THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG MỸ.
2.2.7, Thực trạng về phương thức kinh doanh:
Trong 5 năm, từ 2001 đến 2005 tỉ lệ gia công trong ngành may chỉ giảm
được trên 5%, từ 78,8% xuống còn 73,4%. Ngành dệt may là một trong những ngành dẫn đầu về kim ngạch xuất khẩu, nhưng chủ yếu là gia công nên dệt may Việt Nam từ lâu vẫn trong tình trạng “có tiếng” mà không “có miếng”. Chính vì vậy, việc giảm tỉ lệ gia công hàng dệt may, tăng tỉ lệ hàng FOB (mua đứt, bán đoạn) là xu hướng của nhiều doanh nghiệp những năm gần đây.
Các doanh nghiệp hiên nay vẫn duy trì thế ‘hai chân”, vẫn duy trì làm hàng gia công với những khách hàng mới chưa đủ tin tưởng, còn đối với các khách hàng
đã đủ tin tưởng và hiểu nhau thì tiến hành làm hàng FOB. Thông thường, làm hàng FOB, nhà sản xuất phải chủ động tìm nguyên liệu. Nhưng hiện nay các doanh nghiệp làm hàng FOB Việt Nam thường nhập nguyên liệu theo sự chỉ định của
41
phía khách hàng, gọi tình trạng này là “FOB giả” và cảnh báo, cách làm này rủi ro cao vì ta nhập nguyên liệu theo chỉ định của khách, nhưng nếu khách hàng bỏ hợp
đồng thì ta “chết”.
Đa số các doanh nghiệp sản xuất dệt may của Việt Nam hiện chỉ dừng lại ở
dạng gia công. Chỉ có 30% doanh nghiệp có khả năng sản xuất theo dạng xuất khẩu trực tiếp (FOB) đối với dệt may và 20% đối với ngành da giày. Nguyên nhân dẫn đến sự trì trệ này là do nhà sản xuất thiếu sự chủ động về nguồn nguyên phụ
liệu nên chưa nắm bắt được khuynh hướng tiêu dùng. Hiện, khách hàng chỉ biết
đến sản phẩm Việt Nam qua trung gian hoặc các nhà thầu phụ. Doanh nghiệp không chú trọng nhiều đến việc sản xuất nguyên phụ liệu vì đã có đối tác gia công cung cấp sẵn. Chính điều này đã tạo cho doanh nghiệp sựỷ lại, không đa dạng hóa
được sản phẩm. Nhưng về lâu dài, nếu họ không định hướng mặt hàng sản xuất phù hợp với thị hiếu, khả năng tiêu thụ thì khó đáp ứng được yêu cầu của người đặt hàng.