THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG MỸ.
2.10, Thực trạng về hoạt động marketing của các doanh nghiệp dệt may:
Hoạt động Marketing của một doanh nghiệp đóng vai trò rất quan trọng, nó quyêt định sự "sống còn" của một doanh nghiệp, vì marketing là khâu quyết định cho đầu ra của một doanh nghiệp. Trong xu thế toàn cầu hóa, có tính cạnh tranh cao như hiện nay, marketing lại càng quan trọng hơn trong việc xâm nhập và chiếm lĩnh thị trường
Nhiều công ty qui mô như Việt Tiến, May 10, Thành công đã bước đầu thực hiện khá tốt các hoạt động Marketing như: tìm kiếm và mở rộng thị trường, thực hiện nghiêm chỉnh qui trình kỹ thuật công nghệ sản xuất hàng xuất khẩu đúng yêu cầu của khách hàng về kỹ thuật may, bao bì đóng gói…Các doanh nghiệp còn tham gia các cuộc triển lãm hội nghị hội thảo tổ chức trong nước kể cả khi tổ chức ở
nước ngoài, đồng thời thường xuyên tham gia các hoạt động quảng cáo trên báo chí và các cuộc trình diễn thời trang nhằm "tô điểm" thêm cho tên tuổi của mình.
Thời gian qua, ngành dệt may xuất khẩu Việt Nam có nhiều khó khăn do công tác narketing còn yếu, không nắm bắt thông tin kịp thời. Sự ra đời của Viện mẫu thời trang Việt Nam ra đời năm 1996 với các chức năng như tìm hiểu thị
trường trong nước và ngoài nước, dự báo mẫu mã và chất liệu các sản phẩm may mặc thời trang của thế giới hiện nay. Nhiều cuộc trình diễn thời trang ở nước ngoài phần nào đã đưa hàng dệt may Việt Nam tiếp cận với thị trường thế giới về mẫu mã và chất liệu, chất lượng.
Vai trò của marketing trong thời gian này là rất quan trọng là "cầu nối" có tính chiến lược để đem hàng dệt may của Việt Nam giới thiệu cho khách hàng thế
giới, đồng thời phản ánh lại những mặt yếu kém của hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam giúp các doanh nghiệp may khắc phục những nhược điểm về sản phẩm may của mình.