8. Phương pháp nghiên cứu
1.2.4 Khái niệm kỹ năng tìm việc làm sau tốt nghiệp của sinh viên trường Đạ
học Khoa học Xã hội và Nhân văn
1.2.4.1 Khái niệm kỹ năng tìm việc làm
Theo tác giả Lê Phương Mai, Lê Thị Thêm và Nguyễn Thị Hoài Thu cho
rằng, “Kỹ năng tìm việc làm là một tập hợp các kỹ năng mà người lao động có
được thông qua giảng dạy hoặc kinh nghiệm thực tế được sử dụng để xử lý những vấn đề gặp phải trong quá trình tìm việc. Trong đó, kỹ năng quan trọng nhất là kỹ năng tự đánh giá bản thân, kỹ năng xác định công việc, kỹ năng tìm kiếm thông tin, kỹ năng chuẩn bị hồ sơ, kỹ năng giao tiếp trong phỏng vấn và đàm phán” [28,tr19]
Trong đề tài này, chúng tôi sử dụng khái niệm kỹ năng tìm việc làm như sau:
“ Là năng lực vận dụng kiến thức, kinh nghiệm của cá nhân vào các thao tác
Kiến thức ở đây bao gồm; đầu tiên phải kể đến những kiến thức về bản thân đó là hiểu biết về những điểm mạnh, điểm yếu, sở thích, sở trường, năng lực của bản thân, từ những hiểu biết về bản thân sinh viên định hướng được hoạt động cho cá nhân mình để đạt kết quả cao nhất.
Nhóm kiến thức thứ hai phải để đến là kiến thức kiến thức chung về ngành học, kiến thức chuyên ngành những nội dung này sinh viên được đào tạo trong chương trình học đại học. Qua quá trình tích lũy đủ số tín chỉ theo chương trình học, sinh viên sẽ có được một hệ thống kiến thức chung và kiến thức chuyên ngành, những kiến thức này giúp sinh viên vận dụng vào thực tế làm việc.
Mỗi ngành học đều mang đến những kỹ năng nghề nghiệp riêng, phục vụ cho nhu cầu của xã hội. Sự hiểu biết về ngành học bao gồm; các kiến thức về ngành học, lĩnh vực công việc có thể làm sau khi ra trường, kỹ năng cần thiết để phục vụ cho công việc, yêu cầu về thái độ với nghề nghiệp…
Trong 3 nhóm kiến thức cá nhân được đào tạo sẽ giúp cá nhân vận dụng vào thực tế của quá trình tìm việc làm. Tuy nhiên, chỉ có kiến thức thôi chưa đủ. Cá nhân cần vận dụng những kinh nghiệm, trải nghiệm của bản thân thông qua các hoạt động cụ thể trong trường đại học, trong quá trình là sinh viên để thực hiện có hiệu quả quá trình tìm việc làm của mình. Những kinh nghiệm, trải nghiệm ở đây có thể kể tới là các hoạt động phong trào trong trường đại học, hoạt động tình nguyện, hoạt động từ thiện, tham gia các câu lạc bộ - tổ - đội nhóm, hoạt động làm thêm của sinh viên…. Theo chúng tôi, để thực hiện quá trình tìm việc làm đạt hiệu quả cá nhân cần vận dụng kiến thức, kinh nghiệm vào các thao tác cụ thể của quá trình tìm việc như; các thao tác cụ thể của kỹ năng lập kế hoạch nghề nghiệp (xác định điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, xác định loại hình tổ chức có thể làm việc, xác định phạm vi, khoảng cách làm việc…), các thao tác cụ thể của kỹ năng tìm kiếm thông tin việc làm (các kênh thông tin tìm kiếm việc làm hiệu quả, cách thiết lập mối quan hệ cá nhân giúp ích cho quá trình tìm việc làm…), các thao tác cụ thể của kỹ năng nộp hồ sơ xin việc (cách chuẩn bị hồ sơ, đơn thư xin việc, cách trình bày văn
bản…), các thao tác cụ thể của kỹ năng phỏng vấn nhân sự (cách thức chuẩn bị cho buổi phỏng vấn về tâm lý, tác phong, trang phục, diện mạo bề ngoài…)
Trong đề tài này chúng tôi nghiên cứu kỹ năng tìm việc làm bao gồm: Kỹ năng lập kế hoạch nghề nghiệp, kỹ năng tìm kiếm thông tin việc làm, kỹ năng nộp hồ sơ xin việc, kỹ năng phỏng vấn nhân sự.
1.2.4.2 Khái niệm kỹ năng tìm việc làm của sinh viên sau tốt nghiệp trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.
Dựa trên khái niệm về kỹ năng, kỹ năng tìm việc làm. Theo chúng tôi, khái niệm kỹ năng tìm việc làm của sinh viên sau tốt nghiệp trường Đại học Khoa học
Xã hội và Nhân văn được hiểu như sau: “Là năng lực vận dụng kiến thức về ngành
học, kiến thức về xã hội, kinh nghiệm tích lũy trong quá trình học, vận dụng vào thực tế của quá trình tìm việc làm để sinh viên thực hiện có hiệu quả quá trình tìm việc.”
Năng lực vận dụng kiến thức về ngành học, kiến thức về xã hội được hiểu là hệ thống kiến thức sinh viên được đào tạo trong 4 năm học đại học, thông qua các môn học chung, môn học chuyên ngành, kiến thức về nghiệp vụ chuyên môn, bên cạnh đó là khả năng thích ứng, thích nghi nhanh với môi trường sống, khả năng thiết lập các mối quan hệ của sinh viên.
Kinh nghiệm tham gia các hoạt động được thể hiện qua các hoạt động cụ thể của sinh viên, từ những kinh nghiệm thực tế sinh viên tích lũy và hình thành những kỹ năng cần thiết phục vụ cho quá trình tìm việc làm sau tốt nghiệp.