THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG MỸ.
2.2.1, Thực trạng về kim ngạch xuất khẩu
Sau khi hiệp định BTA có hiệu lực, năm 2003 kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may tăng 167% so với năm 2002, 6 tháng đầu năm 2003 sau khi hiệp định BTA có hiệu lực, Mỹ không khống chế số lượng hàng dệt may vào Mỹ, bắt đầu cuối năm 2003, sang đầu năm 2004, Mỹ bắt đầu áp đặt hạn ngạch đối với hàng dệt may Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may các năm 2004, 2005 có phần chững lại, tăng 6-7% so với năm trước. Năm 2006, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may tăng vọt lên trên 18% so với năm 2005 (xem bảng 2.3). Kể từ ngày 11.1.2007, Mỹ
bãi bỏ chế độ hạn ngạch đối với hàng dệt may Việt Nam, nhưng chính quyền Mỹ đang áp dụng chính sách giám sát hàng dệt may Việt Nam và cam kết sẽ tự khởi
điều tra bán phá giá nếu thấy có dấu hiệu bán phá giá, hàng dệt may có khả năng gia tăng kim ngạch xuất khẩu Bảng 2.3 TỶ TRỌNG KNXK HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM TRONG TỔNG KNNK CỦA MỸ (2001-2006) Đvt: tỷ USD Năm 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Việt Nam (KNXK) 0,048 0,876 2.340 2.506 2.665 3.152 Mỹ (KNNK) 58.597 58.719 62.908 66.869 70.807 73.314 Tỷ trọng (%) 0,08 1,49 3,72 3,75 3,76 4,30 Nguồn : USITC
Mặc dù kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang Mỹ chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may hàng năm của Việt Nam, năm 2004 chiếm khoảng 57,88% và đạt 2,4 tỉ USD, nhưng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường Mỹ chiếm thị phần rất khiêm tốn, khoảng 3,75% (năm 2004) so với tổng kim ngạch nhập khẩu của Mỹ, năm 2006 thị phần hàng dệt may xuất khẩu tại Mỹ tăng chiếm 4,3%Mỹ đạt kim ngạch trên 3 tỷ USD.
Trong 5 năm gần đây, Mỹ là thị trường xuất khẩu hàng dệt may lớn nhất của Việt Nam, chiếm hơn 50% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may (xem bảng 2.4).
33
Bảng 2.4: