Thực hiện việc kiểm tra đánh giá thường xuyên và định kỳ về

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ cơ chế thông tin trong tam giác quản lý giữa nhà trường cha mẹ học sinh học sinh ở trường tiểu học quận long biên (Trang 63 - 65)

vic giáo dc hc sinh

- Mục tiêu của biện pháp

Tăng cường kiểm tra, đánh giá thường xuyên và định kỳ công tác quản lý cơ chế thông tin giữa nhà trường, cha mẹ học sinh, học sinh để thực hiện tốt mục tiêu, kế hoạch đã đề ra của hoạt động phối hợp giữa gia đình và nhà trường.

Nâng cao hiệu quả công tác quản lý thông tin, đánh giá thường xuyên, công tác kiểm tra, đánh giá sẽ giúp cho hoạt động phối hợp giữa gia đình và

hướng, đúng kế hoạch.

- Nội dung của biện pháp

Xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá thường xuyên và định kỳ bao gồm: Nội dung, phương pháp, cách thức, thời điểm và nhân sự thực hiện kiểm tra, đánh giá hoạt động quản lý thông tin giữa gia đình và nhà trường trên cơ sở phát huy những kết quả đạt được cũng như khắc phục những hạn chế, yếu kém của công tác này, đồng thời tổ chức thực hiện nghiêm túc theo đúng kế hoạch đã đề ra.

Trên cơ sở tổng kết hoạt động và xây dựng kế hoạch quản lý, nhà trường sẽ đồng thời xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá thường xuyên công tác quản lý thông tin, phối hợp giữa gia đình và nhà trường đảm bảo phù hợp về nội dung, hình thức, phương pháp thực hiện khoa học, cách thức triển khai hợp lý.

- Cách thức tổ chức thực hiện

Ban giám hiệu thống nhất quan điểm chỉ đạo kiểm tra, đánh giá về công tác trao đổi giữa gia đình và nhà trường trong việc chăm sóc - giáo dục học sinh, từ đó phân công trách nhiệm, công việc cụ thể để quản lý, triển khai công tác này.

Xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá sự phối hợp và kịp thời thông báo, phổ biến tới giáo viên, cha mẹ trẻ về các nội dung, hình thức, tiêu chí đánh giá hoạt động phối hợp.

Phân công và triển khai thực hiện kế hoạch giám sát, kiểm tra, đánh giá theo các hình thức: định kỳ, đột xuất... để đánh giá khách quan, chính xác đối với công tác phối hợp giữa gia đình và nhà trường trong việc chăm sóc - giáo dục học sinh. Thực hiện thu thập, tổng hợp thông tin, phân tích kết quả kiểm tra, đánh giá, qua đó có những đánh giá sơ bộ hiệu quả của hoạt động này trong từng thời điểm và sau mỗi giai đoạn.

đổi thông tin cho giáo viên và cha mẹ trẻ để kịp thời có những điều chỉnh, rút kinh nghiệm cho cả hoạt động quản lý thông tinđạt hiệu quả cao nhất.

3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp quản lý cơ chế thông giữa nhà trường - cha mẹ học sinh - học sinh

Sự phối hợp giữa nhà trường, cha mẹ học sinh, học sinh thường xuyên, chặt chẽ sẽ giúp mang lại hiệu quả cao cho công tác chăm sóc giáo dục học sinh.

Trong chương này, đề xuất 5 biện pháp chủ yếu hướng tới mục tiêu nâng cao chất lượng thông tin trong hoạt động quản lý thông tin giữa nhà trường, cha mẹ học sinh và học sinh.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ cơ chế thông tin trong tam giác quản lý giữa nhà trường cha mẹ học sinh học sinh ở trường tiểu học quận long biên (Trang 63 - 65)