về thuận lợi,
khó khăn trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục giá trị sống cho học sinh.
Phiếu 3: Dành cho học sinh gồm nội dung 1 và 2.
Phiếu 4: Dành cho cha mẹ học sinh gồm nội dung 1, tầng 2 và đánh giá về sự
phối hợp và tham gia giáo dục giá trị sống của các lực lượng trong và ngoài Nhà trường cho học sinh THCS.
Đề tài tiến hành khảo sát trên 06 Trường THCS trên địa bàn Thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh với số lượng như sau:
STT Các trường CBQL GV CMHS HS Tổng 1 THCS Hòa Lạc 6 25 40 40 111 2 THCS KaLong 6 23 40 40 109 3 THCS Bình Ngọc 5 15 16 16 52 4 THCS Quảng Nghĩa 5 15 16 16 52 5 THCS Vĩnh Thực 4 10 8 8 30
6 TH&THCS Hải Sơn 4 10 8 8 30
7 Tổng 30 98 128 128 384
Sau khi kết thúc điều tra, sử dụng phương pháp thống kê SPSS để xử lý số liệu.