8. Phương pháp nghiên cứu
1.2.5 Các mặt biểu hiện kỹ năng tìm việc làm của sinh viên sau tốt nghiệp
Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.
Trong khi việc làm ngày càng trở nên khó khăn đối với mỗi người lao động, để có được việc làm thì mỗi người lao động phải tích cực và chủ động trong quá trình tìm việc làm, gia tăng cơ hội có được việc làm cho bản thân. Sinh viên khi mới rời ghế nhà trường kinh nghiệm sống, kinh nghiệm xã hội, kỹ năng, vốn xã hội chưa nhiều đây chính là yếu tố ảnh hưởng tới cơ hội có việc làm của sinh viên. Để có được việc làm như mong muốn phụ thuộc rất nhiều vào các kỹ năng và cách thức tìm việc làm. Theo chúng tôi kỹ năng tìm việc làm của sinh viên sau tốt nghiệp
trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn được thể hiện qua 3 mặt: nhận thức – thái độ - hành động
Về mặt nhận thức: Kỹ năng tìm việc làm của sinh viên sau tốt nghiệp trường
Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thể hiện qua mặt nhận thức chính là quá trình lĩnh hội, tiếp thu những kiến thức, kinh nghiệm về mặt chuyên môn và rèn luyện về mặt kỹ năng phục vụ cho quá trình tìm việc làm sau tốt nghiệp.
Về mặt thái độ: Trên cơ sở nhận thức về kỹ năng tìm việc làm, mặt thái độ
tạo ra động cơ tích cực cho cá nhân trong quá trình rèn luyện và chiếm lĩnh kỹ năng cho bản thân. Mặt thái độ thể hiện khát vọng và sự quyết tâm, tính tích cực, tự giác, năng động, sáng tạo của cá nhân, thái độ tốt gắn liền với sự biểu hiện cảm xúc tích cực của cá nhân trong quá trình rèn luyện kỹ năng. Với sinh viên sau tốt nghiệp được thể hiện qua khát vọng và quyết tâm của chủ thể trong việc thay đổi nhận thức và hành vi để tích lũy kiến thức về chuyên môn phục vụ cho quá trình tìm việc. Thái độ tích cực, chủ động trong việc tích cực tích lũy các kiến thức về kỹ năng tìm kiếm việc làm thông qua các chương trình đào tạo chính thức hoặc không chính thức từ trường đại học hoặc các chương trình do các tổ chức bên ngoài.
Về mặt hành động: Những mặt biểu hiện của hành động trong quá trình rèn
luyện kỹ năng tìm việc làm là tần số thực hiện các hoạt động trau dồi kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm. Hành động là biểu hiện rõ nét nhất của mức độ đáp ứng các yêu cầu của quá trình tìm kiếm việc làm trước những yêu cầu của nhà tuyển dụng và của thị trường lao động nói chung.
a, Kỹ năng lập kế hoạch nghề nghiệp:
+ Về mặt nhận thức:
- Nhận thức về ý nghĩa của kỹ năng lập kế hoạch nghề nghiệp: Kỹ năng lập kế hoạch nghề nghiệp giúp sinh viên tự đánh giá bản thân về thể chất, phẩm chất, năng lực, chuyên môn và các điều kiện khác để lựa chọn công việc phù hợp.
- Nhận thức tầm quan trọng của kỹ năng lập kế hoạch nghề nghiệp: Giúp cho người lao động có thể tiến hành các hoạt động cụ thể một cách hiệu quả để
giành được vị trí công việc đó (bao gồm cả việc lường trước những rủi ro, thách thức có thể gặp phải và những thuận lợi, những nguồn lực có thể phát huy).
