Thực trạng kiểm tra đánh giá hoạt động của các kênh thông tin

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ cơ chế thông tin trong tam giác quản lý giữa nhà trường cha mẹ học sinh học sinh ở trường tiểu học quận long biên (Trang 45)

Việc thực hiện các kênh thông tin giữa nhà trường, gia đình và học sinh tại quận Long Biên đã đạt được một số thành quả nhất định, bên cạnh đó, vẫn còn những điểm chưa hoàn thiện cần được khắc phục trong thời gian tới.

Xác định được giáo dục nhân cách, giáo dục trí tuệ cho học sinh là cả quá trình khó khăn, phức tạp và lâu dài, chính vì thế, việc phối hợp thông tin trong tam giác quản lý giữa nhà trường - cha mẹ học sinh - học sinh ở các trường tiểu học quận Long Biên đã thực hiện nghiêm túc, thống nhất, liên tục. Nhà trường và cha mẹ học sinh ý thức được việc học sinh sống và học tập không chỉ ở trường mà còn cả ở nhà, ở ngoài xã hội. Do vậy, việc thường xuyên trao đổi thông tin giữa các thầy cô chủ nhiệm, với lực lượng giáo dục và cha mẹ học sinh tại quận Long Biên những năm qua luôn thống nhất được quan điểm, nội dung, biện pháp và hình thức giáo dục học sinh để cả ba bên cùng cố gắng thực hiện một cách tốt nhất.

Thông qua tin nhắn điện tử, nhà trường thông báo kịp thời những thông tin quan trọng tới cha mẹ học sinh để phối kết hợp trong việc dạy dỗ học sinh.

Sổ liên lạc điện tử (eNetViet) cập nhật kết quả(Nhận xét, đánh giá của giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn) về học tập, năng lực, phẩm chất của học sinhthường xuyên cũng như định kì.

Gần gũi, trao đổi trò chuyện với học sinh để nắm bắt được tâm tư nguyện vọng của học sinh khi ở lớp cũng như ở nhà.

đợt dịch Covid-19) nhận xét đánh giá, trao đổi tình hình học tập, sức khỏe, các biện pháp phòng dịch của nhà trường, cha mẹ học sinh, của học sinh.

Thực hiện dạy học trực tuyến qua phần mềm Zoom(trong đợt dịch Covid-19) đã giúp cho học sinh dù nghỉ dịch chứ không nghỉ học. Tạo điều kiện cho việc hoàn thành chương trình học của Bộ Giáo dục và Đào tạo đề ra.

Các trường đã tư vấn cho cha mẹ học sinh kiến thức về tâm lý học, và giáo dục học, cũng như bồi dưỡng phương pháp giáo dục cho cha mẹ học sinh.

Bằng các biên bản trong các cuộc họp giữa phụ huynh học sinh với nhà trường, triển khai kịp thời các chỉ đạo của cấp trên. Ví dụ, trong thời điểm hiện tại, khi dịch Covid 19 đang lan rộng ra toàn cầu, các trường tiểu học tại quận Long Biên thường xuyên kiểm tra thông tin của từng học sinh bằng cách tham gia bình chọn thông tin về số người có liên quan tới các vùng dịch, đi lại từ vùng dịch, đi lại quanh vùng dịch để kịp thời báo cáo phòng giáo dục quận Long Biên kịp thời, nhanh chóng để các nhà lãnh đạo đưa ra những biện pháp ngăn chặn dịch kịp thời.

Nhiều trường tiểu học như trường tiểu học Ái Mộ, trường tiểu học Đô thị Việt Hưng, trường tiểu học Long Biên… và một số trường khác đã có tổ chức những buổi hội thảo hướng dẫn cho cha mẹ học sinh kiến thức nắm bắt tâm sinh lý của học sinh tiểu chọn phương pháp giáo dục học sinh lứa tuổi 6- 11, tuyên dương kịp thời các học sinh ngoan, điển hình để làm tấm gương cho các bạn cùng khối, cùng trường học tập.

Sự phối kết hợp giữa ban phụ huynh của các lớp, các trường với giáo viên chủ nhiệm, với các nhà quản lý của các trường cũng được thực hiện rất tốt.

Hiệu trưởng các trường tiểu học tại quận Long Biên đều xứng đáng là những nhà giáo có tinh thần trách nhiệm trong việc quản lý, dạy dỗ học sinh, là người luôn vạch ra và chỉ đạo trực tiếp mọi hoạt động phối hợp giữa nhà trường, cha mẹ học sinh và học sinh.

chính trong việc cung cấp thông tin cũng như thực hiện việc phối hợp giữa nhà trường – cha mẹ học sinh và học sinh. Ngoài ra, luôn có sự đồng hành, phối kết hợp giữa các đoàn thể, các phòng của trường cùng với giáo viên chủ nhiệm, hiệu trưởng và cha mẹ học sinh trong việc dạy dỗ và giáo dục học sinh.

