Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, lấy số liệu hồi cứu Nội dung nghiên cứu: Được trình bày tóm tắt trong Hình 2.1
Hình 2.1. Tóm tắt nội dung nghiên cứu 2.2.3. Phương pháp thu thập số liệu
2.2.3.1. Kỹ thuật thu thập số liệu và công cụ thu thập số liệu
Kỹ thuật thu thập số liệu: Sử dụng tài liệu sẵn có, nguồn thu thập là hồ sơ lưu trữ trên phần mềm MISA của phòng Tài chính kế toán và file Excel lưu trữ tại khoa Dược. Các tài liệu cần thu thập như sau:
- Báo cáo xuất nhập tồn thuốc từ 01/01/2019 đến 31/12/2019
- Danh mục thuốc trúng thầu (tập trung) năm 2017-2018 và 2019-2020 - Danh mục phân loại VEN do các dược sĩ khoa Dược Trung tâm Y tế huyện Điện Biên thống nhất.
Phân tích danh mục thuốc sử dụng tại Trung tâm Y tế huyện Điện Biên năm 2019
- Cơ cấu DMT theo thuốc tân dược/thuốc cổ truyền, thuốc dược liệu
- Cơ cấu DMT theo thành phần - Cơ cấu DMT theo nhóm TDDL - Cơ cấu DMT theo nguồn gốc-xuất xứ
- Cơ cấu DMT theo biệt dược gốc-thuốc generic - Cơ cấu DMT theo đường dùng
- Cơ cấu thuốc trúng thầu, sử dụng
- Cơ cấu DMT theo phân tích ABC
- Cơ cấu DMT theo phân tích VEN
- Ma trận ABC-VEN
Mô tả cơ cấu DMT sử dụng theo một số chỉ tiêu
Phân tích DMT sử dụng theo phương pháp ABC, Ma trận
Thiết kế bộ công cụ thu thập số liệu là biểu mẫu thu thập số liệu (trên phần mềm Microsoft Excel 2010) gồm 02 biểu mẫu:
- Mẫu số 1 (Phụ lục 01): Biểu mẫu thu thập số liệu phân tích danh mục thuốc
2.2.3.2. Quá trình thu thập số liệu
- Lấy báo cáo xuất nhập tồn thuốc từ 01/01/2019 đến 31/12/2019 từ số liệu trích xuất từ phần mềm MISA của phòng Tài chính kế toán. Kết quả cho các thông tin: tên thuốc, nồng độ hàm lượng, số lượng sử dụng, đơn giá….
- Lấy danh mục mã hóa thuốc của bệnh viện trên phần mềm của Bảo hiểm xã hội Việt Nam tại địa chỉ http://gdbhyt.baohiemxahoi.gov.vn/. Kết quả cho các thông tin: số thứ tự thông tư 30, đường dùng, số lượng trúng thầu, số quyết định trúng thầu, ngày thầu, số đăng ký….
- Lấy các thông tin từ các danh mục thu thập được ở trên để điền vào biểu mẫu thu thập số liệu.
2.2.4. Mẫu nghiên cứu
Cỡ mẫu: 408
Cách chọn mẫu: Chọn toàn bộ danh mục thuốc sử dụng năm 2019 Tiêu chuẩn lựa chọn: Thuốc sử dụng từ 01/01/2019 đến 31/12/2019
2.2.5. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu
2.2.5.1. Phương pháp xử lý số liệu
Xử lý trước khi nhập liệu: Làm sạch số liệu:
- Loại bỏ các vị thuốc YHCT theo tiêu chuẩn loại trừ
- Loại bỏ các số liệu ngoại lai (số liệu của vật tư y tế tiêu hao, số liệu xuất khác không phải xuất sử dụng….)
- Trường hợp 1 thuốc nhưng có nhiều đơn giá khác nhau, trong danh
mục là nhiều khoản mục: Tính tổng số lượng và giá trị sử dụng để gộp thành một khoản mục, tính lại đơn giá (Đơn giá = Tổng giá trị sử dụng : Tổng số lượng), được gọi là đơn giá bình quân.
