Thực trạng về lao động:

Một phần của tài liệu Luận văn chiến lược đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may việt nam vào thị trường mỹ đến năm 2010​ (Trang 38 - 39)

THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG MỸ.

2.2.5, Thực trạng về lao động:

Một lợi thế thường được nêu ra ở ngành dệt may Việt Nam là giá nhân công rẻ, nhưng chỉ tận dụng lợi thế này cho các đơn hàng gia công, nhưng những năm gần đây, nhiều đơn hàng dệt may của Mỹđã chạy sang Campuchia, nới có giá nhân công rẻ và không bị áp hạn ngạch.

Hiện nay, quản lý nội bộ của các doanh nghiệp vẫn còn yếu, kém phát triển, không chuyên nghiệp và chủ yếu dựa vào kinh nghiệm của các chủ doanh nghiệp. Trên thực tế, những đòi hỏi cơ bản nhất như tính chiến lược và kế hoạch kinh doanh dài hạn... phần lớn doanh nghiệp đều thiếu

Nhân lực cũng đang là một vấn đềđau đầu của nhiều doanh nghiệp. Hiện tại,

để tuyển đủ số cán bộ đạt tiêu chuẩn vẫn là một thách thức lớn. Qua điều tra của VCCI (Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam) cho thấy, có khoảng 11% tổng số doanh nghiệp không thỏa mãn với năng lực và trình độ chuyên môn của cán bộ làm công tác xuất nhập khẩu của mình. trong khi trình độ tự động hóa trên 20% công việc đã phổ biến ở 80,77% các doanh nghiệp có vốn FDI thì mới có 20,69% doanh nghiệp Nhà nước và 38,55% doanh nghiệp dân doanh đạt được mức này.

Hiện nay có gần 3triệu lao động làm trongngành dệt may với thu nhập từ

800.000 – 1.200.000 đồng/người/tháng.

Quan hệ lao động trong ngành dệt may - lĩnh vực cần nhiều lao động nhất -

đang rất căng thẳng, tình hình đình công liên miên và cuối năm 2005 và đầu năm 2006 tác động đến hầu hết doanh nghiệp ởđịa bàn phía Nam. Công nhân đình công không chỉ ở các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài với yêu cần cải thiện chính sách lương thưởng, chế độ trợ cấp mà hiện đã lan sang cả doanh nghiệp trong nước. Một trong những nguyên nhân trực tiếp dẫn đến các vụ đình công gần

39

đây là chế độ chính sách ở một số doanh nghiệp chưa thỏa đáng đồng thời cách thức giải quyết cũng chưa hợp lý. Tuy nhiên, cần báo động tình trang đình công với những yêu sách quá đáng. Nhà nước đã có chính sách nâng lương tối thiểu nhưng người lao động ở một số doanh nghiệp đấu tranh đòi điều chỉnh mức lương chung tăng lên tương ứng. Mỗi khi có đình công, chính quyền và công đoàn địa phương lại yêu cầu doanh nghiệp thỏa mãn các yêu cầu của người lao động dù có những yêu sách không hợp lý. Từđó dẫn đến tình trạng người lao động thấy cứđòi là được và đưa ra những yêu cầu vô lý. Điều này tạo ra một môi trường đầu tư và kinh doanh rất bất ổn. Một số nhà đầu tưĐài Loan vào lĩnh vực dệt đã có động thái dừng lại, thậm chí đối với cả dự án nhà máy dệt đã xây xong 80%.

Một phần của tài liệu Luận văn chiến lược đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may việt nam vào thị trường mỹ đến năm 2010​ (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)