Hội cha mẹ học sinh của các trường là người đại diện cho cha mẹ học sinh để phổ biến tới từng phụ huynh hiểu rõ trách nhiệm phối hợp giữa nhà trường - cha mẹ học sinh và học sinh trong việc giáo dục học sinh theo Luật Giáo dục đã được ban hành.

Bảng 2.13: Cách thức của nhà trường đối với gia đình và giáo viên chủ nhiệm cùng quan tâm dạy dỗ trẻ tiểu học

Nội dung Thường xuyên Thỉnh thoảng Chưa thực hiện SL % SL % SL %

1. Thăm gia đình học sinh, tìm hiểu hoàn cảnh

sống, lao động, học tập của các em, cùng gia đình kịp thời giải quyết vấn đề khó khăn. Trò chuyện cùng gia đình để hướng dẫn gia đình cách giáo dục các em

7 46,7 5 33,3 3 20

2. Chủ động liên hệ với giáo viên chủ nhiệm để

thường xuyên thăm hỏi tình hình học tập của con em. Nếu có phát hiện vấn đề nào chưa tốt cần chấn chỉnh và dạy dỗ lại để không quá muộn.

15 100% 0 0 0 0

3. Sử dụng sổ liên lạc hoặc các phần mềm hiện

đại để thông tin cho phụ huynh biết về điểm số hoặc những điều cần lưu ý ở mỗi em cho phụ huynh biết ngay.

Nội dung Thường xuyên Thỉnh thoảng Chưa thực hiện SL % SL % SL %

4. Tổ chức các buổi họp phụ huynh học sinh

để thông báo tình hình học tập của các em trực tiếp đến phụ huynh, báo về những mặt mạnh và cả những điểm yếu cần khắc phục và gợi ý những cách để bậc cha mẹ có thể giáo dục con em mình tốt hơn.

15 100% 0 0 0 0

5. Thành lập hội phụ huynh học sinh rất cần

thiết để tạo cầu nối giữa nhà trường và gia

đình, cả hai phía đều có thể đứng ra để nói lên (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

tiếng nói của mình giúp cho công tác giáo dục ngày càng tốt hơn...

15 100% 0 0 0 0

Qua khảo sát cho thấy được tầm quan trọng của sự liên kết giữa nhà trường và gia đình. Gia đình là nơi mỗi mầm non được đâm chồi thì nhà trường là nơi giúp những mầm non ấy phát triển cao lớn. Vì vậy, nhà trường cũng chủ động thắt chặt mối liên hệ với mỗi gia đình để cùng tạo nên những chủ nhân tương lai có ích cho đất nước. Sự chủ động này được thể hiện qua việc các nhà quản lý của các trường đã chủ động liên hệ với giáo viên chủ nhiệm để thường xuyên thăm hỏi tình hình học tập của con em. Nếu có phát hiện vấn đề nào chưa tốt cần chấn chỉnh và dạy dỗ lại để không quá muộn. Nhà trường đã sử dụng sổ liên lạc hoặc các phần mềm hiện đại để thông tin cho phụ huynh biết về điểm số hoặc những điều cần lưu ý ở mỗi em cho phụ huynh biết ngay (được phép của phòng giáo dục quận). Nhà trường cần thường xuyên tổ chức các buổi họp phụ huynh học sinh để thông báo tình hình học tập của các em trực tiếp đến phụ huynh, báo về những mặt mạnh và

cả những điểm yếu cần khắc phục và gợi ý những cách để bậc cha mẹ có thể giáo dục con em mình tốt hơn. Và các trường đều thành lập hội phụ huynh học sinh rất cần thiết để tạo cầu nối giữa nhà trường và gia đình, cả hai phía đều có thể đứng ra để nói lên tiếng nói của mình giúp cho công tác giáo dục ngày càng tốt hơn.

