HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG MỸ ĐẾN NĂM
3.4.1, Kiến nghị đối với Nhà nước:
3.4.1.1, Thực hiện các biện pháp ưu đãi cho các doanh nghiệp dệt may Chính sách ưu đãi về thuế: miễn thuế giá trị gia tăng (VAT) đối với nguyên liệu sợi bán cho các doanh nghiệp dệt, nguyên liệu vải cho các doanh nghiệp may
để sản xuất hàng xuất khẩu; giảm thuế thu nhập doanh nghiệp cho các doanh nghiệp may xuất khẩu.
Chính sách về vốn: cho phép các doanh nghiệp dệt may phát hành cổ phiếu, trái phiếu để huy động vốn; hỗ trợ 20% nguồn vốn ODA hằng năm để xây dựng Quỹđầu tư, đầu tư vào các ngành sản xuất phục vụ ngành dệt may; cho vay với lãi suất ưu đãi bằng 50% lãi suất cho vay hiện hành của ngân hàng đối với các dự án cải tiến đổi mới công nghệ, mở rộng sản xuất của doanh nghiệp dệt may
Chính sách hỗ trợ khác: đơn giản hóa thủ tục xuất khẩu đối với hàng dệt may; tạm thời không xét duyệt các dựa án đầu tư nước ngoài vào ngành dệt may xuất khẩu;có chính sách đãi ngộ kiều bào hải ngoại.
3.4.1.2, Xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng, hệ thống thông tin liên lạc và dịch vụ phục vụ cho ngành dệt may xuất khẩu:
68
Mở rộng và nâng cao năng lực hoạt động của hệ thống cảng, chú trọng nâng cao khả năng tiếp nhận an toàn cho tàu có trọng tải lớn (20-30ngàn tấn), cũng như
hện đại phương tiện bốc dỡ, mở rộng nâng cấp đường giao thông ra vào cảng Thường xuyên cập nhật thông tin về thị trường, giá cả, chính sách của Việt Nam và của Mỹ trên các phương tiện thông tin đại chúng phổ biến. Cứ 3 tháng một lần, cơ quan nhà nước nên có số liệu cập nhật với mức chi tiết cụ thểđể làm cơ sở
cho các doanh nghiệp đề ra định hướng sản xuất của mình, đồng thời có những dự
báo về cơ cấu thị trường để doanh nghiệp có thể chủ động đối phó với các diễn biến.
Thành lập các trung tâm tư vấn thuộc Chính phụ về công nghệ, tổ chức quản l y ngành dệt may
3.4.1.3, Cải tiến môi trường kinh doanh:
Hoàn thiện hệ thống pháp luật: ban hành các văn bản dưới luật kèm thao các bộ luật để hướng dẫn thực hiện các điều khoản thống nhất trong cả nước; chuêyn môn hóa các lực lượng nghiên cứu, soan thảo các văn bản pháp luật; ban hành luật sở hữu trí tuệ tránh sự vi phạm nhãn hàng.
Củng cố quan hệ ngoại giao với Mỹ. Thực hiện các lộ trình cam kết với Mỹ
khi Việt Nam đã là thanh viên của WTO.
Bộ thương mại giữ vai trò kiểm tra các họat động liên quan đến chức năng quản ly của nhà nước về kinh tế ngành dệt may, cung cấp thông tin thương mại về
ngành dệt may cũng như hoạt động xuất nhập khẩu hàng dệt may cập nhật và nhanh chóng, hỗ trợ ngành dệt may thông qua việc đề xuất các chinh sách liên quan đến ngành dệt may.