7. Phương pháp nghiên cứu
2.4.2. Hạn chế và nguyên nhân
2.4.2.1. Hạn chế
Mục tiêu của kế hoạch của hoạt động giáo dục GTS chưa được xác định rõ rang, chưa có chỉ đạo cụ thể về nội dung chương trình, kếhoạch giáo dục GTS cho HS trong giảng dạy, trong công tác chủ nhiệm và trong các HĐNGLL.
Việc xây dựng kế hoạch, tổ chức chỉ đạo và đánh giá cũng chưa được thường xuyên, các hình thức giáo dục HĐNGLL chưa sinh động, phong phú, chưa thu hút được học sinh tích cực tham gia ở các nhà trường THCS.
GV đã thực hiện GD dạy lồng ghép GD GTS cho HS nhưng cũng chưa thường xuyên còn hạn chế. Mặt khác, vẫn còn nhiều GV khi lên lớp chủ yếu quan tâm đến việc làm sao truyền thụ hết nội dung kiến thức trong bài học mà ít quan tâm đến việc tổ chức các HĐ GD GTS cho HS.
Còn một bộ phận CMHS chưa có nhận thức sâu sắc về việc giáo dục GTS cho HS, nên việc giáo dục ở nhà cho HS còn yếu.
Chưa thực sự có sự gắn kết giữa nhà trường với các đoàn thể XH.
2.4.2.2. Nguyên nhân
Năng lực quản lí, chỉ đạo của một số CBQL và năng lực tổ chức HĐ GD GTS của GV còn hạn chế, một bộ phận GV còn lúng túng trong việc tổ chức GD GTS thông qua các HĐ NGLL cho HS.
Nhà trường chưa phát huy được vai trò chủ động trong việc hợp tác các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường, chưa xây dựng được kế hoạch phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và xã hội nên việc tổ chức HĐ GD GTS cho HS của nhà trường và gia đình còn tách rời thiếu nội dung và biện pháp thống nhất.
Do nguồn tài chính còn hạn hẹp, nên CSVC phục vụ cho tổ chức HĐ NGLL mặc dù đã được UBND Thành phố Móng Cái quan tâm, nhưng vẫn chưa đáp ứng đủ, một số trường còn thiếu điều kiện để tổ chức GD GTS cho HS thông qua HĐNGLL.
Kết luận chương 2
Đềtài đã khảo sát và đánh giá thực trạng quản lý giáo dục giá trị sống cho học sinh ở các trường THCS thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh theo các nội dung hoạt động và nội dung quản lý.
Kết quả nghiên cứu thực trạng tổ chức hoạt động giáo dục GTS và quản lý giáo dục giá trị sống cho học sinh ở các trường THCS thành phố Móng Cái cho thấy: Các trường THCS thành phố Móng Cái đã đưa hoạt động giáo dục GTS vào nhà trường, đã có sự chỉ đạo các lực lượng giáo dục trong nhà trường như GV bộ môn, BCH Đoàn trường, GV chủ nhiệm lớp, GV tổ chức hoạt động NGLL, phối hợp với Ban đại diện cha mẹ học sinh, các cơ quan liên quan như Thành Đoàn, Công An thành phố, Trung tâm y tế…, tham gia giáo dục cho học sinh nhà trường, bước đầu cũng tạo được sự chuyển biến về nhận thức cho GV, HS, CMHS trong công tác giáo dục GTS cho học sinh. Tuy nhiên nhà trường mới quan tâm đến rèn KNS cho học sinh là chủ yếu, chưa quan tâm tới việc giáo dục giá trị sống cho học sinh, sự hiểu biết về giá trị sống của GV, học sinh cũng còn nhiều hạn chế. BGH nhà trường chưa xây dựng được kế hoạch chi tiết cụ thể cho hoạt động, cũng như chưa có những giải pháp tích cực trong việc quản lý, tổ chức, chỉ đạo hoạt động giáo dục GTS cho học sinh. Sự phối kết hợp các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường còn chưa chặt chẽ, chưa phát huy được tiềm năng của các lực lượng giáo dục.
Đây chính là những luận chứng cần thiết làm cơ sở để luận văn đề xuất các biện pháp quản lý giáo dục giá trị sống cho học sinh ở các trường THCS thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh ở chương 3.
