Các nghiên cứu trong nƣớc

Một phần của tài liệu Đánh giá mức độ tích lũy và rủi ro sinh thái một số OCP và PCB trong trầm tích mặt khu vực hạ lưu sông đáy (Trang 43)

Các nghiên cứu về các hợp chất POPs nhƣ DDT, PCB ở Việt Nam đã đƣợc quan tâm từ cuối thế kỷ 20 vì tính độc hại chúng và sự thay đổi về nhận thức trong bảo vệ môi trƣờng của các nhà quản lý cũng nhƣ các nhà khoa học. Ô nhiễm chất hữu cơ bền vững trong môi trƣờng, đặc biệt là môi trƣờng biển, khu vực cửa sông đã và đang thu hút nhiều sự quan tâm của nhiều nhà khoa học. Trong những năm gần đây, cũng đã có những nghiên cứu về các nhóm chất OCP, PCB trong nƣớc và trầm tích tại một số khu vực ven biển nhƣ Hạ Long, Hải Phòng, Sài Gòn - Đồng Nai. Ngoài ra, các nghiên cứu còn tập trung xác định xu hƣớng ô nhiễm và biến động của các chất POPs theo mùa, một số biểu hiện tác động của OCP và PCB đến sức khỏe môi trƣờng, hệ sinh thái, từ đó đƣa ra các giải pháp kiểm soát các nguồn gây ô nhiễm POPs.

Theo nghiên cứu của Trịnh Thị Thắm và cộng sự (2017) [42], nhóm nghiên cứu đã thực hiện xác định hàm lƣợng và sự phân bố của OCP và PCB tại 6 cửa sông ven biển miền Trung Việt Nam. Nhóm nghiên cứu tiến hành thực hiện lấy mẫu trầm tích mặt vào 2 đợt trong năm là mùa mƣa và mùa khô,

tiến hành lấy mẫu 4 đợt trong 2 năm 2013 – 2014. Tổng hàm lƣợng OCP trong trầm tích khu vực cửa Đại (Quảng Nam) 5,58 – 16,8 ng/g, cửa Hội (Nghệ An) 8,64 – 24,4 ng/g, Lăng Cô (Huế) 5,66 – 15,6 ng/g, Cửa Nhật Lệ (Quảng Bình) 6,50 – 46,2 ng/g, Cửa Việt (Quảng Trị) 5,72 – 20,0 ng/g. Kết quả phân tích cho thấy sự tích lũy các OCP trong trầm tích tại các điểm lấy mẫu khác nhau không nhiều. Tổng hàm lƣợng PCB tại các khu vực lấy mẫu Cửa Hàn (Đà Nẵng), cửa Đại (Quảng Nam), cửa Hội (Nghệ An), cửa Lăng Cô (Huế), cửa Nhật Lệ (Quảng Bình), cửa Việt (Quảng Trị) lần lƣợt là 9,72 – 55,7 ng/g, 24,7 – 330 ng/g, 36 – 3719 ng/g, 9,73 – 47,3 ng/g, 32,3 – 2087 ng/g, 41,9 – 1014 ng/g.

Theo nghiên cứu của Lê Thị Trinh và cộng sự (2015) [44] đã tiến hành nghiên cứu xác định hàm lƣợng và sự phân bố của PCB tại vùng cửa Đại, Quảng Nam. Nghiên cứu này trình bày một dữ liệu khảo sát trên nồng độ dƣ lƣợng của PCB trong nƣớc và các mẫu trầm tích thu thập tại 4 địa điểm ở cửa Đại, một khu vực ven biển ở tỉnh Quảng Nam, miền Trung Việt Nam trong thời gian 2013 - 2014. Tổng PCB có nồng độ từ 0,2 - 5,2 μg/l trong nƣớc mẫu và 192 - 1750 µg/Kg khô trọng lƣợng trong các mẫu trầm tích. Nồng độ của PCB trong nƣớc thu thập trong mùa mƣa có xu hƣớng cao hơn so với thu thập trong mùa khô, trong khi mức độ dƣ lƣợng trong trầm tích cho thấy biến thể theo mùa ít hơn [43]. Nhóm tác giả này cũng thực hiện nghiên cứu, xác định hàm lƣợng OCP tại khu vực cửa sông Hàn, Đà Nẵng trong giai đoạn 2013 – 2014, trong mẫu nƣớc, trầm tích tại 11 vị trí lấy mẫu. Nồng độ của tổng OCP dao động từ 0,04 – 0,2 µg/L trong nƣớc, và 3,1 – 87,2 µg/Kg (dw) trong trầm tích. Kết quả nghiên cứu đƣa ra rằng nồng độ của OCP có sự thay đổi theo mùa trong mẫu nƣớc, nồng độ của OCP trong mùa mƣa cao hơn so với mùa khô. Tuy nhiên, sự tích lũy OCP trong trầm tích bề mặt không có sự thay đổi đáng để giữa mùa mƣa và mùa khô.

