Trung tâm Y tế huyện Điện Biên năm 2019 sử dụng 20 nhóm tác dụng dược lý theo phân loại của thông tư 30/2018/TT-BYT ngày 30/10/2018 Ban hành danh mục và tỷ lệ, điều kiện thanh toán đối với thuốc hóa dược, sinh
tham gia bảo hiểm y tế [15]. Kết quả phân tích DMT của các bệnh viện đa khoa tuyến huyện cùng hạng đều có trên 20 nhóm tác dụng dược lý: Bệnh viện đa khoa khu vực Bắc Quang, tỉnh Hà Giang năm 2016 với 23 nhóm TDDL [21], Bệnh viện đa khoa huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La năm 2016 sử dụng 20 nhóm tác dụng dược lý [22], Bệnh viện đa khoa huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La năm 2018 có 22 nhóm TDDL [18]. Tại Trung tâm Y tế huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên năm 2019 với danh mục thuốc có 20 nhóm tác dụng dược lý, phù hợp quy mô, phân tuyến kỹ thuật của Trung tâm Y tế tuyến huyện có thể đảm bảo đủ các nhóm thuốc phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh của người dân trên địa bàn huyện và các huyện lân cận.
Trong 20 nhóm TDDL được sử dụng năm 2019 tại Trung tâm Y tế, 05 nhóm TDDL chiếm giá trị sử dụng nhiều nhất là: Nhóm thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn (56,93%), nhóm thuốc tim mạch (11,92%), nhóm thuốc giảm đau, hạ sốt; chống viêm không steroid; thuốc điều trị gút và các bệnh xương khớp (8,60%), nhóm hormon và các thuốc tác động vào hệ thống nội tiết (8,39%), nhóm thuốc đường tiêu hóa (5,04%) và nhóm khoáng chất và vitamin (2,8%). Điều này phù hợp với mô hình bệnh tật của Trung tâm Y tế, trong đó 05 chương bệnh đứng đầu là bệnh của hệ hô hấp, bệnh của hệ tuần hoàn, bệnh của hệ tiêu hóa, bệnh của hệ thống cơ, xương và mô liên kết, bệnh nội tiết, dinh dưỡng và chuyển hóa. Các nghiên cứu tại các bệnh viện đa khoa tuyến huyện, tuyến tỉnh cũng cho ra kết quả tương tự về các nhóm thuốc được sử dụng nhiều nhất, trong đó có nhóm thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, nhóm thuốc tim mạch, nhóm hormon và các thuốc tác động vào hệ thống nội tiết. Từ kết quả phân tích cơ cấu DMT theo nhóm TDDL trên, có thể thấy gánh nặng từ các bệnh không lây nhiễm như đái tháo đường, tim mạch, hen phế quản, COPD… ngày càng gia tăng. Theo Bộ Y tế, Việt Nam vẫn đang phải đối mặt với gánh nặng bệnh tật kép, trong khi tỷ lệ mắc và tử vong do các bệnh truyền nhiễm đã giảm, các bệnh không lây nhiễm chủ yếu
gồm bệnh tim mạch, ung thư, đái tháo đường và COPD đang gia tăng nhanh, chiếm tới 73% tổng số tử vong, 66% tổng gánh nặng bệnh tật [9]. Việc sử dụng các thuốc điều trị các nhóm bệnh kể trên với tỷ lệ GTSD cao trong DMT là hoàn toàn hợp lý.
Nhóm thuốc có số khoản mục và giá trị sử dụng nhiều nhất trong danh mục thuốc tân dược được sử dụng năm 2019 của Trung tâm Y tế huyện Điện Biên là nhóm thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, với giá trị sử dụng chiếm hơn 1/2 tổng GTSD của DMT hóa dược (56,93%) và tập trung hầu hết vào các thuốc kháng sinh (21,32% số KM và chiếm 56,8% về GTSD). Trong khi đó, chương bệnh nhiễm khuẩn và kí sinh vật tại Trung tâm Y tế huyện Điện Biên chỉ đứng thứ 11 về tỷ lệ mắc. Điều này cho thấy không chỉ có chương bệnh nhiễm khuẩn và kí sinh vật mới cần sử dụng đến kháng sinh mà các chương bệnh khác ngoài bệnh chính, còn có thể có mắc kèm bệnh nhiễm khuẩn không được thống kê vào trong mô hình bệnh tật như: Dự phòng nhiễm khuẩn trong và sau phẫu thuật, nhiễm khuẩn bệnh viện, bệnh của đường hô hấp kèm bội nhiễm (đợt cấp COPD kèm bội nhiễm, hen phế quản bội nhiễm….. ). Kết quả nghiên cứu cũng tương đồng với các bệnh viện cùng tuyến, nhóm điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn đều chiếm tỷ lệ GTSD cao nhất, như bệnh viện đa khoa khu vực Bắc Quang, tỉnh Hà Giang năm 2016 là 45,91% GTSD [21]; Bệnh viện đa khoa huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La năm 2016 là 42,6% GTSD [22]; Bệnh viện đa khoa huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La năm 2018 là 51,85% GTSD [18].
