Thực trạng về năng lực sản xuất:

Một phần của tài liệu Luận văn chiến lược đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may việt nam vào thị trường mỹ đến năm 2010​ (Trang 36 - 38)

THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG MỸ.

2.2.4, Thực trạng về năng lực sản xuất:

Tính đến cuối năm 2006, cả nước có khoảng 2.000 doanh nghiệp sản xuất dệt may, trong đó gần 70% là doanh nghiệp tư nhân và cổ phần, 30% là các doanh nghiệp, khoảng trên 10 doanh nghiệp (chiếm 0,5%) và đang trong tiến trình cổ

phần hoá. Đơn vị nhà nước lớn nhất là Vinatex - một công ty chiếm khoảng 20% năng lực của ngành, nhưng cũng đã thực hiện cổ phần hóa xong đến trên 80% các công ty con. Phần còn lại cũng đang cổ phần hóa và sẽ hoàn tất vào cuối năm 2007.

37

Cản trở lớn nhất khiến cho hàng dệt may Việt Nam khó cạnh tranh được với một số nước xuất phát từ chính sự yếu kém của các doanh nghiệp. Đó là khả năng

đáp ứng đơn hàng còn chậm, khả năng thiết kế yếu cộng với thách thức về thiếu vốn đầu tư và quản lý nguồn vốn đầu tư chưa hiệu quả. Hầu hết các doanh nghiệp sản xuất hàng dệt may xuất khẩu đều có qui mô nhỏ, các ngành công nghiệp phụ

trợ còn yếu, các doanh nghiệp không có khả năng tổ chức sản xuất nhanh để giảm giá thành (do phải chờ nguyên phụ liệu nhập khẩu); đặc biệt chi phí điện, nước, thuế thu nhập, cước vận tải, viễn thông …còn quá cao. Vì thế các doanh nghiệp chưa mạnh dạn đầu tưđể gia tăng qui mô sản xuất, có thểđáp ứng nhưng đơn hàng lớn của khách hàng Mỹ.

Ngành dệt và sản xuất phụ liệu may trong nước vẫn chưa tương xứng với nhu cầu của thị trường, ngoài nguyên liệu đầu vào cho ngành may, bản thân ngành dệt cũng hầu như phụ thuộc hoàn toàn vào các nguồn cung cấp bên ngoài, nhập khẩu đến 95% nguyên liệu bông, 100% hóa chất và máy móc thiết bị. Trong ngành dệt, cho đến nay in nhuộm và hoàn tất vẫn là những khâu yếu nhất, khó khăn cho các doanh nghiệp Việt Nam là giá các thiết bị in, nhuộm thường rất cao, chi phí cho một dây chuyền hoàn chỉnh lên đến nhiều triệu USD. Vì thế, cho đến nay chỉ

một số doanh nghiệp lớn, được Nhà nước hỗ trợ bằng nguồn tín dụng ưu đãi, mới có đủ sức đầu tư cho công đoạn này. Công đoạn kéo sợi cũng chưa mạnh. Phần lớn các doanh nghiệp dệt của Việt Nam mới kéo được loại sợi có chỉ số 50, một số ít kéo được loại sợi 60. Riêng sợi có chỉ số cao, đến 80 hoặc 100, thì vẫn chưa có doanh nghiệp nào làm được.

Quy mô vốn đầu tư nhỏ khiến cho các doanh nghiệp không có đủ khả năng

ứng dụng công nghệ mới hay đầu tư vào máy móc thiết bị hiện đại đó; đầu tư dàn trải, cơ cấu chưa hợp lý nên đã không tạo được mũi nhọn trong chiến lược xuất khẩu của đất nước.Việc đầu tư của doanh nghiệp nhiều lúc chưa hiệu quả do thiếu thông tin về thị trường đầu vào như: vốn, lao động, nguyên vật liệu, thiết bị công nghệ; thông tin về chính sách và quy định của Nhà nước. Vì vậy chưa thực sự nắm bắt được những cơ hội kinh doanh tốt và dẫn tới những quyết định đầu tư thiếu hiệu quả.

38

Xu hướng hình thành trong ngành dệt may là sẽ phát triển theo chiều đứng – tức là một công ty phải có qui mô làm hết mọi khâu chứ không phải theo chiều ngang, tức là mỗi công ty phụ trách một khâu trong công đoạn làm ra sản phẩm hoàn chỉnh. Quy mô sản xuất như thế sẽ giúp giảm giá thành, tăng năng suất chứ

không thể cạnh tranh nhờ vào giá lao động rẻ.

Một phần của tài liệu Luận văn chiến lược đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may việt nam vào thị trường mỹ đến năm 2010​ (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)