Dƣơng Thanh Nghị và cộng sự (2013) [45] đã tiến hành nghiên cứu chất ô nhiễm hữu cơ bền OCP (Lindan, Aldrin, Endrin, Dieldrin, 4,4-DDE, 4,4-DDD, 4,4-DDT) và PCB (28, 52, 101, 138, 153, 180) trong môi trƣờng nƣớc, trầm tích và sinh vật trong vùng biển ven bờ phía Bắc Việt Nam hai đợt vào tháng 3 năm 2011 và tháng 8 năm 2011. Kết quả cho thấy, trong môi trƣờng nƣớc nồng độ ∑OCP là 8,79 - 18,35 ng/l và nồng độ ∑PCB là 8,80- 254,75µg/l; trong môi trƣờng trầm tích nồng độ ∑OCP là 0,36-6,81ng/g khô và nồng độ ∑PCB là 0,35 - 2,20µg/kg khô; trong mô thịt ngao (Meretrix lyrata) nồng độ ∑OCP là 2,46-7,48ng/g khô và ∑PCB là 2,31-52,98µg/kg khô. Phân bố chất ô nhiễm OCP và PCB trong các hợp phần môi trƣờng vùng biển ven bờ phía Bắc Việt Nam có tính chất mùa. Hệ số tích tụ của OCP từ 32,78 đến 75,69 và của PCB từ 16,28 đến 168,37 cho thấy có nguy cơ tích tụ sinh học trong mô thịt ngao.

Một số nghiên cứu trong trầm tích sông tại các đô thị lớn nhƣ Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh cho thấy sự tích lũy của OCP, PCB và PBDE. Hàm lƣợng tổng DDTs và PCB (arochlo 1254) trong trầm tích một số sông, hồ tại Hà Nội dao động từ 7 đến 80 ng/g (trọng lƣợng khô), từ không phát hiện đến 40 ng/g (trọng lƣợng khô) theo công bố của Đặng Đức Nhận và cộng sự (2001) [47]. Nghiên cứu này, cũng đƣa ra hàm lƣợng DDTs và PCB trong một số loài ốc tại các sông hồ nội đô Hà Nội với giá trị tích lũy lần lƣợt của các chất lên đến 864 ng/g trọng lƣợng ƣớt (w/w) và 76 ng/g (w/w) [46]. Kết quả tƣơng tự trong nghiên cứu của Phạm Mạnh Hoài và cộng sự (2010), hàm lƣợng theo thứ tự của DDTs, HCHs, HCB và PCB trong trầm tích sông nội đô tại Hà Nội biến thiên từ 4,4 đến 1100, <0,2 đến 36, <0,2 đến 22 và 1,3 đến 384 ng/g (trọng lƣợng khô).

Khu vực ven bờ từ cửa Thái Bình đến Ba Lạt, hàm lƣợng các OCP đƣợc phát hiện trong các mẫu trầm tích, sinh vật đáy (ngao, tôm, cua) ở cả mùa khô

và mùa mƣa. Nồng độ Lindan trong trầm tích mùa khô dao động từ 0,14 - 0,62 ng/g (trọng lƣợng khô), cao hơn mùa mƣa với khoảng hàm lƣợng 0,02 - 0,16 ng/g (trọng lƣợng khô). Phân bố của DDT cũng cho thấy hàm lƣợng của nó trong đất liền cao hơn trong trầm tích biển ven bờ [48]. Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Hữu Cử và cộng sự cũng đã chỉ ra sự xuất hiện của các hợp chất OCP trong môi trƣờng nƣớc, trầm tích mặt và các lớp trầm tích tại một số đầm phá ven bờ biển miền Trung, Việt Nam [49].

CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tƣợng và phạm vi địa điểm nghiên cứu

2.1.1. Đối tƣợng nghiên cứu

- Hợp chất PolyChlorinated Bisphenyls: PCB 28, PCB 52, PCB 101, PCB 138, PCB 152, PCB 194

- Một hóa chất bảo vệ thực vật cơ Clo trong trầm tích mặt: α – HCH, γ– HCH (Lindane), β – HCH, δ – HCH, Heptachlor, Aldrine, Heptachlor Epoxit, α – Endosulfan, p,p’ – DDE, Dieldrin, Endrin, p,p’- DDD, β – Endosulfan, p,p’ – DDT.

2.1.2. Phạm vi, địa điểm nghiên cứu

a) Vị trí địa lý lưu vực sông Đáy [50]

Sông Đáy là một chi lƣu nằm bên hữu ngạn của sông Hồng (từ 20033’ đến 21019’ vĩ độ Bắc và 105017’ đến 105050’ kinh độ Đông), chiều dài sông chính khoảng 247km (tính từ cửa Hát Môn đến cửa Đáy trƣớc khi đổ ra biển Đông), diện tích lƣu vực khoảng 6.595 km2. Lƣu vực giới hạn phía Bắc đƣợc bao bởi đê sông Hồng, phía Đông giáp với lƣu vực sông Nhuệ, phía Tây giáp tỉnh Hòa Bình, phía Nam giáp tỉnh Hà Nam.

Hình 2.1. Sơ đồ u vực nghiên cứu

Sông Đáy lấy nguồn nƣớc chính từ sông Hồng và chảy ra vịnh Bắc Bộ. Sông Đáy có lòng sông chảy gọn trong vùng đồng bằng Bắc Bộ với dòng sông chảy song song bên hữu ngạn hạ lƣu sông Hồng.

Các phụ lƣu lớn của sông Đáy ở phía hữu ngạn có sông Tích, sông Thanh Hà, sông Hoàng Long, ở phía tả ngạn có sông Nhuệ, sông Châu, sông Sắt và sông Đào Nam Định. Sông Đào ở Nam Định là chi lƣu của sông Hồng đổ vào sông Đáy ở Độc Bộ. Ngoài ra sông Ninh Cơ cũng là chi lƣu của sông Hồng liên hệ với sông Đáy bởi sông Quần Liêu.

- Đoạn từ Vân Cốc đến Đập Đáy dài 12km có dạng phễu, là khu chứa lũ Vân Cốc.

- Đoạn từ Đập Đáy đến cầu Mai Lĩnh dài 23km, chiều rộng trung bình giữa hai đê là 3.000m, lòng sông quanh co uốn khúc mùa kiệt không có nguồn sinh thuỷ, mùa lũ là nƣớc tiêu chảy tràn trên bãi.

- Đoạn Mai Lĩnh - Tân Lang dài 73km, lòng sông quanh co uốn khúc và có thể chia thành hai đoạn:

+ Đoạn Mai Lĩnh - Ba Thá dài 27km có khoảng cách giữa 2 đê khoảng 3.000 ÷ 4.000m, nơi hẹp cũng 700m;

+ Đoạn Ba Thá - Tân Lang dài 48km, khoảng cách 2 bờ biến đổi từ 300 ÷ 1.500m (từ Trinh Tiết trở xuống chủ yếu là lũ chảy trong lòng sông); - Đoạn Tân Lang - Gián Khẩu dài 53km, bờ tả có đê còn bờ hữu là chân

núi, từ bờ sông vào chân núi là những cánh đồng nhỏ thuộc huyện Kim Bảng, Thanh Liêm tỉnh Hà Nam khi gặp lũ lớn thƣờng bị ngập;

- Đoạn từ Gián Khẩu đến biển dài khoảng 82km lòng sông mở rộng dần biến đổi từ 150 ÷ 600m, có một số chỗ bãi bờ tả khá rộng làm khoảng cách hai đê lên đến 3.000 ÷ 4.000m, đoạn sông này luôn luôn ảnh hƣởng của thủy triều;

Lƣu vực sông Đáy có lƣợng mƣa thuộc loại trung bình so với cả nƣớc do đó có thể nhận xét rằng tài nguyên nƣớc trên lƣu vực sông chƣa phải là phong phú. Lƣợng mƣa và dòng chảy phân bố không đều theo cả không gian và thời gian. Do đó, sự phân bố nguồn nƣớc, tài nguyên nƣớc trên lƣu vực cũng phân bổ không đều giữa các vùng và giữa các mùa trong năm [50].

