Cơ cấu danh mục thuốc đã sử dụng theo tác dụng dược lý

Một phần của tài liệu Phân tích cơ cấu thuốc đã sử dụng tại trung tâm y tế huyện chiêm hoá tỉnh tuyên quang năm 2019 (Trang 38 - 43)

30

2019 được chia thành các nhóm tác dụng dược lý theo Thông tư 30/2018/TT- BYT và Thông tư 05/2015/TT-BYT với số khoản mục và giá trị sử dụng được trình bày trong bảng 3.4.

Bảng 3.4. Cơ cấu danh mục thuốc đã sử dụng theo tác dụng dược lý

TT Nhóm thuốc Số khoản mục Giá trị sử dụng Số lượng Tỷ lệ (%) Giá trị (triệu đồng) Tỷ lệ (%) 1. Thuốc tân dược

1.1 Thuốc điều trị ký sinh trùng,

chống nhiễm khuẩn 90 23,0 14.778,5 48,7 1.2 Hormon và các thuốc tác động

vào hệ thống nội tiết 23 5,9 2.151,3 7,1 1.3 Thuốc tim mạch 31 7,9 1.829,2 6,0

1.4

Thuốc giảm đau, hạ sốt: chống viêm không steroid; thuốc điều trị gút và các bệnh xương khớp

25 6,4 1.751,1 5,8

1.5 Thuốc đường tiêu hoá 32 8,2 1.476,5 4,9 1.6 Thuốc rối loạn tâm thần và thuốc

tác động lên hệ thần kinh 15 3,8 1.052,7 3,5 1.7 Thuốc tác dụng đối với máu 17 4,3 1.031,8 3,4

1.8

Dung dịch điều chỉnh nước, điện giải, cân bằng acid - base và các dung dịch tiêm truyền khác

30 7,7 817,9 2,7

1.9 Thuốc tác dụng trên đường hô hấp 16 4,1 463,2 1,5 1.10 Khoáng chất và vitamin 13 3,3 323,3 1,1 1.11 Thuốc chống dị ứng và dùng trong

các trường hợp quá mẫn 16 4,1 201,1 0,7 1.12 Thuốc gây tê, gây mê, thuốc giãn

cơ, giải giãn cơ 21 5,4 181,2 0,6 1.13 Nhóm khác ( 9 nhóm) 28 7,1 371,6 1,2

31 TT Nhóm thuốc Số khoản mục Giá trị sử dụng Số lượng Tỷ lệ (%) Giá trị (triệu đồng) Tỷ lệ (%) 2. Thuốc YHCT

2.1 Nhóm thuốc khu phong trừ thấp 6 1,5 1.094,6 3,6 2.2 Nhóm thuốc an thần, định chí,

dưỡng tâm 3 0,8 1.075,6 3,5 2.3 Nhóm thuốc chữa các bệnh về phế 3 0,8 541,8 1,8 2.4 Nhóm thuốc thanh nhiệt, giải độc,

tiêu ban, lợi thủy 7 1,8 387,0 1,3 2.5 Nhóm thuốc chữa bệnh về ngũ

quan 1 0,3 283,6 0,9

2.6 Nhóm thuốc nhuận tràng, tả hạ,

tiêu thực, bình vị, kiện tì 6 1,5 249,5 0,8 2.7 Nhóm thuốc giải biểu 3 0,8 190,9 0,6 2.8 Nhóm khác ( 3 nhóm) 6 1,5 113,7 0,4

Tổng 392 100 30.366,1 100

Qua bảng số liệu cho thấy 5 nhóm thuốc có giá trị sử dụng cao nhất là: thuốc điều trị KST, CNK, hormon và các thuốc tác động vào hệ thống nội tiết, thuốc tim mạch, thuốc giảm đau, hạ sốt: chống viêm không steroid; thuốc điều trị gút và các bệnh xương khớp, thuốc đường tiêu hoá.

Trong đó, thuốc điều trị KST, CNK là thuốc chiếm tỉ lệ cao nhất về số lượng khoản mục 30,8% và giá trị sử dụng là 14.778,5 triệu đồng chiếm tỉ lệ 48,7% là phù hợp với mô hình bệnh tật tại TTYT huyện Chiêm Hóa, tuy nhiên khi lựa chọn những thuốc đưa vào danh mục cũng nên cân nhắc những thuốc cùng tác dụng điều trị mà có giá thành thấp hơn để tiết kiệm chi phí. Đứng thứ hai về giá trị sử dụng là các thuốc thuộc nhóm hormon và các thuốc

32

tác động vào hệ thống nội tiết với 2.151,3triệu đồng chiếm 7,1% là do các bệnh nội tiết ngày càng tăng và do giá thành của những thuốc này cao. Đứng thứ ba về giá trị sử dụng là thuốc tim mạch với 1.829,2 triệu đồng chiếm 6,0%. Thứ tư là thuốc giảm đau, hạ sốt, chống viêm không steroid có giá trị 1.751,1 triệu đồng chiếm tỉ lệ 5,8%.

