Nhóm thuốc điều trị KST, CNK có số lượng và giá trị sử dụng cao, với 90 thuốc (chiếm 30,8%) với giá trị sử dụng chiếm 48,7%.Thực trạng này cho thấy bệnh nhiễm trùng vẫn chiếm tỷ lệ cao. Ở hầu hết các bệnh viện, đặc biệt là bệnh viện đa khoa, nhóm thuốc này thường chiếm tỷ lệ cao nhất. Nghiên cứu tại 38 Bệnh viện đa khoa (7 Bệnh viện đa khoa tuyến trung ương và 14 Bệnh viện tuyến tỉnh, 17 Bệnh viện huyện, quận) đại diện cho 6 vùng trên cả nước cũng cho kết quả tương tự với tỷ lệ giá trị tiền thuốc kháng sinh ở 3 tuyến BV trung bình là 32.5%, trong đó cao nhất là Bệnh viện tuyến huyện
50
(43.1%) và thấp nhất tai Bệnh viện tuyến trung ương (25.7%) [22]. Trên thực tế, nhóm Beta-lactam chiếm tỷ lệ nhiều nhất 47,8% về số khoản mục, chiếm 84,1% giá trị sử dụng trong nhóm này.
Sử dụng kháng sinh luôn là một vấn đề được quan tâm đặc biệt trong sử dụng thuốc an toàn, hợp lý. Với mô hình bệnh tật với tỷ lệ lớn các bệnh nhiễm trùng của Việt Nam nói chung và các bệnh viện nói riêng, việc sử dụng nhóm thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn là một nhu cầu điều trị cần thiết. Mặt khác, còn cần sử dụng nhóm thuốc này trong nhiều chương bệnh khác bệnh hệ hô hấp, bệnh hệ tiêu hóa, các trường hợp thương tích do tai nạn, dự phòng nhiễm khuẩn trước và sau khi phẫu thuật...Tại TTYT Chiêm Hóa, bệnh nhiễm khuẩn và ký sinh vật không phải là chương bệnh chiếm tỷ lệ cao, chỉ có 1,9%. Nhưng bên cạnh đó là một tỷ lệ lớn các chương bệnh cũng cần sử dụng kháng sinh như bệnh hệ hô hấp, hệ tiêu hóa, bệnh của hệ thống cơ xương và mô liên kết...cũng phần nào giải thích cho nhu cầu sử dụng kháng sinh lớn tại trung tâm. Bên cạnh sự phổ biến của bệnh nhiễm khuẩn thì điều đáng quan tâm là vấn đề lạm dụng kháng sinh trong điều trị tại các bệnh viện. Mặc dù mô hình bệnh tật chung của nước ta vẫn là tỷ lệ cao các bệnh nhiễm trùng nhưng với thực trạng sử dụng kháng sinh ngày càng tăng dẫn đến xuất hiện vi khuẩn đa kháng thuốc. Tại TTYT huyện Chiêm Hóa việc sử dụng kháng sinh chủ yếu dựa vào kinh nghiệm điều trị và thói quen dùng thuốc của bác sĩ dẫn đến nguy cơ lạm dụng kháng sinh hơn nữa bệnh nhân ngoại trú thì không tuân thủ điều trị góp phần làm cho tỉ lệ kháng thuốc ngày càng cao.
Cơ cấu sử dụng kháng sinh nhóm beta-lactam
Ngày 04/03/2016, Bộ Y tế đã ban hành quyết định 722/QĐ-BYT hướng dẫn sử dụng kháng sinh trong bệnh viện với mục đích: tăng cường sử dụng kháng sinh hợp lý, giảm hậu quả không mong muốn khi dùng kháng sinh, nâng cao chất lượng chăm sóc người bệnh, ngăn ngừa vi khuẩn đề kháng kháng sinh và giảm chi phí y tế [8]. Kết quả phân tích cho thấy, phân nhóm
51
cephalosporin có giá trị sử dụng lớn nhất (hơn 50%) trong đó tập trung vào hai nhóm chính là cephalosporin thế hệ 1 (chiếm 15,8%) và thế hệ 3 (chiếm 28,8%), phân nhóm penicilin đứng thứ hai về giá trị sử dụng với 42,2% nhưng lại đứng thứ nhất về số khoản mục (53,7%). Nghiên cứu tại BVĐK huyện Phù Yên – Sơn La năm 2018, giá trị sử dụng thuốc nhóm cephalosporin là 68,1%, nhóm penicillin là 31,4%[21].
Việc sử dụng kháng sinh tại TTYT như vậy là phù hợp với mô hình bệnh tật. Tuy nhiên cũng cần xem xét lại việc sử dụng kháng sinh cephalosporin thế hệ 3 để tránh tình trạng lạm dụng thuốc.
4.1.3 Cơ cấu danh mục theo nguồn gốc xuất xứ
Kết quả phân tích cho thấy thuốc sản xuất trong nước được sử dụng chiếm 61,3% tổng giá trị sử dụng thuốc.Thuốc nhập khẩu được sử dụng chỉ chiếm 38,7% tổng giá trị sử dụng thuốc. Trung tâm đã rất quan tâm đến việc ưu tiên sử dụng thuốc sản xuất trong nước theo khuyến cáo của Bộ Y Tế. Kết quả này có sự chênh lệch so với một số nghiên cứu khác. Tại BVĐK huyện Quế Võ – Bắc Ninh, giá trị sử dụng thuốc nội là 84,6% [29], ở BVĐK huyện Đông Sơn – Thanh Hoá năm 2014 là 73,4%[25].
Trong điều kiện hiện nay, khi chưa có một bằng chứng rõ ràng chứng minh rằng các thuốc ngoại đều có hiệu quả điều trị hơn các thuốc sản xuất trong nước, thì đối với những nhóm thuốc mà công nghiệp dược trong nước có khả năng đáp ứng, việc sử dụng nhiều các thuốc ngoại nhập vẫn còn là vấn đề bất cập. Điều này có thể do tâm lý thích dùng hàng ngoại của người Việt Nam,Đồng thời các doanh nghiệp dược trong nước cũng chưa đáp ứng được hết nhu cầu điều trị nên chưa tạo được niềm tin cho bác sĩ kê đơn.
Sử dụng thuốc trong nước sẽ giảm chi phí điều trị, đồng thời thúc đẩy nền công nghiệp dược trong nước phát triển. Do đó, TTYT huyện Chiêm Hoá nên dần thay đổi cơ cấu thuốc nội và thuốc ngoại, cân nhắc sự thay thế thuốc ngoại bằng thuốc nội có tác dụng tương đương mà chi phí thấp hơn để tiết
52
kiệm ngân sách và giúp giảm gánh nặng tài chính cho bệnh nhân.