Bảng 2.14: Một số việc của nhà trường đã thực hiện đối với cha mẹ học sinh và học sinh để nâng cao hiệu quả công tác phối hợp với giáo viên chủ

nhiệm và học sinh

Yêu cầu SL %

1.Hàng tháng tổ chức các buổi họp ban phụ huynh 3 20% 2.Hướng dẫn, phân tích, dạy dỗ học sinh những việc tốt

xấu tại các buổi sinh hoạt tập thể chào cờ 15 100%

3.Tuyên dương kịp thời học sinh ngoan để các bạn khác

noi theo 15 100%

4.Yêu cầu gặp cha mẹ phụ huynh nếu có việc bất chắc

cần xử lý 15 100%

5.Tạo các đường link để cha mẹ học sinh tham gia trả lời

trực tuyến một số vấn đề trong học tập và các vấn đề xã hội có liên quan

15 100%

6.Tạo các đường link cho học sinh để học sinh có thể

tham gia các cuộc khảo sát của ban giám hiệu nhà

trường khi tham gia các hoạt động mà nhà trường tổ

chức

15 100%

7.Giảng dạy online trong thời kỳ bệnh Covid 19 diễn ra

phức tạp 15 100%

8.Kiểm tra các hoạt động của học sinh khi tham gia

Nhà trường có nhiều biện pháp để tăng cường sự gắn kết, liên hệ giữa phụ huynh và nhà trường mà cụ thể là với giáo viên chủ nhiệm. Nếu phát hiện các em có bất cứ biểu hiện nào bất thường, cả nhà trường lẫn gia đình đều phải liên hệ lẫn nhau để biết được những khó khăn gì các em đang gặp phải, không vội phán xét, trách mắng hoặc sử dụng các biện pháp mạnh với các em, cùng làm rõ vấn đề và giúp các em có hướng giải quyết thỏa đáng nhất. Như bảng khảo sát này cho thấy, nhà trường, đặc biệt là thầy cô hiệu trưởng, hiệu phó luôn quản lý ở tầng vĩ mô, tuy nhiên, với một số hoạt động, cô cũng rất thân thiện và gần gũi với học sinh và cha mẹ học sinh để luôn cảm thấy nhà trường là ngôi nhà thứ hai của trẻ mỗi khi tới lớp, tới trường.

2.10. Đánh giá chung về thực trạng các thông tin trong quản lý giữa nhà trường - cha mẹ học sinh - học sinh ởtrưởng tiểu học quận Long Biên

Chăm sóc giáo dục trẻ là một trong những nhiệm vụ quan trọng của ngành giáo dục nói chung bậc tiểu học nói riêng.

Nhận thức được tầm quan trọng của việc phối kết hợp giữa gia đình và nhà trường trong công tác chăm sóc giáo dục học sinh, các trường tiểu học tại quận Long Biên đã luôn luôn cố gắng thực hiện tốt công tác phối kết hợp với các bậc phụ huynh trong chăm sóc giáo dục học sinh.

Vậy phải phối hợp như thế nào để trẻ ngày càng phát triển đồng đều theo 5 lĩnh vực: phát triển nhận thức, phát triển tình cảm kỹ năng xã hội, phát triển ngôn ngữ, phát triển thẩm mỹ và phát triển thể chất. Việc hình thành thói quen giao tiếp ứng xử cho trẻ là điều vô cùng quan trọng và đòi hỏi mỗi giáo viên cần phải quan tâm. Để thực hiện tốt công tác phối kết hợp với các bậc cha mẹ trong việc chăm sóc giáo dục dạy dỗ học sinh ngay từ đầu năm học thông qua các buổi họp phụ huynh tôi đã thực hiện công tác tuyên truyền tới các bậc phụ huynh về nội dung chương trình học của từng kỳ, thống nhất một số biện pháp học tập, giáo dục học sinh, hướng dẫn phụ huynh cách rèn thêm con ở nhà.

Ngoài ra việc phối kết hợp với ban phụ huynh của lớp và phối kết hợp cùng với nhà trường trong việc tổ chức ngày lễ, ngày hội và các sự kiện đặc biệt ở trường như tổ chức các ngày hội ngày lễ ở trường: hoạt động trải nghiệm về ngày tết nguyên đán, rằm trung thu, noel …Qua công tác phối kết hợp với phụ huynh tổ chức cho học sinh tiểu học tham gia hoạt động trải nghiệm về ngày tết nguyên đán, rằm trung thu ở nhiều trường đã đạt được kết quả rất tốt. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Như vậy, để thực hiện phối kết hợp với các bậc phụ huynh về công tác giáo dục tiểu học, hầu hết các giáo viên của các trường tiểu học tại quận Long Biên đã thực sự là những giáo viên cần nhiệt tình, yêu nghề, mến trẻ, có tâm huyết với nghề. Các thầy cô luôn tìm tòi, suy nghĩ để có hình thức và nội dung tuyên truyền, phối kết hợp phù hợp với các bậc phụ huynh. Họ luôn tạo mối quan hệ cởi mở giữa phụ huynh và giáo viên và thường xuyên trao đổi với phụ huynh về thực tế của học sinh để kịp thời có biện pháp khắc phục, luôn lắng nghe chia sẻ, tâm tư nguyện vọng, cũng như sự đóng góp ý kiến của các bậc phụ huynh trong công tác dạy dỗ giáo dục học sinh của các bậc phụ huynh.

