a) Vị trí địa lý lưu vực sông Đáy [50]
Sông Đáy là một chi lƣu nằm bên hữu ngạn của sông Hồng (từ 20033’ đến 21019’ vĩ độ Bắc và 105017’ đến 105050’ kinh độ Đông), chiều dài sông chính khoảng 247km (tính từ cửa Hát Môn đến cửa Đáy trƣớc khi đổ ra biển Đông), diện tích lƣu vực khoảng 6.595 km2. Lƣu vực giới hạn phía Bắc đƣợc bao bởi đê sông Hồng, phía Đông giáp với lƣu vực sông Nhuệ, phía Tây giáp tỉnh Hòa Bình, phía Nam giáp tỉnh Hà Nam.
Hình 2.1. Sơ đồ u vực nghiên cứu
Sông Đáy lấy nguồn nƣớc chính từ sông Hồng và chảy ra vịnh Bắc Bộ. Sông Đáy có lòng sông chảy gọn trong vùng đồng bằng Bắc Bộ với dòng sông chảy song song bên hữu ngạn hạ lƣu sông Hồng.
Các phụ lƣu lớn của sông Đáy ở phía hữu ngạn có sông Tích, sông Thanh Hà, sông Hoàng Long, ở phía tả ngạn có sông Nhuệ, sông Châu, sông Sắt và sông Đào Nam Định. Sông Đào ở Nam Định là chi lƣu của sông Hồng đổ vào sông Đáy ở Độc Bộ. Ngoài ra sông Ninh Cơ cũng là chi lƣu của sông Hồng liên hệ với sông Đáy bởi sông Quần Liêu.
- Đoạn từ Vân Cốc đến Đập Đáy dài 12km có dạng phễu, là khu chứa lũ Vân Cốc.
- Đoạn từ Đập Đáy đến cầu Mai Lĩnh dài 23km, chiều rộng trung bình giữa hai đê là 3.000m, lòng sông quanh co uốn khúc mùa kiệt không có nguồn sinh thuỷ, mùa lũ là nƣớc tiêu chảy tràn trên bãi.
- Đoạn Mai Lĩnh - Tân Lang dài 73km, lòng sông quanh co uốn khúc và có thể chia thành hai đoạn:
+ Đoạn Mai Lĩnh - Ba Thá dài 27km có khoảng cách giữa 2 đê khoảng 3.000 ÷ 4.000m, nơi hẹp cũng 700m;
+ Đoạn Ba Thá - Tân Lang dài 48km, khoảng cách 2 bờ biến đổi từ 300 ÷ 1.500m (từ Trinh Tiết trở xuống chủ yếu là lũ chảy trong lòng sông); - Đoạn Tân Lang - Gián Khẩu dài 53km, bờ tả có đê còn bờ hữu là chân
núi, từ bờ sông vào chân núi là những cánh đồng nhỏ thuộc huyện Kim Bảng, Thanh Liêm tỉnh Hà Nam khi gặp lũ lớn thƣờng bị ngập;
- Đoạn từ Gián Khẩu đến biển dài khoảng 82km lòng sông mở rộng dần biến đổi từ 150 ÷ 600m, có một số chỗ bãi bờ tả khá rộng làm khoảng cách hai đê lên đến 3.000 ÷ 4.000m, đoạn sông này luôn luôn ảnh hƣởng của thủy triều;
Lƣu vực sông Đáy có lƣợng mƣa thuộc loại trung bình so với cả nƣớc do đó có thể nhận xét rằng tài nguyên nƣớc trên lƣu vực sông chƣa phải là phong phú. Lƣợng mƣa và dòng chảy phân bố không đều theo cả không gian và thời gian. Do đó, sự phân bố nguồn nƣớc, tài nguyên nƣớc trên lƣu vực cũng phân bổ không đều giữa các vùng và giữa các mùa trong năm [50].
Sông Đáy ngoài vai trò là sông chính của các sông Bùi, sông Nhuệ, sông Bôi, sông Hoàng Long, sông Vạc nó còn là một phân lƣu của sông Hồng khi nhận nƣớc từ sông Nam Định nối tới từ hạ lƣu sông Hồng. Trƣớc đây sông Đáy còn nhận nƣớc của sông Hồng ở địa phận Hà Nội giữa huyện Phúc Thọ và huyện Đan Phƣợng. Quãng sông này còn có tên là sông Hát hay Hát giang. Chỗ sông Hồng tiếp nƣớc là Hát môn. Song hiện nay khu vực này đã bị bồi lấp, nguồn cung cấp nƣớc cho sông chủ yếu ở các nhánh bên hữu ngạn chảy từ vùng núi Hòa Bình.