- Tổng hợp toàn bộ những số liệu về “Phân tích danh mục thuốc” trên cùng 1 file Excel tại phụ lục 01.
Xử lý sau khi nhập liệu:
- Thêm cột Thành tiền = Số lượng x Đơn giá
- Điền vào các trường còn trống các giá trị biến số theo cách mã hóa quy
định tại Bảng 2.4. Các biến số nghiên cứu.
2.2.5.2. Phương pháp phân tích số liệu
Phần mềm phân tích số liệu: Microsoft Excel 2013
Các bước phân tích số liệu:
Mục tiêu 1: Cơ cấu DMT sử dụng tại bệnh viện
- Sử dụng lệnh lọc để lọc các giá trị của từng biến số - Tính tổng số khoản mục, giá trị sử dụng của từng biến số
- Tỷ lệ % khoản mục và tỷ lệ % giá trị sử dụng của từng biến số được tính theo công thức sau:
Tỷ lệ % SKM = SKM từng biến số / Tổng SKM x 100% Tỷ lệ % GTSD = GTSD từng biến số / Tổng GTSD x 100%
Về cơ cấu thuốc nhập khẩu sử dụng theo nước sản xuất:
- Lọc riêng từng nước sản xuất trong cột Nước sản xuất thuộc Phụ lục 01 (Mẫu số 1), tính tổng số khoản mục, giá trị sử dụng của từng nước sản xuất - Tỷ lệ % khoản mục và tỷ lệ % giá trị sử dụng của từng nhóm nước sản xuất được tính theo công thức sau:
Tỷ lệ % SKM = SKM từng Nước sản xuất / Tổng SKM x 100% Tỷ lệ % GTSD = GTSD từng Nước sản xuất / Tổng GTSD x 100%
Mục tiêu 2: Phân tích DMT sử dụng tại bệnh viện theo phương pháp ABC, ma trận ABC-VEN
- Phân tích ABC:
Các bước phân tích ABC:
1. Liệt kê các sản phẩm thuốc.
Đơn giá của sản phẩm (sử dụng giá cho các thời điểm nhất định nếu sản phẩm có giá thay đổi theo thời gian);
Số lượng tiêu thụ của các sản phẩm thuốc tại bệnh viện.
3. Tính số tiền cho mỗi sản phẩm bằng cách nhân đơn giá với số lượng
sản phẩm. Tổng số tiền sẽ bằng tổng của lượng tiền cho mỗi sản phẩm thuốc.
4. Tính giá trị phần trăm của mỗi sản phẩm bằng cách lấy số tiền của mỗi
sản phẩm thuốc chia cho tổng số tiền.
5. Sắp xếp lại các sản phẩm theo thứ tự phần trăm giá trị giảm dần.
6. Tính giá trị phần trăm tích lũy của tổng giá trị cho mỗi sản phẩm; bắt
đầu với sản phẩm số 1, sau đó cộng với sản phẩm tiếp theo trong danh sách.
7. Phân hạng sản phẩm như sau:
Hạng A: Gồm những sản phẩm chiếm 75 - 80% tổng giá trị tiền;
Hạng B: Gồm những sản phẩm chiếm 15 - 20% tổng giá trị tiền;
Hạng C: Gồm những sản phẩm chiếm 5 - 10% tổng giá trị tiền.
Thông thường, sản phẩm hạng A chiếm 10 – 20% tổng số sản phẩm, hạng B chiếm 10 – 20% và còn lại là hạng C chiếm 60 -80%. Kết quả thu được có thể trình bày dưới dạng đồ thị bằng cách đánh dấu phần trăm của tổng giá trị tích lũy vào cột dọc hay trục tung của đồ thị và số sản phẩm (tương đương giá trị tích lũy này) trên cột ngang hay trục hoành của đồ thị.
