Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch giáo dục giá trị sống xuyên suốt trong năm

Một phần của tài liệu Luận văn quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống cho học sinh ở các trường THCS thành phố móng cái, tỉnh quảng ninh (Trang 86 - 87)

7. Phương pháp nghiên cứu

3.2.1.Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch giáo dục giá trị sống xuyên suốt trong năm

3.2.1.1. Mục đích, ý nghĩa của biện pháp

Biện pháp này có ý nghĩa quyết định tới sự thành công của nhà trường trong việc thực hiện kế hoạch năm học nói chung, trong đó có hoạt động giáo dục GTS cho HS. Do vậy kế hoạch phải được xây dựng chi tiết, cụ thể, chỉ rõ những mục tiêu cần đạt được trong từng mốc thời gian cụ thể, các chủ thể chịu trách nhiệm chính, các nguồn lực cần huy động, các khó khăn có thể gặp và cách khắc phục, phải được lồng ghép một cách hợp lí vào kế hoạch chung của trường và các môn học, đặc biệt là môn học chiếm ưu thế.

3.2.1.2. Nội dung biện pháp.

Khi xây dựng kế hoạch cần có các nội dung chính sau:

- Mục tiêu chung và cụ thể cần đạt sau năm học, học kì, tuần. - Những nội dung, hình thức và phương pháp tổ chức thực hiện. - Các hình thức kiểm tra đánh giá kết quả thực hiện.

- Thời điểm tổ chức thực hiện.

- Các tổ chức - cá nhân chịu trách nhiệm chính.

- Các lực lượng khác, như CMHS, các tổ chức xã hội cần được huy động. - Các nguồn lực như, CSVC, kĩ thuật, tài chính...

- Cần chỉ rõ vai trò của HS như một đồng chủ thể trong quá trình rèn luyện các GTS cho bản thân.

3.2.1.3. Cách thức tiến hành và điều kiện thực hiện biện pháp.

Để xây dựng một kế hoạch tốt, khả thi trong điều kiện của từng trường, hiệu trưởng, BGH cùng toàn thể giáo viên phải chung sức thực hiện các việc sau:

- Ngay đầu năm học BGH tổ chức quán triệt nhiệm vụnăm học, giao kế hoạch năm học để các tổ chuyên môn và từng GV căn cứ xây dựng kế hoạch cho tổ và từng cá nhân.

- Tổ chức để giáo viên thực hiện các công việc sau: - Nghiên cứu nhiệm vụ năm học

- Nghiên cứu bối cảnh dạy học

- Khảo sát đối tượng học sinh cụ thể của lớp mình.

- Nghiên cứu chương trình môn học, sách giáo khoa, các tài liệu hướng dẫn, sách tham khảo (nếu cần).

- Xác định những nội dung các bài dạy có thể lồng ghép, tích hợp với rèn luyện các giá trị sống cho học sinh.

- Tổ chức để các tổ chuyên môn nghiên cứu bài học

- Dự kiến những mục tiêu dạy học, cũng như những mục tiêu để rèn luyện giá trị sống tương ứng cần đạt sau cảnăm học, từng học kì, từng tuần, từng bài.

- Dự kiến các hoạt động sẽ được tổ chức trong từng bài học và cách thức tiến hành. - Chuẩn bị tài liệu học tập, các phương pháp, phương tiện, công cụ dạy học. - Chuẩn bị các hình thức KTĐG trong suốt quá trình dạy học

Tất cả những nội dung trên được đưa vào Kế hoạch dạy học của mỗi GV, làm cơ sở cho việc thiết kế các giáo án cho từng bài học. Kế hoạch dạy học được Tổ trưởng chuyên môn xác nhận và được Hiệu trưởng phê duyệt.

3.2.2. Bin pháp 2: T chc bồi dưỡng cho giáo viên knăng tổ chc hoạt động giáo dc GTS trong môn hc và trong hoạt động giáo dc tri nghim

Một phần của tài liệu Luận văn quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống cho học sinh ở các trường THCS thành phố móng cái, tỉnh quảng ninh (Trang 86 - 87)