Chương 3
BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC GIÁ TRỊ SỐNG ỞCÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ, THÀNH PHỐ MÓNG CÁI,
TỈNH QUẢNG NINH 3.1. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp
3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa
Đây là một nguyên tắc rất quan trọng khi đề xuất các biện pháp quản lý mới. Nguyên tắc này đòi hỏi các biện pháp quản lý được đề xuất không loại bỏ những cách làm đúng, đã và đang thực hiện phù hợp và hiệu quả. Có thể kế thừa toàn bộ các biện pháp, có thể kế thừa những điểm hay, điểm tối ưu của mỗi biện pháp, tránh phủ định sạch trơn toàn bộ và tạo ra hệ thống mới hoàn toàn nhưng không dựa trên thực tiễn, thực trạng biện pháp đã có. Đề xuất biện pháp phải theo kịp và phù hợp với thực tiễn quản lý giáo dục để có những biện pháp mới phù hợp và sát thực tế. Những biện pháp phải xuất phát từđiều kiện thực tiễn của địa phương và kế thừa những thành quảđã có, đảm bảo cho sự phát triển một cách bền vững
3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống
Các biện pháp đề xuất phải đồng bộ, có thể bổ trợ cho nhau, phù hợp với cơ sở lí luận và thực tiễnCác biện pháp đưa ra phải mang tính hệ thống, từ cao xuống thấp, tức là từ căn cứ văn bản chỉ đạo của Bộ, ngành đến cơ quan quản lý trực tiếp là Phòng GD&ĐT thành phố Móng Cái và Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Ninh. Trên cơ sở kế thừa phát huy những nhân tố tích cực của biện pháp. Việc đổi mới thể hiện ở chỗ khắc phục tồn tại yếu kém tìm ra cái hoàn thiện, cái mới, cái hợp lý, phù hợp hơn những mặt chưa tốt của các biện pháp cũ.
Yêu cầu này đòi hỏi các biện pháp được đề xuất có khả năng áp dụng vào thực tiễn hoạt động quản lý của người hiệu trưởng trường THCS một cách thuận lợi, trở thành hiện thực và đem lại hiệu quả cao trong việc thực hiện các chức năng quản lý của người hiệu trưởng (lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra). Để đạt được điều này, khi xây dựng biện pháp phải đảm bảo tính khoa học trong quy trình quản lý với các bước tiến hành cụ thể, chính xác. Các biện pháp phải được kiểm chứng, khảo nghiệm một cách có căn cứ khách quan và có khả năng thực hiện cao. Các biện pháp phải được thực hiện một cách rộng rãi và được điều chỉnh để ngày càng hoàn thiện.
3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn
Các biện pháp quản lý đề xuất phải xuất phát từ thực tiễn, thực trạng quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống, hướng đến khắc phục những hạn chế trong quản lý và tổ chức HĐGD giá trị sống của các trường, phù hợp với chương trình, điều kiện CSVC, nguồn lực tài chính và con người để triển khai... Tính thực tiễn của các biện pháp quản lý phải thể hiện thông qua việc cụ thể hoá mục tiêu đường lối phát triển giáo dục của Đảng, Nhà nước, các chếđịnh của ngành vào chương trình hoạt động của nhà trường gắn với bối cảnh thực tiễn địa phương.
3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi
Tính khả thi của các biện pháp phải được phát huy hiệu quả khi áp dụng vào thực tiễn hoạt động quản lý HĐGD GTS cho HS THCS tại thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh.
Đảm bảo tính khảthi khi đề xuất các biện pháp quản lý HĐGD GTS đòi hỏi các biện pháp phải bám sát căn cứ lý luận và thực tiễn đã phân tích, phù hợp với điều kiện của các trường THCS, phù hợp với năng lực của CBQL, năng lực thực hiện của đội ngũ GV các trường THCS thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh, cùng với sự hỗ trợ, tạo điều kiện của CBQL cấp trên, sự đồng thuận và ủng hộ của CMHS và cộng đồng.
3.1.5. Nguyên tắc đảm bảo tính phù hợp
Nguyên tắc đảm bảo tính phù hợp tức là đảm bảo phù hợp với đặc điểm của HĐGD GTS là từ nội dung, hình thức tổ chức đa dạng, do đó biện pháp tổ chức HĐGD GTS phải phù hợp với đặc trưng và phù hợp với độ tuổi HS THCS đến đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất các trường THCS thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh.
Các biện pháp quản lý HĐGD GTS phải được tổ chức cho phù hợp với lứa tuổi học sinh, khi tổ chức cần chú ý khai thác được mặt mạnh của học sinh sẽ thúc đẩy học sinh hành động đúng, hình thành các năng lực, phẩm chất cần thiết.