- Phân tích VEN:
Việc phân tích VEN theo hướng dẫn trong thông tư 21/2013/TT-BYT có thể gây mất thời gian và khó đạt được sự đồng thuận. Được sự đồng ý của Ban lãnh đạo Trung tâm Y tế, quá trình phân tích VEN DMT sử dụng tại Trung tâm Y tế huyện Điện Biên được tiến hành như sau:
Cá nhân phân tích VEN sau đó xin ý kiến các Dược sĩ khoa Dược: Lãnh đạo khoa Dược, các Dược sĩ trình độ đại học. Thuốc được phân loại vào các
nhóm V, E, N được các thành viên thống nhất ý kiến. Phân loại VEN theo các tiêu chuẩn như sau:
Các thuốc sống còn (Vital -V): các thuốc dùng để cứu sống người bệnh
hoặc các thuốc thiết yếu cho các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cơ bản.
Các thuốc thiết yếu (Essential-E): gồm các thuốc dùng để điều trị cho những bệnh nhân nặng nhưng không nhất thiết phải có cho các
dịch vụ chăm sóc sức khỏe cơ bản.
Các thuốc không thiết yếu (Non Essential-N): gồm các thuốc dùng
để điều trị những bệnh nhẹ, có thể có hoặc không có trong DMT thiết yếu và không cần thiết phải lưu trữ trong kho.
Tại Trung tâm Y tế huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên năm 2019, thuốc V
là những thuốc được sử dụng trong trường hợp cấp cứu, thuốc E là các thuốc điều trị thông thường, thuốc N là các thuốc sử dụng để điều trị bệnh nhẹ và các thuốc hỗ trợ điều trị.
- Phân tích ma trận ABC/VEN: Kết hợp 2 cột phân hạng ABC và phân loại VEN được các nhóm nhỏ AV, AE, AN, BV, BE, BN, CV, CE, CN. Tiến hành tính tổng số và tỷ lệ % theo số khoản mục và giá trị sử dụng thuốc trong mỗi nhóm nhỏ.
- Tỷ lệ % khoản mục và tỷ lệ % giá trị sử dụng của từng nhóm thuốc (A, B, C, V, E, N, AV, AE, AN, BV, BE, BN, CV, CE, CN) được tính theo công thức sau:
Tỷ lệ % SKM = SKM từng nhóm / Tổng SKM x 100% Tỷ lệ % GTSD = GTSD từng nhóm / Tổng GTSD x 100%
- Phân tích cơ cấu các thuốc hạng A theo nhóm TDDL: Sử dụng lệnh Lọc trong Excel để lọc các thuốc hạng A, tính % SKM và % GTSD các thuốc hạng A theo TDDL.
- Thuốc trùng nhau cả về hoạt chất, hàm lượng, đường dùng cùng có mặt trong nhóm A:
Bước 1: Lọc trong nhóm A, tìm các thuốc có cùng cả về hoạt chất, hàm lượng, đường dùng, tìm thuốc có mức giá rẻ nhất trong số các thuốc trong nhóm A trùng cả về hoạt chất, hàm lượng, đường dùng.
Bước 2: Tính toán chênh lệch chi phí tiết kiệm được khi lựa chọn thuốc có mức giá rẻ nhất trong nhóm:
- Tính tổng GTSD các thuốc có sự trùng nhau cả về hoạt chất, hàm lượng, đường dùng.
- Tính GTDK khi lựa chọn thuốc có mức giá rẻ nhất:
GTDK = Tổng số lượng tất cả các thuốc trùng nhau x Đơn giá rẻ nhất - Giá trị chênh lệch: GTCL = GTSD - GTDK
Phân tích các thuốc nhóm AN: Lọc các thuốc tại cột Ma trận ABC/VEN để ra được các thuốc nhóm AN. Tính % SKM và % GTSD từng
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Cơ cấu danh mục thuốc sử dụng tại Trung tâm Y tế huyện Điện Biên năm 2019 năm 2019
3.1.1. Cơ cấu danh mục thuốc sử dụng theo thuốc hóa dược/ thuốc cổ truyền, thuốc dược liệu truyền, thuốc dược liệu
Kết quả phân tích cơ cấu DMT theo thuốc hóa dược/ thuốc cổ truyền, thuốc dược liệu được trình bày tại bảng dưới:
Bảng 3.1: Cơ cấu danh mục thuốc sử dụng theo thuốc hóa dược/ thuốc cổ truyền, thuốc dược liệu
TT Loại thuốc Khoản mục Giá trị sử dụng Số KM Tỷ lệ (%) Giá trị (triệu VNĐ) Tỷ lệ (%)
1 Thuốc hoá dược 337 82,60 12.604,17 71,63
2 Thuốc cổ truyền, thuốc
dược liệu 71 17,40 4.993,21 28,37
Tổng 408 100,00 17.597,37 100,00
Nhận xét: Trung tâm Y tế huyện Điện Biênnăm 2019 sử dụng chủ yếu thuốc hóa dược với số khoản mục chiếm tới 82,6% và 71,63% giá trị sử dụng. Thuốc cổ truyền, thuốc dược liệuđược sử dụng trong DMT chỉ có 71 khoản mục chiếm 17,4% với giá trị sử dụng chỉ chiếm 28.37% tổng giá trị sử dụng.