+ Về thái độ:
- Mức độ chủ động của sinh viên khi thực hiện kỹ năng lập kế hoạch nghề nghiệp - Mức độ tích cực của sinh viên khi thực hiện kỹ năng lập kế hoạch nghề nghiệp - Mức độ hứng thú, say mê của sinh viên khi thực hiện kỹ năng lập kế hoạch nghề nghiệp
- Mức độ hài lòng của sinh viên khi thực hiện kỹ năng lập kế hoạch nghề nghiệp - Mức độ quan tâm tới kỹ năng lập kế hoạch nghề nghiệp của sinh viên + Về hành động:
- Kỹ năng ở mức cao: Hành động mang tính ổn định, bền vững và sáng tạo. Sinh viên nắm vững được tri thức về phương thức hành động linh động, mềm dẻo trong các tình huống khác nhau, cách thức lập kế hoạch chi tiết, đầy đủ, biết kỹ xảo hóa hành động, làm chủ hoạt động của mình và biến những điểm mạnh, điểm yếu, sở thích, năng lực, tính cách, khí chất trở thành sở trường của mình.
Sinh viên thực hiện được đầy đủ các hành động như:
- Xác định được điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, xác định công việc phù hợp với sở thích, tính cách, năng lực, điều kiện sức khỏe, chuyên môn nghiệp vụ của bản thân.
- Xác định rõ ngành nghề, nhóm ngành nghề phù hợp với ngành học của mình - Xác định địa điểm, loại hình tổ chức mong muốn làm việc
- Thiết lập các mối quan hệ ( vốn xã hội) để tạo nguồn thông tin việc làm cho cá nhân khi ra trường.
- Thực hiện hóa mục tiêu nghề nghiệp - Kỹ năng ở mức trung bình:
Thực hiện được một số hành động của kỹ năng lập kế hoạch nghề nghiệp - Kỹ năng thực hiện ở mức thấp:
Sinh viên chưa thực hiện được các hoạt động cụ thể của kỹ năng lập kế hoạch nghề nghiệp
b, Kỹ năng tìm kiếm thông tin việc làm:
+ Về nhận thức:
- Nhận thức về ý nghĩa, tầm quan trọng của kỹ năng tìm kiếm thông tin việc làm giúp tiết kiệm được thời gian, công sức, chi phí trong quá trình tìm việc
- Nhận thức về các nguồn thông tin tuyển dụng như: thông tin tuyển dụng qua báo đài, qua tivi, qua trung tâm giới thiệu việc làm, internet, qua bạn bè người thân..)
- Nhận thức về các cơ sở tuyển dụng phù hợp với chuyên ngành đào tạo đang theo học
+ Về thái độ:
- Mức độ chủ động của sinh viên khi thực hiện kỹ năng tìm kiếm thông tin việc làm
- Mức độ tích cực của sinh viên khi thực hiện kỹ năng tìm kiếm thông tin việc làm
- Mức độ hứng thú, say mê của sinh viên khi thực hiện kỹ năng tìm kiếm thông tin việc làm
- Mức độ hài lòng của sinh viên khi thực hiện kỹ năng tìm kiếm thông tin việc làm
- Mức độ quan tâm tới kỹ năng tìm kiếm thông tin việc làm + Về hành động:
- Kỹ năng thực hiện ở mức cao:
Kỹ năng tìm kiếm thông tin việc làm mang tính ổn định, bền vững, sáng tạo của sinh viên. Sinh viên không những nắm bắt được các kênh thông tin tìm kiếm việc làm cơ bản đang được nhiều ứng viên quan tâm mà còn vận dụng sáng tạo các nguồn thông tin việc làm từ nhiều nguồn khác nhau. Bên cạnh đó việc nắm vững các kênh thông tin tìm việc làm giúp sinh viên nắm vững về tri thức, phương thức hành động linh hoạt trong các tình huống khác nhau. Sinh viên làm chủ các hoạt động của mình và biến những điều cá nhân lĩnh hội được thành sở trường trong quá trình tìm việc.
Sinh viên nắm bắt được các kênh thông tin tìm kiếm việc làm, tận dụng các cơ hội để nắm bắt được thông tin. Một số kênh thông tin việc làm như: Tìm kiếm thông tin việc làm qua bạn bè, người quen; tìm kiếm thông tin việc làm qua mạng internet; tìm kiếm thông tin việc làm qua thông tin tuyển dụng tại trường; đăng kí thông tin với nhà tuyển dụng; tìm kiếm việc làm qua các trung tâm giới thiệu việc làm....
- Kỹ năng ở mức trung bình:
Sinh viên chưa đa dạng hóa các nguồn thông tin tìm kiếm việc làm, thực hiện việc tìm kiếm thông tin việc làm ở một số nguồn thông tin nhất định.
