Thực trạng cơ chế thông tin giữa nhà trường và học sinh

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ cơ chế thông tin trong tam giác quản lý giữa nhà trường cha mẹ học sinh học sinh ở trường tiểu học quận long biên (Trang 40 - 41)

Học sinh có quyển sổ ghi chung, đây là cuốn sổ mà học sinh có thể viết bài tập được giao mỗi ngày, cảm nhận và suy nghĩ về ngày hôm đó (vui hay không vui, các em thích học môn gì, thích tiết học nào, chơi với bạn bè ra sao, có gì đặc biệt về ngày học hôm đó ở trường hay không?)

Đôi khi, học sinh sẽ viết những tâm tư qua những lá thư nhỏ để gửi cho giáo viên chủ nhiệm, cho nhà trường hoặc cha mẹ học sinh.

Mỗi ngày, cuốn sổ đó sẽ được cha mẹ học sinh ký và hôm sau, giáo viên sẽ xem lại cuốn sổ, đó cũng là một kênh thông tin rất hữu hiệu trong việc phối hợp quản lý học sinh giữa nhà trường, giáo viên chủ nhiệm, cha mẹ học sinh và học sinh.

Ngoài ra, học sinh có thể được phát những tờ phiếu ghi tên những quyển sách, quyển truyện hay đã đọc trong tuần, cha mẹ học sinh cũng ký nhận vào các tờ phiếu đó và hàng tuần, giáo viên sẽ tổng kết và phát hoa khen thưởng cho học sinh.

Để tạo sự gần gũi cho học sinh, ngay từ đầu mỗi năm học khi tiếp nhận học sinh mới, nhiều giáo viên đã chia sẻ một chút về bản thân như một vài lời về tiểu sử, sở thích và mối quan tâm, hoặc tại sao họ yêu thích công việc giảng dạy. Sự cởi mở này giúp học sinh cảm thấy bạn gần gũi hơn, chúng có

thể kết nốivà nói chuyện với bạn như bạn đã làm với chúng. Một giáo viên có vẻ dễ gần hơn khi họ chia sẻ các thông tin về chính mình, ngược lại với những người không hề chia sẻ một chút thông tin gì về họ.

Khi dạy một lớp mới, thu thập bất cứ thông tin nào có thể về học sinh của lớp đó, như tên, sở thích, hành vi trong lớp học (từ giáo viên trước của chúng) và bất kỳ thông tin nào khác mà bạn có thể tìm được. Điều này sẽ rất hữu ích khi các thầy cô chủ nhiệm giao tiếp với học sinh, cũng như học sinh sẽ cảm thấy mình quan trọng khi giáo viên biết một vài điều về học sinh.

Trong vài phút đầu trước khi bắt đầu một giờ học, giáo viên có thể khởi đầu không khí bằng một cuộc trò chuyện thân mật với học sinh về buổi tối hôm trước, bộ phim, chương trình truyền hình ưa thích, trò chơi, âm nhạc, thể thao và bất cứ thứ gì khác chúng muốn chia sẻ.

Các giáo viên luôn cố gắng tạo không khí thoải mái để học sinh có thể dễ dàng đóng góp cho bài học. Hỏi học sinh chia sẻ bất kỳ trải nghiệm nào chúng có liên quan tới nội dung bài học là một cách hay để chúng cảm thấy thư giãn và trò chuyện với các thầy cô nhiều hơn.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ cơ chế thông tin trong tam giác quản lý giữa nhà trường cha mẹ học sinh học sinh ở trường tiểu học quận long biên (Trang 40 - 41)