Cơ cấu danh mục thuốc tân dược theo tác dụng dược lý

Một phần của tài liệu Phân tích cơ cấu thuốc đã sử dụng tại trung tâm y tế huyện chiêm hoá tỉnh tuyên quang năm 2019 (Trang 56 - 58)

Từ kết quả nghiên cứu cho thấy, trong danh mục thuốc sử dụng tại TTYT huyện Chiêm Hoá năm 2019 gồm 392 khoản mục thuốc thuộc 21 nhóm thuốc tác dụng dược lý theo Thông tư 30/2018/TT-BYT và 10 nhóm theo Thông tư 05/2015/TT-BYT. Danh mục thuốc tương đối đa dạng và phong phú đáp ứng tương đối nhu cầu khám chữa bệnh cho người dân trên địa bàn và các huyện lân cận. Việc sử dụng nhiều nhóm thuốc có tác dụng dược lý khác nhau phù hợp với mô hình bệnh tật và nhiệm vụ của trung tâm là chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân.

Tuy nhiên, kinh phí sử dụng thuốc trong năm chủ yếu tập trung ở 5 nhóm thuốc có giá trị sử dụng cao nhất là: thuốc điều trị KST, CNK (48,7%), hormon và các thuốc tác động vào hệ thống nội tiết (7,1%), thuốc tim mạch (6,0%), thuốc giảm đau, hạ sốt: chống viêm không steroid (5,8%), thuốc đường tiêu hoá (4,9%).

Trong đó, đứng thứ nhất là nhóm thuốc điều trị KST, CNK với 14.778,5 triệu đồng chiếm tỉ lệ 48,7% thấp hơn mức sử dụng nhóm này của Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Cạn năm 2014 là 51,4% [15], cao hơn BVĐK huyện Thiệu Hoá – Thanh Hoá (năm 2015 là 36,6%), cao hơn BVĐK huyện Yên Thế - Bắc Giang năm 2016 là 40,9% [16], [14]. Tại bệnh viện Tân Châu, Tây Ninh năm 2016 giá trị sử dụng nhóm thuốc điều trị KST, CNK chiếm 18,98% [24] và bệnh viện Thạch Hóa năm 2016 chiếm 24,7% [27]. Theo nghiên cứu của Vũ Thị Thu Hương tại 38 bệnh viện đa khoa đại diện cho 6 vùng trên cả nước năm 2009 tỷ lệ kháng sinh trung bình từ 32,3% - 32,5% [22]. Các kết quả nghiên cứu trên đều cho thấy nhóm thuốc điều trị ký sinh

48

trùng, chống nhiễm khuẩn tại các bệnh viện chiếm tỷ lệ lớn nhất về số lượng thuốc và giá trị sử dụng. Như vậy, tỉ lệ kháng sinh được sử dụng tại TTYT huyện Chiêm Hóa là phù hợp.

Đứng thứ 2 là nhóm Hocmon và các thuốc tác động vào hệ thống nội tiết với giá trị sử dụng là 2.151,3 triệu đồng chiếm tỉ lệ 7,1%. Tỷ lệ này cao hơn kết quả nghiên cứu tại trung tâm y tế quận 9 là 6,2 % giá trị sử dụng [19]. Kết quả như vậy (7,0%) là phù hợp với mô hình bệnh tật tại trung tâm khi tỉ lệ bệnh nhóm này ngày càng tăng và do giá thành của những thuốc này cao nhưng không vì vậy mà cắt giảm chi phí ở những nhóm thuốc này chỉ cân nhắc sử dụng những thuốc có trong danh mục có thể thay thế được mà giá thành thấp hơn để giảm chi phí điều trị cho bênh nhân nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả điều trị.

Đứng thứ ba về giá trị sử dụng là thuốc tim mạch chiếm 10,6% số khoản mục và 6,0% giá trị sử dụng với 1.829,2 triệu đồng. Các thuốc tim mạch được sử dụng số lượng nhiều do thuốc được kê đơn thường xuyên cho các bệnh mạn tính, sử dụng thuốc hàng ngày.

Thứ tư là thuốc giảm đau, hạ sốt, chống viêm không steroid có giá trị 1.751,1 triệu đồng chiếm tỉ lệ 5,8%. Kết quả này phù hợp với mô hình bệnh tật tại bệnh viện khi bệnh của hệ thống cơ, xương và mô liên kết chiếm tỉ lệ 13,0%, và nhiều nhóm bệnh khác cũng cần đến nhóm thuốc này để hỗ trợ. So sánh với một số bệnh viện thì kết quả này thấp hơn kết quả nghiên cứu tại trung tâm y tế quận 9 chiếm 7,9 % giá trị sử dụng [19].

Đứng thứ năm về giá trị sử dụng là thuốc tác dụng lên đường tiêu hóa với 1.476,5 triệu đồng chiếm 4,9%. Kết quả này thấp hơn nhiều so với kết quả nghiên cứu tại bệnh viện Quận 9 thành phố Hồ Chí Minh nhóm thuốc này chiếm đến 26,3% về số giá trị danh mục sử dụng [19], tại bệnh viện Tân Châu Tây Ninh năm 2016 [24] chiếm 8,7% về giá trị sử dụng, bệnh viện Thạch Hóa Long An [27] chiếm 10,6 % giá trị sử dụng. Tại trung tâm chương bệnh tiêu

49

hóa chiếm 12,1% so với mô hình bệnh tật thì giá trị sử dụng như vậy là hợp lý.

Nhóm thuốc đông dược cũng chiếm tỷ lệ giá trị sử dụng khá cao với 3.936,7 triệu đồng chiếm hơn 12%. Kết quả nghiên cứu này thấp hơn kết quả nghiên cứu của dược sĩ Trương Văn Phúc [24] thành phẩm đông dược chiếm 26,3% giá trị sử dụng của thuốc trong toàn danh mục, tại trung tâm y ế huyện Thạch Hóa năm 2016 [27] giá trị sử dụng chiếm 25,1% và cao hơn kết quả nghiên cứu của dược sĩ Nguyễn Thị Hiền [19] thành phẩm đông dược chiếm tỉ lệ 6,1% giá trị sử dụng thuốc của toàn danh mục. Như vậy, với một trung tâm y tế tương đương bệnh viện đa khoa hạng 2 thì việc sử dụng thành phẩm y học cổ truyền với giá trị sử dụng chiếm tỉ lệ cao trong danh mục như vậy là không hợp lí, kinh phí thuốc tập trung phần lớn cho nhóm thuốc thành phẩm đông dược là nhóm đa số chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị, thời gian dùng thuốc thường kéo dài gây lãng phí mà hiệu quả điều trị lại không cao, một phần cũng do thói quen dùng thuốc của một số bác sĩ thường kê thêm các thuốc phụ trợ gây những tương tác thuốc bất lợi, lãng phí Trung tâm nên xem xét, quản lí chặt chẽ việc kê đơn ở nhóm thuốc này, giảm kinh phí mua thuốc của nhóm thuốc này hoặc loại khỏi danh mục thuốc những thuốc thật sự không cần thiết để tập trung chi phí cho những nhóm thuốc khác cần thiết hơn.

Một phần của tài liệu Phân tích cơ cấu thuốc đã sử dụng tại trung tâm y tế huyện chiêm hoá tỉnh tuyên quang năm 2019 (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)