3.1.2. Cơ cấu danh mục thuốc sử dụng theo thành phần
Tiến hành phân tích cơ cấu thuốc hóa dược sử dụng theo thành phần thu được kết quả như bảng dưới:
Bảng 3.2: Cơ cấu danh mục thuốc hóa dược sử dụng tại Trung tâm Y tế năm 2019 theo thành phần TT Chỉ tiêu Khoản mục Giá trị sử dụng Số KM Tỷ lệ (%) Giá trị (triệu VNĐ) Tỷ lệ (%) 1 Thuốc đơn thành phần 270 80,12 9.257,22 73,45 2 Thuốc đa thành phần 67 19.88 3.346,95 26,55 Tổng 337 100,00 12.604,17 100,00
Nhận xét: Thuốc đơn thành phần trong DMT Trung tâm Y tế chiếm tỷ lệ về khoản mục và giá trị sử dụng cao hơn nhiều so với thuốc đa thành phần (80,12% số khoản mục tương ứng 73,45% giá trị sử dụng).
3.1.3. Cơ cấu danh mục thuốc sử dụng theo nhóm tác dụng dược lý
Kết quả phân tích cơ cấu thuốc hóa dược theo nhóm tác dụng dược lý được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 3.3: Cơ cấu danh mục thuốc hóa dược sử dụng tại Trung tâm Y tế huyện Điện Biên năm 2019 theo nhóm tác dụng dược lý
TT Nhóm TDDL theo TT30 Khoản mục Giá trị sử dụng Số KM Tỷ lệ (%) Giá trị (triệuVNĐ) Tỷ lệ (%) 1
Thuốc điều trị ký sinh trùng, chống
nhiễm khuẩn 93 22,79 7.175,81 56,93
1.1. Thuốc kháng sinh 84 20,59 7.152,64 56,75
1.2. Nhóm khác 9 2,21 23,17 0,18
2
Thuốc giảm đau, hạ sốt; chống viêm không steroid; thuốc điều trị gút và các bệnh xương khớp
45 11,03 1.084,23 8,60
3 Thuốc đường tiêu hóa 35 8,58 635,08 5,04
4 Thuốc tim mạch 29 7,11 1.502,68 11,92
5 Hormon và các thuốc tác động vào hệ
thống nội tiết 23 5,64 1.057,43 8,39
6
Dung dịch điều chỉnh nước, điện giải, cân bằng acid base và dung dịch tiêm truyền khác
18 4,41 220,55 1,75
7 Khoáng chất và vitamin 17 4,17 352,4 2,8
8 Thuốc tác dụng trên đường hô hấp 17 4,17 142,65 1,13
9 Thuốc chống rối loạn tâm thần và thuốc
tác động lên hệ thần kinh 13 3,19 202,53 1,61
10 Thuốc gây tê, gây mê, thuốc giãn cơ,
giải giãn cơ 13 3,19 42,53 0,34
11 Thuốc chống dị ứng và dùng trong các
12 Thuốc tác dụng đối với máu 6 1,47 101,57 0,81
13 Thuốc điều trị bệnh da liễu 4 0,98 2,43 0,02
14 Thuốc điều trị bệnh mắt, tai mũi họng 4 0,98 8,33 0,07
15 Thuốc lợi tiểu 3 0,74 0,10 0,001
16 Thuốc giải độc và các thuốc dùng trong
trường hợp ngộ độc 2 0,49 2,08 0,02
17 Thuốc tẩy trùng và sát khuẩn 2 0,49 21,24 0,17
18 Thuốc chống co giật, chống động kinh 1 0,25 0,13 0,001
19 Thuốc điều trị đau nửa đầu 1 0,25 2,7 0,02
20 Thuốc có tác dụng thúc đẻ, cầm máu sau
