Cơ cấu danh mục thuốc theo đường dùng

Một phần của tài liệu Phân tích cơ cấu thuốc đã sử dụng tại trung tâm y tế huyện chiêm hoá tỉnh tuyên quang năm 2019 (Trang 61 - 62)

Trong danh mục thuốc sử dụng tại TTYT huyện Chiêm Hoá, các thuốc đường uống đã được ưu tiên sử dụng với 211 khoản mục chiếm 53,8% và 52,1% tổng giá trị sử dụng. Thuốc tiêm – truyền chiếm 38,3 % tổng số khoản mục và 45,8% tổng giá trị sử dụng, còn lại một số ít sử dụng theo đường khác như nhỏ mắt, xịt, bôi ngoài da…

Sử dụng đường tiêm có ưu điểm là sinh khả dụng cao, thời gian xuất hiện tác dụng nhanh, phù hợp với các bệnh nhân không uống được và các thuốc không hấp thu đường uống. Tuy nhiên đường tiêm cũng có nhược điểm như giá trị sử dụng cao, độ an toàn thấp dễ gây sốc, gây đau khi tiêm, dễ nhiễm trùng nơi tiêm và khó sử dụng cho bệnh nhân.

Theo nghiên cứu của Vũ Thị Thu Hương năm 2009 tại một số bệnh viện đa khoa thì các khoản mục thuốc tiêm truyền và giá trị tiêu thụ của thuốc tiêm truyền chiếm một tỷ lệ rất cao ở tất cả các tuyến bệnh viện. Tại các bệnh viện tuyến tỉnh giá trị sử dụng thuốc tiêm chiếm tỷ lệ từ 46,1% đến 65,3%. Trong đó Bệnh viện Đa khoa Hải Dương có 65,3% giá trị thuốc sử dụng là thuốc tiêm trong tổng chi phí thuốc của bệnh viện [22].

So sánh kết quả nghiên cứu ở Bệnh viện đa khoa Bà Rịa năm 2015, thuốc tiêm truyền chiếm 46.34% về giá trị sử dụng [20]. Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Cạn năm 2014, thuốc tiêm truyền chiếm 92,4% về giá trị sử dụng [15].

Qua kết quả nghiên cứu cho thấy, bệnh viện đã chấp hành thực hiện quy chế chuyên môn về sử dụng thuốc. Tuy nhiên đây là nhóm thuốc bệnh viện cần phải quản lý và kiểm soát chặt chẽ, cần cân nhắc giữa yếu tố nguy cơ và lợi ích, nên ưu tiên đường uống nếu có thể, nhằm tránh việc lạm dụng thuốc tiêm truyền trong điều trị.

53

Một phần của tài liệu Phân tích cơ cấu thuốc đã sử dụng tại trung tâm y tế huyện chiêm hoá tỉnh tuyên quang năm 2019 (Trang 61 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)