Đánh giá rủi ro sinh thái OCP, PCB tại khu vực nghiên cứu

Một phần của tài liệu Đánh giá mức độ tích lũy và rủi ro sinh thái một số OCP và PCB trong trầm tích mặt khu vực hạ lưu sông đáy (Trang 93 - 98)

a) Đánh giá rủi ro sinh thái theo hệ số rủi ro sinh thái

Đối với PCB

Hệ số rủi ro RQ của tổng PCB dao động từ 0,007 – 0,460, cho thấy mức rủi ro của tổng PCB tại khu vực này là từ thấp đến trung bình. Trong các điểm nghiên cứu, hệ số rủi ro tại các điểm lấy mẫu tại cửa sông ven biển cao hơn so với các điểm trong sông, tại điểm CĐ03 có hệ số rủi ro cao nhất là 0,460, nhƣng nó vẫn ở mức rủi ro thấp. Điều này cho thấy, khi đánh giá rủi ro sinh thái theo hệ số RQ, khu vực hạ lƣu sông Đáy chƣa có dấu hiệu ô nhiễm PCB, cũng nhƣ các tác động sinh học tiêu cực của PCB chƣa gây ảnh hƣởng đến chất lƣợng trầm tích khu vực nghiên cứu này.

Hình 3.4: Hệ số rủi ro của PCB trong trầm tích mặt

Đối với OCP

Đối với hợp chất OCP hệ số rủi ro RQ đƣợc tính với các chất Lindan, Heptaclo epoxit, DDE, DDD, DDT, Dieldrin, Endrin với hệ số rủi ro dao động động lần lƣợt là 0,0 – 1,36; 0,0 – 0,958; 0,0 – 0,586; 0,010 – 0,354; 0,110 – 1,09; 0,0 – 0,379; 0,0 – 0,139. Hầu hết tại các điểm quan trắc thì hệ số rủi ro của chúng đều dải từ mức thấp đến cao. Đặc biệt hệ số rủi ro của Lindan tại hầu hết các điểm quan trắc đều cao hơn so với các điểm khác nhiều lần. Tại điểm ĐHN06.1, CĐ02, CĐ03 là những điểm có mức độ rủi ro cao đối với Lindan. Bên cạnh đó có một số điểm có mức rủi ro sinh thái cao đối với DDT đó là tại các vị trí ĐNĐ11 và CĐ02 với các giá trị RQ lần lƣợt tƣơng ứng là 1,01 và 1,09. Điều này cho thấy, khi đánh giá rủi ro sinh thái theo hệ số RQ, khu vực hạ lƣu sông Đáy đã có dấu hiệu ô nhiễm OCP, điều này cho thấy các hoạt động nông nghiệp ven sông Đáy tại khu vực nghiên cứu đã có dấu hiệu của những tác động tiêu cực lên chất lƣợng trầm tích khu vực này.

Hình 3.5: Hệ số rủi ro RQ của OCP trong trầm tích mặt tại khu vực hạ lưu sông Đáy

b) Đánh giá rủi ro sinh thái theo theo Bộ tiêu chuẩn hướng dẫn chất lượng trầm tích Canada (2002) [31],[32]

Để đánh giá rủi ro sinh thái của các OCP và PCB trong trầm tích, kết quả đã đƣợc kiểm tra và so sánh với Hƣớng dẫn đánh giá chất lƣợng trầm tích [31], và Liên minh châu Âu và Hội đồng Bộ Canada Nguyên tắc môi trƣờng (CCME 2002; IRIS et al, 2004) [32]. Nguy cơ tiềm ẩn của dƣ lƣợng OCP và PCB trong trầm tích khu vực hạ lƣu sông Đáy về tích hợp sinh thái đã đƣợc nghiên cứu bằng cách so sánh nồng độ trung bình với mức nồng độ gây ảnh hƣởng (TEL) và mức nồng độ có thể gây ảnh hƣởng (PEL) của Hội đồng Bộ