đẻ và chống đẻ non 1 0,25 3,9 0,03
Tổng 337 100,00 12.604,17 100,00
Nhận xét: DMT hóa dược Trung tâm Y tế huyện Điện Biên gồm 337 khoản mục với GTSD là 12.604,17 triệu đồng chia thành 20 nhóm tác dụng dược lý theo thông tư 30/2018/TT-BYT, trong đó [15]:
Nhóm thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn đứng đầu trong
DMT về số khoản mục và GTSD, chiếm 22,79% số KM nhưng chiếm tới hơn 1/2 GTSD (56,93%) trong tổng GTSD thuốc hóa dược, trong đó chủ yếu là thuốc kháng sinh chiếm 21,32% số KM và chiếm 56,80% về GTSD thuốc hóa dược. Cần xem xét sâu hơn về việc sử dụng nhóm thuốc này.
Nhóm thuốc tim mạch đứng thứ 2 với GTSD chiếm 11,92%. Tiếp theo
là nhóm thuốc giảm đau, hạ sốt; chống viêm không steroid; thuốc điều trị gút và các bệnh xương khớp và nhóm hormon và các thuốc tác động vào hệ thống nội tiết chiếm GTSD tương đương nhau (8,60% và 8,39%).
Các nhóm thuốc đường tiêu hóa; dung dịch điều chỉnh nước, điện giải,
cân bằng acid base và dung dịch tiêm truyền khác; khoáng chất và vitamin có GTSD chiếm khoảng từ 2-5%. Các nhóm thuốc khác chiếm tỷ lệ thấp.
Phân tích nhóm thuốc chiếm tỷ trọng GTSD lớn nhất là nhóm kháng sinh thu được kết quả ở bảng dưới đây:
Bảng 3.4: Cơ cấu thuốc kháng sinh theo phân nhóm
STT Phân nhóm Số hoạt chất Khoản mục Giá trị sử dụng Số KM Tỷ lệ (%) Giá trị (triệu VNĐ) Tỷ lệ (%) 1 Betalactam 19 53 63,10 6.933,73 96,94 Penicilin 8 29 54,72 3.543,03 51,10 Cephalosporin thế hệ 1 4 11 20,75 1.433,25 20,67 Cephalosporin thế hệ 2 2 3 5,66 1.723,52 24,86 Cephalosporin thế hệ 3 5 10 18,87 233,93 3,37 2 Nitroimidazol 1 7 8,33 115,59 1,62 3 Macrolid 3 9 10,71 45,63 0,64 4 Quinolon 1 5 5,95 26,15 0,37 5 Sulfamid 2 3 3,57 20,05 0,28 6 Aminoglycosid 2 5 5,95 11,23 0,16 7 Tetracyclin 2 2 2,38 0,25 0,004 Tổng 30 84 100,00 7.152,64 100,00
Nhận xét: Trong 84 khoản mục thuốc kháng sinh được sử dụng, có tới hơn ½ số khoản mục là các kháng sinh nhóm Betalactam với GTSD chiếm tới 96,94% GTSD của các thuốc kháng sinh. Trong nhóm Betalactam, nhóm Penicilin có số hoạt chất và giá trị sử dụng cao nhất (tổng GTSD hơn 3 tỷ), thứ hai là nhóm Cephalosporin thế hệ 2 với 2 hoạt chất, 3 khoản mục và chiếm 24,86% GTSD; tiếp theo là nhóm Cephalosporin thế hệ 1 với 4 hoạt chất, 11 khoản mục và chiếm 20,67% GTSD của các thuốc kháng sinh. Nhóm Cephalosporin thế hệ 3 chiếm tỷ lệ nhỏ nhất về GTSD (3,37%) với 5 hoạt chất và 10 khoản mục.