Sông Đáy ngoài vai trò là sông chính của các sông Bùi, sông Nhuệ, sông Bôi, sông Hoàng Long, sông Vạc nó còn là một phân lƣu của sông Hồng khi nhận nƣớc từ sông Nam Định nối tới từ hạ lƣu sông Hồng. Trƣớc đây sông Đáy còn nhận nƣớc của sông Hồng ở địa phận Hà Nội giữa huyện Phúc Thọ và huyện Đan Phƣợng. Quãng sông này còn có tên là sông Hát hay Hát giang. Chỗ sông Hồng tiếp nƣớc là Hát môn. Song hiện nay khu vực này đã bị bồi lấp, nguồn cung cấp nƣớc cho sông chủ yếu ở các nhánh bên hữu ngạn chảy từ vùng núi Hòa Bình.

Sông Đáy khi xuôi đến Vân Đình thì lòng sông rộng ra, lƣu lƣợng chậm lại nên có thể đi thuyền đƣợc. Đến địa phận huyện Mỹ Đức, sông Đáy tiếp nhận dòng suối Yến (thủy lộ vào chùa Hƣơng). Vƣợt đến tỉnh Hà Nam khi sông chảy vào thành phố Phủ Lý thì dòng sông Nhuệ góp nƣớc từ phía tả ngạn. Sông Đáy tiếp tục hành trình xuôi nam đón sông Bôi (sông Hoàng Long) bên hữu ngạn từ miền núi tỉnh Hòa Bình và Ninh Bình dồn về tại ngã ba Gián Khẩu, cách thành phố Ninh Bình khoảng 10 km về phía Bắc. Đoạn này sông đƣợc gọi sông Gián Khẩu. Qua khỏi Ninh Bình khoảng 20 km thì bên tả ngạn có phụ lƣu là sông Đào (sông Nam Định) thêm nƣớc rồi tiếp tục nhận nƣớc sông Vạc bên hữu ngạn. Gần đến biển, sông Đáy chuyển hƣớng từ Tây Bắc-Đông Nam sang Đông Bắc-Tây Nam rồi đổ ra vịnh Bắc Bộ ở Cửa Đáy, xƣa gọi là cửa Đại An hay Đại Ác thuộc huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình và huyện Nghĩa Hƣng, tình Nam Định.

Ở thƣợng nguồn, lƣu lƣợng của sông bất thƣờng nên mùa mƣa thì lũ quét lại thêm dòng sông quanh co uốn khúc nên dễ tạo ra những ghềnh nƣớc lớn. Đến mùa khô thì lòng sông có chỗ cạn lội qua đƣợc nên thƣợng lƣu sông Đáy thuyền bè không dùng đƣợc. Đoạn hạ nguồn từ thị trấn Vân Đình, Ứng Hòa, Hà Nội đến cửa Đáy đƣợc công nhận là tuyến đƣờng sông cấp quốc gia.Khác với các cửa sông khác ở miền Bắc nhƣ: cửa Ba Lạt, cửa Thái Bình,

cửa Văn Úc,... vùng biển cửa sông Đáy phát triển thiên về xu hƣớng bồi tụ mạnh nhờ có nguồn bồi tích rất dồi dào từ hệ thống sông Hồng và cửa sông nằm ở vùng bờ biển lõm, tránh đƣợc các hƣớng sóng chính có tác động mạnh ở ven biển đồng bằng sông Hồng.

c) Chế độ thủy văn

Chế độ thủy văn của lƣu vực sông Đáy không những chịu ảnh hƣởng của các yếu tố mặt đệm trên bề mặt lƣu vực, các yếu tố khí hậu mà còn phụ thuộc vào chế độ dòng chảy của nƣớc sông Hồng và các sông khác. Vì thế mà chế độ thủy văn ở đây rất phức tạp và có sự khác nhau nhất định giữa các đoạn sông. Dòng chảy trên lƣu vực sông phân bố không đều theo không gian và thời gian.

Hình 2.2. Mạng lưới các sông chính

Theo không gian: dòng chảy lớn nhất ở núi Ba Vì, phần hữu ngạn lƣu vực có dòng chảy lớn hơn phần tả ngạn.

Theo thời gian: thể hiện rõ nét thông qua phân phối dòng chảy trong năm. Phân phối dòng chảy năm phụ thuộc vào sự phân phối theo mùa của lƣợng mƣa năm nên dòng chảy trong năm cũng phân phối không đều và thể hiện hai mùa rõ rệt: mùa mƣa và mùa khô.

- Lƣu lƣợng nƣớc mùa lũ ở hầu hết các sông chiếm từ 70 – 80% lƣợng nƣớc mƣa. Trong mùa cạn, mực nƣớc và lƣu lƣợng nƣớc nhỏ. Lƣợng dòng chảy trong 7 tháng mùa cạn chỉ chiếm 20 – 25% lƣợng dòng chảy cả năm. Ngoài các nhánh sông lớn chi phối chế độ thủy văn trên hệ thống, sông Đáy còn nhận nƣớc từ các sông tiêu, sông tƣới qua các cống La Khê, Ngoại Độ…Các sông này thƣờng phải đóng lại khi có phân lũ trong thời gian dài, ngắn tùy thuộc vào thời gian lũ. Sông Đáy có vị trí rất quan trọng, nó vừa là đƣờng thoát nƣớc chính của sông Hồng, vừa là đƣờng tiêu lũ của bản thân lƣu vực sông Đáy.

d) Tình hình kinh tế - xã hội khu vực nghiên cứu

Tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Hà Nam

Theo Thông báo số 1025/TB-VPUB của văn phòng Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Hà Nam ngày 10/7/2017, kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội 6 tháng đầu năm 2017 nhƣ sau:

- Kinh tế duy trì đƣợc tốc độ tăng trƣởng khá (10,4%), cao hơn bình quân chung của cả nƣớc.

- Thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hƣớng công nghiệp hóa sản phẩm sạch, ứng với công nghệ cao, nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững bƣớc đầu đạt kết quả tích cực.

- Công nghiệp đạt mức tăng trƣởng cao. Hoạt động xúc tiến đầu tƣ đƣợc đẩy mạnh, chủ động thu hút đầu tƣ và nhận đƣợc sự quan tâm cao của các nhà đầu tƣ trong và ngoài nƣớc, đặc biệt là doanh nghiệp Nhật Bản, Hàn Quốc, tạo động lực chính để thúc đẩy tăng trƣởng nhanh, bền vững.

- Nông nghiệp phát triển khá toàn diện với nhiều mô hình tổ chức sản xuất, liên kết chuỗi giá trị có hiệu quả. Chƣơng trình xây dựng nông thôn mới đƣợc triển khai mạnh mẽ, đồng bộ; hạ tầng nông nghiệp, nông thôn đƣợc đầu tƣ nâng cấp, diện mạo nông thôn có nhiều khởi sắc; đời sống vật chất, tinh thần của ngƣời dân nông thôn đƣợc cải thiện.

- Thu ngân sách tăng cao, 6 tháng đầu năm đạt 3.268,73 tỷ đồng (Tăng 58% so với cùng kỳ)

- Một số dự án lớn, trọng điểm trong lĩnh vực nông công nghiệp, dịch vụ hoàn thành đầu tƣ, đƣa vào sản xuất, khai thác.

- Thƣơng mại, dịch vụ có bƣớc phát triển, thu hút thành công các bệnh viện Trung ƣơng, trƣờng đại học, cao đẳng về đầu tƣ cơ sở II tại tỉnh, tạo tiền đề đƣa Hà Nam trở thành trung tâm dịch vụ chất lƣợng cao về y tế, giáo dục - đào tạo và du lịch.

- Văn hóa xã hội có nhiều hoạt động sôi nổi, an ninh xã hội đảm bảo. - Cải cách hành chính có chuyển biến tích cực.

- An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội đƣợc giữ vững.  Tình hình phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Ninh Bình

Về phát triển kinh tế và cơ cấu ngành năm 2015

- Tốc độ tăng giá trị sản xuất ngành công nghiệp - xây dựng đạt 17,8% riêng công nghiệp tăng 24,3%, nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 1,7%, dịch

Một phần của tài liệu Đánh giá mức độ tích lũy và rủi ro sinh thái một số OCP và PCB trong trầm tích mặt khu vực hạ lưu sông đáy (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)