- Kỹ năng ở mức thấp:
Sinh viên chưa biết cách tìm kiếm thông tin việc làm, gặp khó khăn trong quá trình tìm kiếm thông tin việc làm.
c, Kỹ năng chuẩn bị hồ sơ xin việc:
+ Về nhận thức:
- Nhận thức về tầm quan trọng của kỹ năng chuẩn bị hồ sơ xin việc: Giúp sinh viên có được một bộ hồ sơ hoàn chỉnh, có chất lượng, có sức hấp dẫn, là công
cụ để gây ấn tượng, thuyết phục nhà tuyển dụng lựa chọn mình.
- Nhận thức về cách thức trình bày hồ sơ xin việc gồm: Đơn xin việc, sơ yếu lý lịch, giấy khám sức khỏe, văn bằng chứng chỉ, kinh nghiệm công tác ....
- Nhận thức về cách thức nộp hồ sơ xin việc: qua email, qua bưu điện, nộp hồ sơ trực tiếp
- Nhận thức về cách thức sắp xếp bộ hồ sơ xin việc ... + Về thái độ:
- Mức độ chủ động của sinh viên khi thực hiện kỹ năng chuẩn bị hồ sơ xin việc - Mức độ tích cực của sinh viên khi thực hiện kỹ năng chuẩn bị hồ sơ xin việc - Mức độ hứng thú, say mê của sinh viên khi thực hiện kỹ năng chuẩn bị hồ sơ xin việc
- Mức độ hài lòng của sinh viên khi thực hiện kỹ năng chuẩn bị hồ sơ xin việc - Mức độ quan tâm tới kỹ năng chuẩn bị hồ sơ xin việc
- Kỹ năng ở mức cao:
Sinh viên nắm vững các yêu cầu của quá trình chuẩn bị hồ sơ xin việc, thủ tục, hồ sơ, giấy tờ có liên quan. Sinh viên nắm bắt các thao tác nộp hồ sơ xin việc tại các cơ quan, tổ chức. Biết cách sử dụng email, thông tin điện tử, hoặc gặp mặt trực tiếp để chuyển hồ sơ đến cho nhà tuyển dụng. Sinh viên thực hiện được phần lớn các hoạt động của kỹ năng chuẩn bị hồ sơ xin việc như: Nắm rõ yêu cầu của nhà tuyển dụng về bằng cấp, hồ sơ, chứng chỉ; biết cách viết đơn thư xin việc, sơ yếu lý lịch phù hợp với nhà tuyển dụng; biết cách xây dựng hình ảnh cá nhân mình qua hồ sơ xin việc và biết cách tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng;kiểm tra thông tin cá nhân, nội dung hồ sơ trước khi đến gặp nhà tuyển dụng.
- Kỹ năng ở mức trung bình:
Thực hiện được một số thao tác của kỹ năng chuẩn bị hồ sơ xin việc, quá trình thực hiện còn gặp khó khăn.
- Kỹ năng ở mức thấp:
Chưa thực hiện được các thao tác của kỹ năng chuẩn bị hồ sơ xin việc, sinh viên gặp rất nhiều khó khăn khi thực hiện kỹ năng này.
d, Kỹ năng phỏng vấn nhân sự:
+ Nhận thức:
- Nhận thức về tầm quan trọng, vai trò, ý nghĩa kỹ năng phỏng vấn nhân sự: Phỏng vấn nhân sự là khâu tuyển dụng gây nhiều khó khăn và căng thẳng nhất với ứng viên khi xin việc, đây là bước gặp gỡ trực tiếp trao đổi với nhà tuyển dụng và trả lời các câu hỏi liên quan đến công việc, kỹ năng. Nhận thức về vai trò và tầm quan trọng của quá trình phỏng vấn sẽ tạo cho ứng viên chuẩn bị kiến thức, có cách ứng xử phù hợp, có sự chuẩn bị về trang phục, kỹ năng, cách trình bày, kiểm soát tư thế khi đối diện với nhà tuyển dụng.