Sông Đáy khi xuôi đến Vân Đình thì lòng sông rộng ra, lƣu lƣợng chậm lại nên có thể đi thuyền đƣợc. Đến địa phận huyện Mỹ Đức, sông Đáy tiếp nhận dòng suối Yến (thủy lộ vào chùa Hƣơng). Vƣợt đến tỉnh Hà Nam khi sông chảy vào thành phố Phủ Lý thì dòng sông Nhuệ góp nƣớc từ phía tả ngạn. Sông Đáy tiếp tục hành trình xuôi nam đón sông Bôi (sông Hoàng Long) bên hữu ngạn từ miền núi tỉnh Hòa Bình và Ninh Bình dồn về tại ngã ba Gián Khẩu, cách thành phố Ninh Bình khoảng 10 km về phía Bắc. Đoạn này sông đƣợc gọi sông Gián Khẩu. Qua khỏi Ninh Bình khoảng 20 km thì bên tả ngạn có phụ lƣu là sông Đào (sông Nam Định) thêm nƣớc rồi tiếp tục nhận nƣớc sông Vạc bên hữu ngạn. Gần đến biển, sông Đáy chuyển hƣớng từ Tây Bắc-Đông Nam sang Đông Bắc-Tây Nam rồi đổ ra vịnh Bắc Bộ ở Cửa Đáy, xƣa gọi là cửa Đại An hay Đại Ác thuộc huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình và huyện Nghĩa Hƣng, tình Nam Định.
Ở thƣợng nguồn, lƣu lƣợng của sông bất thƣờng nên mùa mƣa thì lũ quét lại thêm dòng sông quanh co uốn khúc nên dễ tạo ra những ghềnh nƣớc lớn. Đến mùa khô thì lòng sông có chỗ cạn lội qua đƣợc nên thƣợng lƣu sông Đáy thuyền bè không dùng đƣợc. Đoạn hạ nguồn từ thị trấn Vân Đình, Ứng Hòa, Hà Nội đến cửa Đáy đƣợc công nhận là tuyến đƣờng sông cấp quốc gia.Khác với các cửa sông khác ở miền Bắc nhƣ: cửa Ba Lạt, cửa Thái Bình,
cửa Văn Úc,... vùng biển cửa sông Đáy phát triển thiên về xu hƣớng bồi tụ mạnh nhờ có nguồn bồi tích rất dồi dào từ hệ thống sông Hồng và cửa sông nằm ở vùng bờ biển lõm, tránh đƣợc các hƣớng sóng chính có tác động mạnh ở ven biển đồng bằng sông Hồng.
c) Chế độ thủy văn
Chế độ thủy văn của lƣu vực sông Đáy không những chịu ảnh hƣởng của các yếu tố mặt đệm trên bề mặt lƣu vực, các yếu tố khí hậu mà còn phụ thuộc vào chế độ dòng chảy của nƣớc sông Hồng và các sông khác. Vì thế mà chế độ thủy văn ở đây rất phức tạp và có sự khác nhau nhất định giữa các đoạn sông. Dòng chảy trên lƣu vực sông phân bố không đều theo không gian và thời gian.
Hình 2.2. Mạng lưới các sông chính
Theo không gian: dòng chảy lớn nhất ở núi Ba Vì, phần hữu ngạn lƣu vực có dòng chảy lớn hơn phần tả ngạn.
Theo thời gian: thể hiện rõ nét thông qua phân phối dòng chảy trong năm. Phân phối dòng chảy năm phụ thuộc vào sự phân phối theo mùa của lƣợng mƣa năm nên dòng chảy trong năm cũng phân phối không đều và thể hiện hai mùa rõ rệt: mùa mƣa và mùa khô.
- Lƣu lƣợng nƣớc mùa lũ ở hầu hết các sông chiếm từ 70 – 80% lƣợng nƣớc mƣa. Trong mùa cạn, mực nƣớc và lƣu lƣợng nƣớc nhỏ. Lƣợng dòng chảy trong 7 tháng mùa cạn chỉ chiếm 20 – 25% lƣợng dòng chảy cả năm. Ngoài các nhánh sông lớn chi phối chế độ thủy văn trên hệ thống, sông Đáy còn nhận nƣớc từ các sông tiêu, sông tƣới qua các cống La Khê, Ngoại Độ…Các sông này thƣờng phải đóng lại khi có phân lũ trong thời gian dài, ngắn tùy thuộc vào thời gian lũ. Sông Đáy có vị trí rất quan trọng, nó vừa là đƣờng thoát nƣớc chính của sông Hồng, vừa là đƣờng tiêu lũ của bản thân lƣu vực sông Đáy.
d) Tình hình kinh tế - xã hội khu vực nghiên cứu
Tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Hà Nam
Theo Thông báo số 1025/TB-VPUB của văn phòng Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Hà Nam ngày 10/7/2017, kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội 6 tháng đầu năm 2017 nhƣ sau:
- Kinh tế duy trì đƣợc tốc độ tăng trƣởng khá (10,4%), cao hơn bình quân chung của cả nƣớc.
- Thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hƣớng công nghiệp hóa sản phẩm sạch, ứng với công nghệ cao, nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững bƣớc đầu đạt kết quả tích cực.
- Công nghiệp đạt mức tăng trƣởng cao. Hoạt động xúc tiến đầu tƣ đƣợc đẩy mạnh, chủ động thu hút đầu tƣ và nhận đƣợc sự quan tâm cao của các nhà đầu tƣ trong và ngoài nƣớc, đặc biệt là doanh nghiệp Nhật Bản, Hàn Quốc, tạo động lực chính để thúc đẩy tăng trƣởng nhanh, bền vững.
- Nông nghiệp phát triển khá toàn diện với nhiều mô hình tổ chức sản xuất, liên kết chuỗi giá trị có hiệu quả. Chƣơng trình xây dựng nông thôn mới đƣợc triển khai mạnh mẽ, đồng bộ; hạ tầng nông nghiệp, nông thôn đƣợc đầu tƣ nâng cấp, diện mạo nông thôn có nhiều khởi sắc; đời sống vật chất, tinh thần của ngƣời dân nông thôn đƣợc cải thiện.
- Thu ngân sách tăng cao, 6 tháng đầu năm đạt 3.268,73 tỷ đồng (Tăng 58% so với cùng kỳ)
- Một số dự án lớn, trọng điểm trong lĩnh vực nông công nghiệp, dịch vụ hoàn thành đầu tƣ, đƣa vào sản xuất, khai thác.
- Thƣơng mại, dịch vụ có bƣớc phát triển, thu hút thành công các bệnh viện Trung ƣơng, trƣờng đại học, cao đẳng về đầu tƣ cơ sở II tại tỉnh, tạo tiền đề đƣa Hà Nam trở thành trung tâm dịch vụ chất lƣợng cao về y tế, giáo dục - đào tạo và du lịch.
- Văn hóa xã hội có nhiều hoạt động sôi nổi, an ninh xã hội đảm bảo. - Cải cách hành chính có chuyển biến tích cực.
- An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội đƣợc giữ vững. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Ninh Bình
Về phát triển kinh tế và cơ cấu ngành năm 2015
- Tốc độ tăng giá trị sản xuất ngành công nghiệp - xây dựng đạt 17,8% riêng công nghiệp tăng 24,3%, nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 1,7%, dịch vụ tăng 11,16%
- Về cơ cấu kinh tế trong GDP: công nghiệp - xây dựng chiếm 46%; nông, lâm nghiệp, thủy sản 14%, dịch vụ chiếm 40%.
- GDP bình quân đầu ngƣời đạt 37,3 triệu đồng; vốn đầu tƣ toàn xã hội đạt gần 19.600 tỷ đồng; sản lƣợng lƣơng thực có hạt đạt 50,9 vạn tấn;
- Thu ngân sách trên địa bàn đạt 2.963 tỷ đồng; kim ngạch xuất khẩu đạt 750 triệu USD; khách du lịch đạt 4,34 triệu lƣợt khách.
Về kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh giai đoạn 2011-2015, các đại biểu thống nhất trong giai đoạn này kinh tế của tỉnh tiếp tục tăng trƣởng với tốc độ khá, trung bình mỗi năm đạt 14,05%. Đến năm 2015, thu nhập bình quân/đầu ngƣời của tỉnh đạt 1.404,5 USD; tỉnh đã hoàn thành cơ bản quy hoạch phát triển các ngành, lĩnh vực chủ yếu, tạo điều kiện để thu thút đầu tƣ, phát triển kinh tế - xã hội.
Cơ cấu kinh tế từng bƣớc chuyển dịch theo hƣớng tăng tỉ trọng công nghiệp và dịch vụ, đồng thời có sự chuyển dịch giữa các thành phần kinh tế và các vùng trong tỉnh theo hƣớng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng nông, lâm nghiệp và thuỷ sản. Năm 2011 các tỉ lệ đó lần lƣợt là: công nghiệp - xây dựng chiếm 38,81%, dịch vụ chiếm 36,19%, nông lâm nghiệp, thủy sản chiếm 25%; năm 2015, giá trị tăng thêm khu vực ngành công nghiệp - xây dựng đã chiếm 49%, dịch vụ 36%, nông nghiệp chỉ còn 15%.
Trong những năm qua, ngành giao thông vận tải đang đẩy nhanh tiến độ thi công các trình giao thông trọng điểm, đặc biệt là hệ thống giao thông đƣờng bộ. Hệ thống đƣờng bộ đƣợc nâng cấp gồm: quốc lộ 1A, 10, 12B,...
Tuyến đƣờng sắt Bắc - Nam đi qua địa bàn tỉnh, có chiều dài 19 km với 4 ga là ga Ninh Bình, ga Cầu Yên, ga Ghềnh và ga Đồng Giao.
Hệ thống đƣờng thuỷ gồm 22 tuyến sông trong đó trung ƣơng quản lý 4 tuyến (sông Đáy, sông Hoàng Long, sông Vạc) và kênh với tổng chiều dài gần 364,3 km. Có 3 cảng chính do trung ƣơng quản lý là cảng Ninh Bình, cảng Ninh Phúc và cảng K3 cũng đã đƣợc nâng cấp.
Tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Nam Định
Cơ cấu kinh tế Tỉnh Nam Định từng bƣớc đƣợc chuyển dịch theo hƣớng tiến bộ tỷ trọng các ngành công nghiệp, thƣơng mại tăng giảm tƣơng đối các ngành nông nghiệp.Trong đó huyện Nghĩa Hƣng đang chuyển dịch theo hƣớng công nghiệp hóa-hiện đại hóa [51].
Đối với các ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp giá trị sản xuất cả năm đạt 958 tỷ đồng, tăng 19,3% so cùng kì. Các ngành nghề duy trì và phát triển ổn định, tăng trƣởng tốt nhƣ: sản xuất vật liệu xây dựng, may mặc, sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, cơ khí, chế biến lƣơng thực, thực phẩm... Huyện đang tập trung xúc tiến kêu gọi đầu tƣ vào các điểm công nghiệp xã Nghĩa Thái, TT Quỹ Nhất và các điểm công nghiệp theo quy hoạch trên địa bàn huyện. Một số doanh nghiệp ngành may đã tăng cƣờng đầu tƣ mở các chi nhánh, cơ sở may mặc gia công ở các xã Nghĩa Thịnh, Nghĩa Sơn, Nghĩa Hùng, Nghĩa Lợi, TT Quỹ Nhất [51]
Thủy sản là ngành kinh tế truyền thống của ngƣời dân biển đƣợc lƣu giữ và phát triển mạnh. Trƣớc kia, ngƣời dân địa phƣơng chủ yếu là khai thác đánh bắt. Từ đầu những năm 90, nuôi trồng đƣợc phát triển mạnh ở vùng bãi bồi thuộc cửa sông ven biển.
Năm 2005 sản lƣợng khai thác hải sản 9516 tấn, nuôi trồng 7496 tấn (trong đó, tôm 1455 tấn, cá 8551 tấn, vạng 3054 tấn, thuỷ sản khác 3952 tấn) [51].
Đến năm 2014, diện tích nuôi trồng thủy sản 3.020 ha.Trong đó có 2.002 ha đầm nuôi thủy sản mặn, lợ, và 1008 ha đầm nuôi thủy sản nƣớc ngọt, góp phần đƣa tổng sản lƣợng nuôi.
Tổng sản lƣợng cả năm 26.750 tấn, tăng 6,4% so với cùng kì năm 2013, trong đó khai thác đạt 11.250 tấn, sản lƣợng nuôi trồng đạt 15.500 tấn.
Giao thông vận tải đƣờng sông và đƣờng biển giá trị sản xuất vận tải cả năm 2014 đạt 177,3 tỷ đồng, tăng 19,6% so cùng kỳ năm 2013 (vận tải hành khách 69,2 tỷ đồng, hàng hóa 108,1 tỷ đồng).
Sản xuất trồng trọt chia làm hai vụ lúa, còn trồng xen một vụ mùa. Trồng trọt chiếm khoảng 60% trong cơ cấu của các ngành nông nghiệp. Cây trồng chủ yếu là cây lúa, năng suất không cao nhƣng mang lại tính ổn định [51]
Nghành chăn nuôi trên địa bàn huyện đã có sự tăng trƣởng khá nhanh trong thời gian gần đây, cơ cấu chăn nuôi trong ngành nông nghiệp từ 27,85% năm 2006 đã tăng khá và năm 2014 chiếm 34,99%.
Năm 2014, tổng đàn trâu 1.276 con, đàn bò 1.176 con, đàn lợn 80.250 con, gia cầm 1,01 triệu con. Sản lƣợng thịt hơi xuất chuồng 18.100 tấn, trong đó thịt lợn hơi 15.500 tấn.