Phƣơng pháp đánh giá rủi ro sinh thái

Một phần của tài liệu Đánh giá mức độ tích lũy và rủi ro sinh thái một số OCP và PCB trong trầm tích mặt khu vực hạ lưu sông đáy (Trang 36 - 39)

Đánh giá rủi ro đƣợc sử dụng rộng rãi trong nhiều chuyên ngành khác nhau và đang đƣợc sử dụng ngày càng nhiều để xem xét các vấn đề môi trƣờng. Đánh giá rủi ro môi trƣờng sử dụng cách đánh giá có tính khoa học, dựa trên các thông tin có đƣợc, nhằm xác định mức độ của rủi ro đối với sức khoẻ con ngƣời và hệ sinh thái, gây ra bởi các tác nhân khác nhau phát sinh từ chính các hoạt động của con ngƣời.

Đánh giá rủi ro môi trƣờng ƣớc tính khả năng gây hại đến một đối tƣợng nào đó bởi tác động của các nhân tố phát sinh từ các hoạt động của con ngƣời, nhƣng tác động đến đối tƣợng thông qua môi trƣờng. Đánh giá rủi ro kết hợp kiến thức về các tác nhân gây nguy hại, nồng độ của chúng trong môi trƣờng và đƣờng truyền tác động lên đối tƣợng.

Đánh giá rủi ro môi trƣờng là liên quan đến việc đánh giá định tính và định lƣợng rủi ro đến sức khỏe con ngƣời và môi trƣờng do sự hiện diện hoặc sử dụng các chất gây ô nhiễm. Đánh giá rủi ro môi trƣờng là một công cụ đƣợc sử dụng để dự đoán các mối nguy hiểm đến sức khỏe con ngƣời, môi trƣờng và hệ sinh thái [28].

Đánh giá rủi ro sinh thái (ERA) là quá trình đánh giá khả năng tác động sinh thái bất lợi xảy ra do phơi nhiễm sinh vật với một hoặc nhiều các yếu tố gây áp lực lên môi trƣờng (USEPA, 1998). Trên thế giới đánh giá rủi ro sinh thái là một công cụ đắc lực trong quản lý môi trƣờng: (i) ERA giúp xác định rủi ro đối với sinh thái, mức độ rủi ro, từ đó giúp các nhà quản lý xác định các ƣu tiên trong quản lý môi trƣờng và đƣa ra quyết định phù hợp; (ii) Quá trình tiến hành ERA giúp nhận biết những thông tin còn thiếu để có thể xác định rủi ro, cũng chính là những thông tin cần bổ sung để giám sát quản lý môi trƣờng hiệu quả; (iii) Quá trình tiến hành ERA với sự tham gia của nhiều bên cũng là quá trình nâng cao nhận thức của các bên đối với việc bảo vệ hệ sinh thái.

Quy trình đánh giá rủi ro sinh thái đƣợc dựa trên hai yếu tố chính: đặc tính của hiệu ứng và đặc tính của phơi nhiễm. Hai yếu tố này đƣợc thể hiện trọng tâm trong quy trình đánh giá ERA gồm ba giai đoạn: xây dựng vấn đề, phân tích rủi ro và xác định đặc tính rủi ro.

Hình 1.10. Qúa tr n đán giá rủi ro sinh thái [29]

Theo nghiên cứu của L. Hakanson và cộng sự (1980) [30], để đánh giá rủi ro sinh thái của kim loại nặng, tác giả sử dụng chỉ số rủi ro sinh thái KLN tiềm năng RI. Chỉ số này đƣợc đánh giá thông qua hệ số ô nhiễm riêng, và chỉ số độc tính của từng kim loại. Chỉ số độc tính của từng kim loại là hệ số đƣợc phát triển từ nghiên cứu của L.Hakanson (1980). Hệ số ô nhiễm riêng của

từng kim lọai là tỷ lệ giữa giá trị tham chiếu theo các hƣớng dẫn đánh giá chất lƣợng trầm tích của từng quốc gia, với giá trị quan trắc đƣợc của kim loại đó. Hệ số RI tổng cộng này đƣợc đánh giá theo thang, từ mức độ rủi ro thấp đến rủi ro sinh thái rất cao. Các nghiên cứu về đánh giá rủi ro sinh thái kim loại nặng hiện nay đƣợc nghiên cứu khá rộng rãi trên thế giới, tuy nhiên tại Việt Nam lĩnh vực này vẫn còn mới mẻ.

Các nghiên cứu về phƣơng pháp đánh giá rủi ro sinh thái các hợp chất hữu cơ khó phân hủy (POP) hiện nay còn khá hạn chế. Trên thế giới hiện nay mới chỉ có một số rất ít các nghiên cứu về đánh giá rủi ro sinh thái dựa vào hƣớng dẫn đánh giá chất lƣợng trầm tích đƣợc phát triển bởi MacDonald và cộng sự (1998) cho chƣơng trình Tình trạng và Xu hƣớng của Cơ quan Khí quyển và Đại dƣơng Quốc gia (NOAA) [31],[32], và Bộ tiêu chuẩn hƣớng dẫn chất lƣợng trầm tích Canada (2002) [32]. Đánh giá rủi ro sinh thái các hợp chất hữu cơ khó phân hủy theo phƣơng pháp này, các kết quả quan trắc đƣợc sẽ đƣợc đƣa ra so sánh cụ thể với các giá trị bao gồm: phạm vi ảnh hƣởng thấp (ERL – Effect range low), phạm vi ảnh hƣởng trung bình (ERM – Effect range median), mức giới hạn gây ảnh hƣởng (TEL - threshold effects level) và mức gây ảnh hƣởng (PEL - probable effects level).

Một phần của tài liệu Đánh giá mức độ tích lũy và rủi ro sinh thái một số OCP và PCB trong trầm tích mặt khu vực hạ lưu sông đáy (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)