3.2. Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống ởcác trường trung học cơ sở thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh sở thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh
3.2.1. Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch giáo dục giá trị sống xuyên suốt trong năm học theo chủđề và lồng ghép vào môn học học theo chủđề và lồng ghép vào môn học
3.2.1.1. Mục đích, ý nghĩa của biện pháp
Biện pháp này có ý nghĩa quyết định tới sự thành công của nhà trường trong việc thực hiện kế hoạch năm học nói chung, trong đó có hoạt động giáo dục GTS cho HS. Do vậy kế hoạch phải được xây dựng chi tiết, cụ thể, chỉ rõ những mục tiêu cần đạt được trong từng mốc thời gian cụ thể, các chủ thể chịu trách nhiệm chính, các nguồn lực cần huy động, các khó khăn có thể gặp và cách khắc phục, phải được lồng ghép một cách hợp lí vào kế hoạch chung của trường và các môn học, đặc biệt là môn học chiếm ưu thế.
3.2.1.2. Nội dung biện pháp.
Khi xây dựng kế hoạch cần có các nội dung chính sau:
- Mục tiêu chung và cụ thể cần đạt sau năm học, học kì, tuần. - Những nội dung, hình thức và phương pháp tổ chức thực hiện. - Các hình thức kiểm tra đánh giá kết quả thực hiện.
- Thời điểm tổ chức thực hiện.
- Các tổ chức - cá nhân chịu trách nhiệm chính.
- Các lực lượng khác, như CMHS, các tổ chức xã hội cần được huy động. - Các nguồn lực như, CSVC, kĩ thuật, tài chính...
- Cần chỉ rõ vai trò của HS như một đồng chủ thể trong quá trình rèn luyện các GTS cho bản thân.
3.2.1.3. Cách thức tiến hành và điều kiện thực hiện biện pháp.
Để xây dựng một kế hoạch tốt, khả thi trong điều kiện của từng trường, hiệu trưởng, BGH cùng toàn thể giáo viên phải chung sức thực hiện các việc sau:
- Ngay đầu năm học BGH tổ chức quán triệt nhiệm vụnăm học, giao kế hoạch năm học để các tổ chuyên môn và từng GV căn cứ xây dựng kế hoạch cho tổ và từng cá nhân.
- Tổ chức để giáo viên thực hiện các công việc sau: - Nghiên cứu nhiệm vụ năm học
- Nghiên cứu bối cảnh dạy học
- Khảo sát đối tượng học sinh cụ thể của lớp mình.
- Nghiên cứu chương trình môn học, sách giáo khoa, các tài liệu hướng dẫn, sách tham khảo (nếu cần).
- Xác định những nội dung các bài dạy có thể lồng ghép, tích hợp với rèn luyện các giá trị sống cho học sinh.
- Tổ chức để các tổ chuyên môn nghiên cứu bài học
- Dự kiến những mục tiêu dạy học, cũng như những mục tiêu để rèn luyện giá trị sống tương ứng cần đạt sau cảnăm học, từng học kì, từng tuần, từng bài.
- Dự kiến các hoạt động sẽ được tổ chức trong từng bài học và cách thức tiến hành. - Chuẩn bị tài liệu học tập, các phương pháp, phương tiện, công cụ dạy học. - Chuẩn bị các hình thức KTĐG trong suốt quá trình dạy học
Tất cả những nội dung trên được đưa vào Kế hoạch dạy học của mỗi GV, làm cơ sở cho việc thiết kế các giáo án cho từng bài học. Kế hoạch dạy học được Tổ trưởng chuyên môn xác nhận và được Hiệu trưởng phê duyệt.
3.2.2. Biện pháp 2: Tổ chức bồi dưỡng cho giáo viên kỹnăng tổ chức hoạt động giáo dục GTS trong môn học và trong hoạt động giáo dục trải nghiệm dục GTS trong môn học và trong hoạt động giáo dục trải nghiệm
3.2.2.1. Mục đích, ý nghĩa của biện pháp
GV có vai trò quyết định nói chung trong đó có GVCN lớp trong giáo dục GTS cho học sinh, sự thành công của các hoạt động giáo dục GTS phần lớn phụ thuộc vào cách thức triển khai, tổ chức, gây hứng thú học tập cho HS của GV. GV tích hợp “dạy chữ” với “dạy người”, kết hợp mục tiêu, nội dung bài học với rèn luyện GTS cho HS mang tính quyết định tới thành công của hoạt động quan trọng này.
