Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

Một phần của tài liệu Kỹ năng tìm việc làm sau tốt nghiệp của sinh viên trường đại học khoa học xã hội và nhân văn (Trang 50 - 55)

8. Phương pháp nghiên cứu

2.2.2 Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

+ Mục đích nghiên cứu:

Thu thập những thông tin về kỹ năng tìm việc làm sau tốt nghiệp của sinh viên trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn biểu hiện qua 3 mặt: Nhận thức, thái độ, hành động, đồng thời chỉ ra các yếu tố khách quan và chủ quan ảnh hưởng đến kỹ năng tìm việc làm của sinh viên. Bên cạnh đó tìm hiểu những thông tin có tính chất khái quát về nhóm khách thể như: giới tính, xếp loại tốt nghiệp, công việc hiện tại đúng chuyên ngành hay không đúng chuyên ngành, thời gian tìm được việc làm sau tốt nghiệp, mức lương hiện tại, nguyện vọng, đề xuất nâng cao kỹ năng tìm việc làm của sinh viên sau tốt nghiệp...

+ Nội dung nghiên cứu:

Căn cứ vào mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu, chúng tôi xây dựng bảng hỏi có cấu trúc gồm 5 phần:

Phần 1: Kỹ năng tìm việc làm của sinh viên sau tốt nghiệp biểu hiện qua mặt nhận thức, gồm các câu: 2,6,9,12. Cụ thể ở đây chúng tôi tìm hiểu các nội dung:

- Nhận thức về ý nghĩa của từng kỹ năng tìm việc làm:

* Kỹ năng lập kế hoạch nghề nghiệp có ý nghĩa cơ bản là:

Giúp cho người lao động tự đánh giá bản thân, có thể tiến hành các hoạt động cụ thể một cách hiệu quả để giành được vị trí công việc đó (bao gồm cả việc lường trước những rủi ro, thách thức có thể gặp phải và những thuận lợi, những nguồn lực có thể phát huy).

Qui ước điểm: Gồm 3 mức độ - Quan trọng: 3 điểm

- Bình thường: 2 điểm - Không quan trọng: 1 điểm

* Kỹ năng tìm kiếm thông tin việc làm có những ý nghĩa cơ bản:

- Thu thập được nhiều nguồn thông tin tuyển dụng

- Snh viên có điều kiện để lựa chọn và tìm được công việc phù hợp với bản thân thông qua các nguồn thông tin việc làm

- Tiết kiệm được thời gian, công sức, chi phí trong quá trình tìm việc. Qui ước điểm: Gồm 3 mức độ

- Quan trọng: 3 điểm - Bình thường: 2 điểm - Không quan trọng: 1 điểm

* Kỹ năng chuẩn bị hồ sơ xin việc có ý nghĩa

Giúp sinh viên có được một bộ hồ sơ hoàn chỉnh, có chất lượng, có sức hấp

dẫn, là công cụ để gây ấn tượng, thuyết phục nhà tuyển dụng lựa chọn mình.

Qui ước điểm: Gồm 3 mức độ - Quan trọng: 3 điểm

- Bình thường: 2 điểm - Không quan trọng: 1 điểm

* Kỹ năng phỏng vấn nhân sự có ý nghĩa:

Giúp sinh viên chuẩn bị kiến thức, tâm lý, kỹ năng khi phỏng vấn nhân sự

giúp ứng viên tự tin khi đến làm việc với nhà tuyển dụng. Qui ước điểm: Gồm 3 mức độ

- Quan trọng: 3 điểm - Bình thường: 2 điểm - Không quan trọng: 1 điểm

* Cách tính điểm cho các câu hỏi phần nhận thức:

Cách tính điểm cho mức độ nhận thức như sau: Mức độ cao: 3 điểm

Mức độ trung bình: 2 điểm Mức độ thấp: 1 điểm

Qui ước xếp loại giá trị trung bình như sau: 1 ≤ ĐTB ≤ 1,67: Nhận thức ở mức độ thấp

1,68 < ĐTB ≤ 2,33: Nhận thức ở mức độ trung bình 2,34 < ĐTB ≤ 3: Nhận thức ở mức độ cao

Phần 2: Kỹ năng tìm việc làm của sinh viên sau tốt nghiệp trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn biểu hiện qua mặt thái độ gồm các câu 1,15 . Cụ thể ở đây chúng tôi tìm hiểu các nội dung: Mức độ chủ động của sinh viên khi thực hiện kỹ năng tìm việc làm; mức độ hài lòng của sinh viên khi thực hiện kỹ năng tìm việc làm.

Thứ nhất: Về mức độ chủ động, hài lòng của sinh viên khi thực hiện kỹ năng lập kế hoạch nghề nghiệp.

Qui ước điểm: - Chủ động: 3 điểm - Ít chủ động :2 điểm - Không chủ động: 1 điểm

Thứ hai: Về mức độ chủ động, hài lòng của sinh viên khi thực hiện kỹ năng tìm kiếm thông tin việc làm

Qui ước điểm: - Chủ động: 3 điểm - Ít chủ động :2 điểm - Không chủ động: 1 điểm

Thứ ba: Về mức độ chủ động, hài lòng của sinh viên khi thực hiện kỹ năng chuẩn bị hồ sơ xin việc

Qui ước điểm: - Chủ động: 3 điểm - Ít chủ động :2 điểm - Không chủ động: 1 điểm

Thứ tư: Về mức độ chủ động, hài lòng của sinh viên khi thực hiện kỹ năng phỏng vấn nhân sự

Qui ước điểm: - Chủ động: 3 điểm - Ít chủ động :2 điểm - Không chủ động: 1 điểm

* Cách tính điểm cho phần thái độ như sau:

Mức độ cao: 3 điểm Mức độ trung bình: 2 điểm Mức độ thấp: 1 điểm

Qui ước xếp loại giá trị trung bình như sau: 1 ≤ ĐTB ≤ 1,67: Thái độ ở mức độ thấp

1,68 < ĐTB ≤ 2,33: Thái độ ở mức độ trung bình 2,34 < ĐTB ≤ 3: Thái độ ở mức độ cao

Phần 3: Kỹ năng tìm việc làm sau tốt nghiệp của sinh viên trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn biểu hiện qua hành động, gồm các câu 4,5,7,10,13. Cụ thể ở đây chúng tôi tìm hiểu các nội dung: Mức độ thực hiện các hành động của kỹ năng lập kế hoạch nghề nghiệp; mức độ thực hiện các hành động của kỹ năng tìm kiếm thông tin việc làm; mức độ thực hiện các hành động của kỹ năng chuẩn bị hồ sơ xin việc; mức độ thực hiện các hành động của kỹ năng phỏng vấn nhân sự.

* Mức độ thực hiện kỹ năng lập kế hoạch nghề nghiệp: Đánh giá mức độ thực hiện

các hoạt động trong kỹ năng lập kế hoạch nghề nghiệp của sinh viên sau tốt nghiệp gồm 6 nội dung (phụ lục đính kèm):

Qui ước điểm:

- Thực hiện mức độ tốt: 3 điểm

- Thực hiện mức độ trung bình: 2 điểm - Thực hiện mức độ chưa tốt: 1 điểm

* Mức độ thực hiện kỹ năng tìm kiếm thông tin việc làm: Đánh giá mức độ thực hiện

các hoạt động tìm kiếm thông tin việc làm của sinh viên gồm 5 (phụ lục đính kèm) nội dung.

Qui ước điểm:

- Thực hiện mức độ tốt: 3 điểm

- Thực hiện mức độ trung bình: 2 điểm - Thực hiện mức độ chưa tốt: 1 điểm

* Mức độ thực hiện kỹ năng chuẩn bị hồ sơ xin việc: Đánh giá mức độ thực hiện

hoạt động chuẩn bị hồ sơ xin việc của sinh viên sau tốt nghiệp gồm 5 (phụ lục đính kèm) nội dung.

Qui ước điểm:

- Thực hiện mức độ tốt: 3 điểm

- Thực hiện mức độ trung bình: 2 điểm - Thực hiện mức độ chưa tốt: 1 điểm

* Mức độ thực hiện kỹ năng phỏng vấn nhân sự: Đánh giá mức độ thực hiện hoạt động

phỏng vấn nhân sự của sinh viên sau tốt nghiệp gồm 5 (phụ lục đính kèm) nội dung. Qui ước điểm:

- Thực hiện mức độ tốt: 3 điểm

- Thực hiện mức độ trung bình: 2 điểm - Thực hiện mức độ chưa tốt: 1 điểm

* Cách tính điểm cho phần hành động như sau:

Cách tính điểm cho mức độ hành động như sau: Mức độ cao: 3 điểm

Mức độ trung bình: 2 điểm Mức độ thấp: 1 điểm

Qui ước xếp loại giá trị trung bình như sau: 1 ≤ ĐTB ≤ 1,67: Hành động ở mức độ thấp

1,68 < ĐTB ≤ 2,33: Hành động ở mức độ trung bình 2,34 < ĐTB ≤ 3: Hành động ở mức độ cao

Phần 4: Tìm hiểu những yếu tố chủ quan và khách quan ảnh hưởng tới kỹ năng tìm kiếm việc làm của sinh viên sau tốt nghiệp, câu hỏi số 16, gồm 4 yếu tố chủ quan và 5 yếu tố khách quan

Qui ước điểm: - Ảnh hưởng: 3 điểm - Ít ảnh hưởng: 2 điểm - Không ảnh hưởng: 1 điểm

* Cách tính điểm cho phần các yếu tố ảnh hưởng như sau:

Cách tính điểm cho mức độ ảnh hưởng như sau: Mức độ cao: 3 điểm

Mức độ trung bình: 2 điểm Mức độ thấp: 1 điểm

Qui ước xếp loại giá trị trung bình như sau: 1 ≤ ĐTB ≤ 1,67: Ảnh hưởng ở mức độ thấp

1,68 < ĐTB ≤ 2,33: Ảnh hưởng ở mức độ trung bình 2,34 < ĐTB ≤ 3: Ảnh hưởng ở mức độ cao

Phần 5: Tìm hiểu những đề xuất của sinh viên, tìm hiểu những thông tin về bản thân SV, bao gồm: giới tính, chuyên ngành tốt nghiệp, xếp loại tốt nghiệp, thời gian tìm được việc làm sau tốt nghiệp, mức lương hiện tại, đã tìm được việc làm hay chưa tìm được việc làm, công việc đúng chuyên ngành hay không đúng chuyên ngành

Sau khi chỉnh sửa và khảo sát thử, bảng hỏi được dùng để điều tra chính thức trên khách thể là sinh viên sau tốt nghiệp.

+ Cách thức tiến hành:

Đối với bảng hỏi chúng tôi đưa ra câu hỏi có nhiều phương án lựa chọn. Những thông tin cá nhân để cuối bảng hỏi và không hỏi tên khách thể để tránh sự e ngại cho khách thể nghiên cứu.

Chúng tôi tiến hành nghiên cứu vào thời điểm 1 năm sau khi tốt nghiệp của sinh viên khóa QH-2010-X. Phiếu khảo sát được thiết kế ở dạng khảo sát trực tuyến, gặp mặt trực tiếp.

Một phần của tài liệu Kỹ năng tìm việc làm sau tốt nghiệp của sinh viên trường đại học khoa học xã hội và nhân văn (Trang 50 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)