Bên cạnh đó, vẫn còn một số giáo viên chưa thật sự cởi mở với cha mẹ học sinh, chưa thật sự gần gũi với học sinh để cả ba bên: nhà trường - cha mẹ học sinh - học sinh được hiểu nhau, để đồng hành cùng nhau trong việc dạy dỗ học sinh.

Hiện tại, sổ liên lạc điện tử là hình thức được nhiều trường sử dụng để thông báo tình hình học tập của học sinh tới phụ huynh. Tuy nhiên, phương pháp trao đổi hữu hiệu và nhanh nhất mà giáo viên chủ nhiệm và các phụ huynh thường sử dụng trong thời điểm hiện tại chính là mạng xã hội. Họ lập thành các nhóm trên zalo, facebook để cùng trao đổi thông tin. Với những thông tin chung, giáo viên có thể thông tin trên nhóm, cha mẹ học sinh có

giáo viên có thể nhắn riêng, trao đổi riêng để nắm bắt thông tin của con một cách kịp thời.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2

Từ các kênh thông tin thường được sử dụng trong nhà trường, có nhiều kên thông tin để phục vụ cho hoạt động giáo dục. Với công nghệ thông tin hiện nay thì các phương tiện thông tin hiện đại dần thay thế các kênh thông tin truyền thống. Cha mẹ học sinh, giáo viên sử dụng các phương tiện thông tin liên lạc hiện đại, các ứng dụng của công nghệ như Zalo, Facebook, Zoom, sổ liên lạc điện tử, Cổng thông tin điện tử, email, ... Mỗi phương tiện thông tin đem lại nhiều lợi ích, nhanh chóng, phục vụ cho công tác phối hợp giữa nhà trường, cha mẹ học sinh. Có nhiều kênh thông tin đến với nhà trường cũng như đến với cha mẹ học sinh. Để nhà trường, cha mẹ học sinh cùng hiểu nhau, thống nhất các biện pháp giáo dục học sinh.

Việc thực hiện các kênh thông tin giữa nhà trường, gia đình và học sinh tại quận Long Biên đã đạt được một số thành quả nhất định, bên cạnh đó, vẫn còn những điểm chưa hoàn thiện cần được khắc phục trong thời gian tới.

Xác định được giáo dục nhân cách, giáo dục trí tuệ cho học sinh là cả quá trình khó khăn, phức tạp và lâu dài, chính vì thế, việc phối hợp thông tin trong tam giác quản lý giữa nhà trường - cha mẹ học sinh - học sinh ở các trường tiểu học quận Long Biên đã thực hiện nghiêm túc, thống nhất, liên tục. Nhà trường và cha mẹ học sinh ý thức được việc học sinh sống và học tập không chỉ ở trường mà còn cả ở nhà, ở ngoài xã hội. Do vậy, việc thường xuyên trao đổi thông tin giữa các thầy cô chủ nhiệm, với lực lượng giáo dục và cha mẹ học sinh tại quận Long Biên những năm qua luôn thống nhất được quan điểm, nội dung, biện pháp và hình thức giáo dục học sinh để cả ba bên cùng cố gắng thực hiện một cách tốt nhất.

Nhà trường, cha mẹ học sinh và học sinh luôn ý thức rõ tầm quan trọng của việc cùng phối hợp giữa ba bên trong việc giáo dục học sinh và ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả học tập của con cái.

Cha mẹ học sinh luôn ý thức được giáo viên chủ nhiệm đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc học tập và sự phát triển thể chất, tinh thần của học sinh lứa tuổi tiểu học. Cha mẹ học sinh luôn tin tưởng vào sự giáo dục và dạy dỗ của thầy cô giáo và nhà trường cho con em của họ.

Giáo viên chủ nhiệm ý thức được tầm quan trọng của mình trong việc dạy dỗ học sinh. Họ luôn mong cùng với sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường, các lực lượng giáo dục, và học sinh trong việc giáo dục học sinh học chữ và học làm người.

Nhà trường và các lực lượng giáo dục luôn tạo mọi điều kiện cho học sinh trong mọi hoàn cảnh để học sinh thấy việc tới trường mỗi ngày là mỗi

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ cơ chế thông tin trong tam giác quản lý giữa nhà trường cha mẹ học sinh học sinh ở trường tiểu học quận long biên (Trang 45)