Bồi dưỡng cho GV kỹ năng để tổ chức hoạt động GD GTS trong môn học và trong những hoạt động trải nghiệm hướng tới 2 nhóm đối tượng: GV các bộ môn nói chung và GVCN, GVTPT đội.
3.2.2.2. Nội dung biện pháp
Xác định trách nhiệm, vai trò quyết định của GVBM, GVCN, GVTPT Đội trong giáo dục GTS cho học sinh.
Với đội ngũ GVBM:
- Tập huấn kĩ năng dạy học liên môn, kĩ năng tích hợp mục tiêu, nội dung bài dạy với đặc điểm lịch sử, văn hoá... của địa phương, kĩ năng tổ chức các hoạt động dạy học lồng ghép với rèn luyện các GTS có ghi trong kế hoạch của năm học
- Tập huấn kĩ năng KTĐG dựa trên năng lực học sinh thay vì kiểm tra kiến thức như trước.
- Tập huấn kĩ năng tổ chức các giờ học ở các không gian khác nhau (ngoài lớp học).
- Tập huấn kĩ năng “nghiên cứu bài học”.
- Tập huấn các phương pháp dạy học thông qua trải nghiệm như: đóng vai, làm việc nhóm, giải quyết vấn đềvà tư duy sáng tạo…
* Với đội ngũ GVCN, GVTPT Đội:
Tập huấn phương pháp khảo sát, phân loại học sinh theo các tiêu chí, như học lực, hoàn cảnh gia đình, đặc điểm tính cách, sở trường, hứng thú, thói quen... làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch giáo dục.
Tập huấn các kỹ năng về thiết kế và tổ chức hoạt động trải nghiệm ngoài giờ lên lớp, sinh hoạt lớp, giáo dục cá biệt, tư vấn, tham vấn cho học sinh.
Tập huấn phương pháp đánh giá trong giáo dục nói chung, trong giáo dục GTS nói riêng.
3.2.2.3. Cách thức và điều kiện thực hiện biện pháp
* Đối với cán bộ quản lý
Hiệu trưởng cần xử lý một cách bình đẳng giữa hoạt động dạy học và các hoạt động giáo dục GTS, không xem nhẹ chức năng nào, có như vậy thì Hiệu trưởng nhà trường mới có những định hướng đúng đắn trong công tác chỉ đạo hoạt động quản lý quá trình đào tạo của nhà trường.
* Đối với giáo viên
Thực tế, mỗi giáo viên trong nhà trường được đào tạo ởđại học theo một chuyên môn nhất định, nặng về tri thức khoa học, khảnăng và kinh nghiệm giáo dục còn hạn chế, vì vậy cần bồi dưỡng cho họnăng lực tổ chức các hoạt động giáo dục.
Thông qua các buổi hội thảo, toạ đàm, lãnh đạo nhà trường tổ chức cho giáo viên nhân viên học tập và thảo luận thực hiện các văn bản pháp quy về giáo dục và đào tạo, qua đó mọi người thấy được vai trò của hoạt động giáo dục giá trị sống cho học sinh trong nhà trường. Thông qua các hội nghị bồi dưỡng chuyên đề, tạo điều kiện để giáo viên được trao đổi, học tập lẫn nhau kinh nghiệm công tác giáo dục giá trị sống cho học sinh.
Giáo viên chủ nhiệm là người thay mặt Hiệu trưởng quản lý giáo dục một tập thể học sinh, chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng về chất lượng giáo dục của lớp chủ nhiệm. Người giáo viên chủ nhiệm có tác động và ảnh hưởng mạnh mẽ tới hiệu quả giáo dục giá trị sống cho học sinh.
Giáo viên chủ nhiệm phải nắm được đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi và cá tính, sở thích của học sinh; biết cách giáo dục khéo léo; nhạy cảm, tinh tế trong ứng xử với học sinh và cha mẹ học sinh.
Giáo viên chủ nhiệm có vị trí, vai trò quan trọng trong công tác giáo dục giá trị sống cho học sinh. Vì vậy người cán bộ quản lý phải biết đánh giá đúng năng lực cán bộ giáo viên để lựa chọn, sắp xếp đội ngũ giáo viên chủ nhiệm sao cho phù hợp, đồng thời phải bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và có biện pháp chỉ đạo sát sao, thống nhất trong đội ngũ giáo viên chủ nhiệm thực hiện nhiệm vụ chung của Nhà trường.