Môi trƣờng Canada Hƣớng dẫn (CCME 2002) [32]. Kết quả của nghiên cứu hiện tại là cũng đƣợc so sánh với phạm vi ảnh hƣởng thấp (ERL), phạm vi ảnh hƣởng trung bình (ERM) (Long và cộng sự 1998; Yang và cộng sự 2013). So sánh giữa nồng độ của các chất đồng phân OCP, PCB và các hƣớng dẫn khác nhau đƣợc trình bày trong Bảng 3.3. Mức độ ô nhiễm của Lindan, DDT, DDD và DDE cao hơn so với TEL và hầu hết mẫu trầm tích cho thấy tải lƣợng ô nhiễm thấp hơn so với các giá trị PEL, duy chỉ có nồng độ của Lindan cao hơn so với giá trị PEL. Tại các vị trí lấy mẫu ĐHN05, ĐHN06.1, ĐHN07, ĐHN11, ĐNĐ06, ĐNĐ10, CĐ02, CĐ03 kết quả của Lindan đều cao hơn giá trị TEL và PEL, điều này cho thấy tại những vị trí lấy mẫu này có thể là nguồn gây ra các tác động sinh học bất lợi có thể xảy ra nhƣng không thƣờng xuyên (vì ít 50% tác động xảy ra trên giá trị PEL). Tƣơng tự là trƣờng hợp khi kết quả trầm tích đƣợc so sánh với giá trị ERL, đối với DDE, DDD, DDT có nhiều điểm cao hơn so với phạm vi ảnh hƣởng thấp - ERL, nhƣng vẫn nằm nhỏ hơn phạm vi ảnh hƣởng trung bình – ERM, điều này cho thấy các tác động sinh học bất lợi dự kiến sẽ hiếm khi xảy ra. Những kết quả này cho thấy mức độ ô nhiễm PCB, DDT, Lindan, DDE, DDD trong cả sông và cửa biển trong trầm tích có thể gây ra bất lợi sinh học nhƣng với tần suất hiếm khi xảy ra. Tuy nhiên, độc tính của DDTs và HCHs độc hơn so với các đồng phân OCP khác, vì vậy, DDTs và HCHs có thể là mối quan tâm lớn.

Phân tích cụ thể các đồng phân của DDTs phản ánh rằng DDTs là các chất ô nhiễm hữu cơ chiếm ƣu thế hơn HCHs. Đó là khuyến cáo cho các cơ quan nên thực hiện các bƣớc nghiêm túc cho xử lý cẩn thận để loại bỏ/xử lý hóa chất thích hợp từ hoạt động xung quanh khu vực lấy mẫu.

Bảng 3.4. So sán àm lượng PCB, OCP với các ướng dẫn đán giá c ất lượng trầm tích

Tên chất

Giá trị đánh giá Kết quả khu vực nghiên cứu

TEL PEL ERM ERL Trong sông Cửa biển

Σ PCB 22 189 180 22,7 2,0 – 50,1 1,1 – 86,9 DDTs 3,89 51,7 46,1 1,58 0,998 – 9,16 1,41 – 9,82 Lindan 0,32 0,99 - - ND – 1,90 ND – 1,32 DDE 2,1 370 27 2,2 0,091 – 3,99 0,074 – 4,16 DDD 1,2 7,8 20 2 0,175 – 3,01 0,078 – 2,51 DDT 3,3 4,8 7 1 0,528 – 4,87 0,814 – 5,21 Dieldrin 0,72 4,30 8,0 0,02 ND – 2,10 ND – 1,63

Ghi chú: “ND” không phát hiện “-“ Không có quy định

Kết quả của tổng nồng độ PCB trong trầm tích tại tất cả các điểm lấy mẫu đƣợc so sánh với các hƣớng dẫn đánh giá trầm tích (SQGs) thiết lập bởi Long et al (1995), và Hội đồng Bộ Môi trƣờng Canada Hƣớng dẫn (CCME 2002). Kết quả PCB của nghiên cứu chỉ ra rằng, tại tất cả các vị trí lấy mẫu đều có hàm lƣợng nhỏ hơn mức nồng độ có thể gây ảnh hƣởng (PEL), và nằm trong nhóm có phạm vi ảnh hƣởng dƣới trung bình (ERM). Hàm lƣợng PCB tại các điểm lấy mẫu ĐHN08, CĐ01, CĐ03, CĐ06 cao hơn, vƣợt các giá trị ERL và TEL, điều này cho thấy tác động sinh học của chúng có thể sẽ gây ảnh hƣởng đến chất lƣợng trầm tích. Các điểm lấy mẫu này có thể đƣợc coi là nguồn điểm ô nhiễm của PCB trong tất cả các điểm lấy mẫu nghiên cứu thuộc phạm vi của luận văn này.

Một phần của tài liệu Đánh giá mức độ tích lũy và rủi ro sinh thái một số OCP và PCB trong trầm tích mặt khu vực hạ lưu sông đáy (Trang 93 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)