Kết quả phân tích cơ cấu thuốc kháng sinh trong DMT theo phân nhóm, nhóm kháng sinh betalactam được sử dụng nhiều nhất (63,10% số KM và 96,94% GTSD của các thuốc kháng sinh), trong đó các Penicilin chiếm tỷ trọng cao nhất, tiếp đến là nhóm Cephalosporin thế hệ 2, Cephalosporin thế hệ 1, Cephalosporin thế hệ 3 và Nitroimidazol. Nghiên cứu DMT sử dụng
quả nhóm kháng sinh sử dụng nhiều nhất là nhóm betalactam với số KM chiếm 52,31% và chiếm 90,28% GTSD [18].
Trong khi các bệnh lây nhiễm có xu hướng giảm, song nhu cầu sử dụng kháng sinh trong các bệnh viện vẫn rất cao. Việc sử dụng thuốc kháng sinh với tỷ lệ lớn về số khoản mục và giá trị sử dụng trong DMT có thể do mức độ phức tạp của các bệnh lây nhiễm, do tình hình kháng thuốc kháng sinh ngày một gia tăng. Theo Cục Quản lý khám, chữa bệnh, hầu hết các cơ sở khám, chữa bệnh đang phải đối mặt với tốc độ lan rộng các vi khuẩn kháng với nhiều loại kháng sinh; mức độ và tốc độ kháng thuốc ngày càng tăng, đang ở mức báo động. Một trong những nguyên nhân gây nên thực trạng kháng thuốc kháng sinh là do các bác sĩ điều trị kê đơn thuốc lạm dụng kháng sinh, chỉ định kháng sinh không phù hợp hoặc lạm dụng kháng sinh đắt tiền, thế hệ mới [17]. Do vậy, việc cần thiết là phải có chính sách quản lý kháng sinh trong bệnh viện theo hướng dẫn của Bộ Y tế trong Quyết định số 772/QĐ- BYT ngày 4/3/2016 về việc ban hành tài liệu “Hướng dẫn thực hiện quản lý sử dụng kháng sinh trong bệnh viện” [12]. Trung tâm Y tế cần tăng cường công tác dược lâm sàng [4], tư vấn cho bác sĩ về sử dụng kháng sinh hợp lý, an toàn nhằm một mặt phòng tránh kháng thuốc, mặt khác giúp giảm chi phí trong điều trị các bệnh truyền nhiễm và để giành một phần kinh phí mua thuốc điều trị các bệnh không lây nhiễm.
4.1.4. Về cơ cấu danh mục thuốc sử dụng theo nguồn gốc - xuất xứ
Theo chỉ tiêu đề ra của Bộ Y tế, tỷ lệ thuốc sản xuất trong nước trong danh mục thuốc của các bệnh viện nên chiếm khoảng trên 70% [6]. Bởi vì việc sử dụng thuốc sản xuất trong nước sẽ làm giảm chi phí cho bệnh nhân đồng thời cũng góp phần khuyến khích sản xuất trong nước phát triển.
Tại Trung tâm Y tế huyện Điện Biên thuốc sản xuất trong nước có 318 khoản mục chiếm 77,94%, với GTSD chiếm 81,02%, thuốc nhập khẩu với 90 khoản mục chiếm 22,06%, GTSD chiếm 18,98%). Tỷ lệ thuốc sản xuất trong
nước trong DMT tại Trung tâm Y tế cao hơn khi so sánh với các bệnh viện tuyến huyện. Tỷ lệ thuốc sản xuất trong nước được sử dụng tại các bệnh viện tuyến huyện như BVĐKKV Bắc Quang, tỉnh Hà Giang năm 2016 là 55,17% GTSD [21], BVĐK huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La năm 2016 là 52,9% GTSD [22], TTYT huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình năm 2018 là 71,44% GTSD [1]. Việc sử dụng nhiều thuốc sản xuất trong nước về cả SKM (77,92%) và GTSD (81,02%) trong danh mục sử dụng tại Trung tâm Y tế huyện Điện Biên đã tuân thủ theo chỉ tiêu đề ra của Bộ Y tế.
Việc sử dụng thuốc sản xuất trong nước chiếm tỷ lệ cao thể hiện việc thực hiện tốt chính sách quốc gia về thuốc. Điều này cho thấy rằng khi xây dựng danh mục thuốc Hội đồng thuốc và điều trị đã trú trọng ưu tiên các thuốc có nguồn gốc sản xuất trong nước nhằm tiết kiệm chi phí dành cho thuốc, giảm thiểu giá thành điều trị, giảm gánh nặng cho bệnh nhân, cho xã hội.
Thông tư 21/2013/TT-BYT của Bộ Y tế đã quy định nguyên tắc xây dựng DMT dùng trong bệnh viện, trong đó có ưu tiên sản xuất thuốc trong nước [7]. Bên cạnh đó, đề án “Người Việt Nam ưu tiên dùng thuốc Việt Nam” đã đặt ra mục tiêu đến năm 2020, tỷ lệ sử dụng thuốc sản xuất tại Việt Nam trong tổng số tiền mua thuốc tại các bệnh viện tuyến tỉnh/thành phố đạt 50% (tăng 2% - 4%/năm) [6].