Giá trị sử dụng của các thuốc YHCT chiếm hơn 12%. Đối với một TTYT khám bệnh đa khoa thì tỉ lệ như vậy là khá cao, cần cân nhắc giảm bớt chi phi sử dụng thuốc thành phẩm đông dược không cần thiết như: những thuốc bổ gan, thuốc tăng cường tuần hoàn não …để giảm bớt chi phí, tăng cường chi phí cho những nhóm thuốc điều trị khác.

Đi sâu phân tích nhóm thuốc điều trị KST, CNK ta có kết quả như sau:

Cơ cấu nhóm thuốc điều trị KST, CNK

Qua bảng số liệu cho thấy, TTYT huyện Chiêm Hoá sử dụng đa dạng các thuốc cả về chủng loại và số lượng nhóm thuốc điều trị KST, CNK.

Bảng 3.5. Cơ cấu một số nhóm thuốc điều trị KST, CNK

TT Nhóm thuốc Số khoản mục Giá trị sử dụng Số lượng Tỷ lệ (%) Giá trị (triệu đồng) Tỷ lệ (%)

1 Thuốc nhóm beta -lactam 43 47,8 12.423,1 84,1 3 Thuốc nhóm aminoglycosid 11 12,2 672,4 4,5 5 Thuốc nhóm nitroimidazol 4 4,4 647,0 4,4 4 Thuốc nhóm quinolon 5 5,6 427,9 2,9 2 Thuốc nhóm maclorid 12 13,3 287,3 1,9 6 Thuốc chống vi rút 3 3,3 272,4 1,8 7 Nhóm khác (5 nhóm) 12 13,3 48,4 0,3 Tổng 90 100 14.778,5 100

33

Về giá trị sử dụng: đứng thứ nhất là các thuốc thuộc nhóm beta – lactam với 43 khoản mục chiếm đến 47,8% số khoản mục thuốc và chiếm đến 84,1% tổng giá trị sử dụng nhóm thuốc KST, CNK (12.423,1 triệu đồng), là phân nhóm có số lượng thuốc và phổ tác dụng rộng nên được ưu tiên sử dụng. Xếp thứ hai về giá trị sử dụng là nhóm aminoglycosid với 4,5% tổng giá trị sử dụng thuốc và chiếm 12,2% số khoản mục. Đứng thứ 3 là nhóm aminoglycosid chiếm 4,5% tổng giá trị sử dụng của nhóm kháng sinh với 12,2% số khoản mục.

Nhóm maclorid mặc dù đứng thứ 2 về số lượng khoản mục (13,3%) nhưng chỉ chiếm 1,9% giá trị sử dụng là do các thuốc phân nhóm này chủ yếu dùng đường uống nên giá thành rẻ hơn các thuốc trong nhóm thuốc điều trị KST, CNK.

Để tìm hiểu rõ hơn về việc sử dụng kháng sinh tại TTYT, cùng phân tích nhóm thuốc kháng sinh beta - lactam

Cơ cấu nhóm beta – lactam

Bảng 3.6.Cơ cấu một số nhóm thuốc kháng sinh beta-lactam

TT Nhóm thuốc Số khoản mục Giá trị sử dụng Số lượng Tỷ lệ (%) Giá trị (triệu đồng) Tỷ lệ (%) 1 Cephalosporin Thế hệ 1 7 16,3 1.962,1 15,8 Thế hệ 2 3 7,0 821,8 6,6 Thế hệ 3 12 27,9 3.576,8 28,8 2 Penicilin 20 46,5 5.244,1 42,2 3 Carbapenem 1 2,3 818,3 6,6 Tổng 43 100 12.423,1 100

34

Trong nhóm kháng sinh beta - lactam, phân nhóm cephalosporin có giá trị sử dụng lớn nhất (hơn 50%) trong đó tập trung vào hai nhóm chính là cephalosporin thế hệ 1 (chiếm 15,8%) và thế hệ 3 (chiếm 28,8%).

Phân nhóm Penincilin đứng thứ hai về giá trị sử dụng với 42,2% và chiếm 46,5% số khoản mục trong nhóm. Việc sử dụng kháng sinh tại TTYT như vậy là phù hợp với mô hình bệnh tật. Tuy nhiên cũng cần xem xét lại việc sử dụng kháng sinh cephalosporin thế hệ 3 để tránh tình trạng lạm dụng thuốc.

Một phần của tài liệu Phân tích cơ cấu thuốc đã sử dụng tại trung tâm y tế huyện chiêm hoá tỉnh tuyên quang năm 2019 (Trang 38 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)