Tầm quan trọng kỹ năng phỏng vấn nhân sự: Giúp sinh viên vượt qua được những căng thẳng, trở ngại tâm lý để chuẩn bị tâm thế tốt, có thể tự tin hoàn thành tốt việc giao tiếp với nhà tuyển dụng.Là công cụ để người lao động thể hiện bản thân, thuyết phục nhà tuyển dụng một cách trực tiếp, sinh động nhất.
- Nhận thức về những kiến thức, kinh nghiệm sinh viên cần chuẩn bị trước khi bước vào phỏng vấn nhân sự
- Nhận thức về các câu hỏi thường gặp trước khi bước vào phỏng vấn nhân sự - Nhận thức về tầm quan trọng của các yếu tố tâm lý khi bước vào phỏng vấn nhân sự
- Nhận thức về cách chuẩn bị trang phục, tư thế, tác phong khi bước vào phỏng vấn nhân sự.
+ Về thái độ:
- Mức độ chủ động của sinh viên khi thực hiện kỹ năng phỏng vấn nhân sự - Mức độ tích cực của sinh viên khi thực hiện kỹ năng phỏng vấn nhân sự - Mức độ hứng thú, say mê của sinh viên khi thực hiện kỹ năng phỏng vấn nhân sự Mức độ hài lòng của sinh viên khi thực hiện kỹ năng phỏng vấn nhân sự
- Mức độ quan tâm tới kỹ năng phỏng vấn nhân sự + Về hành động:
Quá trình giao tiếp với nhà tuyển dụng là bước quan trọng quyết định thành công hay thất bại trong quá trình của ứng viên đi xin việc. Ở bước này, sinh viên nắm bắt được các yêu cầu của kỹ năng phỏng vấn nhân sự như: Kỹ năng chuẩn bị phục trang cho phù hợp, kỹ năng diễn đạt, kỹ năng kiểm soát tư thế, kỹ năng kiểm soát nét mặt…Và có những chuẩn bị về kiến thức khi đến phỏng vấn. Sinh viên thực hiện được đầy đủ các thao tác cơ bản của kỹ năng phỏng vấn nhân sự như: kỹ năng phục trang, kiểu tóc, trang điểm, phụ kiện lịch sự, trang nhã phù hợp với không gian, thời gian và vị trí ứng tuyển.
Kỹ năng diễn đạt: Để bộc lộ được năng lực bản thân và gây ấn tượng với người phỏng vấn, đây là kỹ năng vô cùng quan trọng, kỹ năng này không chỉ đơn thuần là khả năng nói trôi chảy, lưu loát mà còn phải biết diễn tả cảm xúc cá nhân qua cách nói, cách diễn đạt.
Kỹ năng kiểm soát tư thế: Là khả năng kiểm soát các cử chỉ của cơ thể phù hợp ngữ cảnh, tình huống trong quá trình phỏng vấn
Kỹ năng kiểm soát biểu hiện nét mặt: Bao gồm việc biểu lộ cảm xúc trên mặt và qua ánh mắt cũng như che giấu chúng, để có sự biểu cảm như ý muốn, phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp với nhà tuyển dụng; chuẩn bị về kiến thức: Kiến thức chuyên ngành, kiến thức về công ty ứng viên đang xin việc, kiến thức có liên quan tới công viêc…
- Kỹ năng ở mức cao: Sinh viên nắm bắt được đầy đủ mục đích và các điều kiện để thực hiện hành động, phương thức hành động. Sinh viên thực hiện đầy đủ các thao tác của kỹ năng phỏng vấn nhân sự, quá trình phỏng vấn nhân sự thành công.
- Kỹ năng ở mức trung bình:
Sinh viên nắm bắt được mục đích và các điều kiện để thực hiện hành động, phương thức hành động. Nắm bắt được các yêu cầu và điều kiện của kỹ năng giao tiếp với nhà tuyển dụng tuy nhiên chỉ thực hiện được một số thao tác của kỹ năng, quá trình phỏng vấn nhân sự gặp khó khăn.
- Kỹ năng ở mức thấp:
Sinh viên nhận thức được mục đích, yêu cầu, có các thao tác cần thiết của kỹ năng giao tiếp với nhà tuyển dụng. Tuy nhiên, cá nhân chưa thực hiện được các thao tác cơ bản của quá trình phỏng vấn nhân sự.