Sinh viên Đ.P.H

Một phần của tài liệu Kỹ năng tìm việc làm sau tốt nghiệp của sinh viên trường đại học khoa học xã hội và nhân văn (Trang 107 - 110)

8. Phương pháp nghiên cứu

3.5.1 Sinh viên Đ.P.H

a. Vài nét về bản thân:

Họ và tên: Đ.P.H

Công việc đang làm: Chuyên viên hành chính – nhân sự, tập đoàn Geleximco Năm sinh: 1992

Kết quả tốt nghiệp: Loại giỏi

Quá trình xin việc: Nộp 5 hồ sơ xin việc và được nhận vào làm việc cả 5 công ty

b. Biểu hiện kỹ năng tìm việc làm của sinh viên

+ Nhận thức: Có nhận thức đúng đắn và đầy đủ về kỹ năng tìm việc làm + Thái độ: Tích cực, chủ động tìm kiếm các thông tin việc làm liên quan đến ngành học:

+ Hành động:

- Kỹ năng lập kế hoạch nghề nghiệp: Sinh viên đã lập kế hoạch cho bản thân mình, xác định mục tiêu nghề nghiệp đó là làm việc về lĩnh vực hành chính, nhân sự. Địa điểm làm việc tại Hà Nội, xác định làm việc tại các công ty uy tín trong khối doanh nghiệp tư nhân – nước ngoài, mức lương cơ bản từ 5 triệu trở lên.

- Kỹ năng tìm kiếm thông tin việc làm: Để thực hiện hóa mục tiêu nghề nghiệp, sinh viên bắt đầu tìm kiếm thông tin việc làm và tham gia quá trình tuyển dụng trước khi tốt nghiệp 3 tháng. Một số kênh thông tin sinh viên cảm nhận uy tín và phù hợp với bản thân đó là: Careerbuilder và jobstreet. Sau khi tìm kiếm được thông tin tuyển dụng phù hợp, sinh viên luôn tìm kiếm địa chỉ công ty và số điện thoại của đơn vị tuyển dụng để tránh bị lừa đảo và mất công trong quá trình tham gia phỏng vấn.

- Kỹ năng chuẩn bị hồ sơ xin việc: Sinh viên tham khảo các mẫu đơn, thư trên mạng sau đó viết một bản sơ yếu lý lịch, đơn xin việc theo cách riêng của mình. Đặc biệt sinh viên rất lưu ý khi gửi hồ sơ đến các vị trí khác nhau ở công ty khác nhau, sinh viên sẽ kiểm tra lại thông tin tuyển dụng và viết lại cho phù hợp với vị trí công việc, với công ty ứng tuyển.

- Phỏng vấn nhân sự: Điểm thuận lợi của sinh viên là khả năng nói lưu loát, dễ ghi điểm với nhà tuyển dụng bằng ngoại hình của bản thân. Bên cạnh đó trước khi tham gia vào quá trình xin việc, sinh viên đã dành nhiều thời gian để tự nghiên cứu các kiến thức, kỹ năng, tư thế, tác phong khi đi phỏng vấn. Sinh viên có tâm lý hoàn toàn thoải mái và tự tin khi đến làm việc với nhà tuyển dụng. Bên cạnh đó, theo

sinh viên có nhiều đơn vị sử dụng lao động họ phỏng vấn bằng tiếng anh, nếu ứng viên chuẩn bị kiến thức về ngoại ngữ chưa được tốt thì đây cũng là một điểm trừ.

Khi đi phỏng vấn sinh viên lựa chọn trang phục phù hợp với vị trí công việc sẽ đảm nhận, trang điểm nhẹ, chú ý đến giày dép phải được bọc cao su cẩn thận tránh gây ra tiếng ồn, tư thế luôn mỉm cười và nhìn thẳng người phỏng vấn tạo vẻ thân thiện, tác phong chuyên nghiệp. Trả lời đúng trọng tâm câu hỏi của người phỏng vấn và nên chuẩn bị trước nội dung giới thiệu về bản thân thật chuyên nghiệp, đầy đủ, ngắn gọn.

c. Một số yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng tìm việc làm của sinh viên

Sinh viên tham gia liên chi đoàn khoa Khoa học quản lý trong 4 năm là sinh viên. Bên cạnh các hoạt động tại trường, sinh viên tham gia các chương trình cho thiếu nhi do các đơn vị ngoài trường tổ chức như: tham gia tổ chức tham gia hội trại trăng non với aptech, hương tháng ba, tổ chức chương trình hỗ trợ kiến thức các môn học như tiếng anh, toán, triết học cho hội viên.

Sinh viên đi làm thêm những công việc như: gia sư, PG, quản lý đội nhân viên bê trap phục vụ các đám hỏi, với vai trò là nhân viên hành chính – nhân sự thực tập tại các cơ quan.

Theo H những hoạt động này giúp cá nhân em rèn luyện được nhiều kỹ năng cho bản thân và tạo cho em những điều kiện thuận lợi để có được các mối quan hệ xã hội sau khi ra trường.

d. Đánh giá về kỹ năng tìm việc làm của sinh viên

Theo chia sẻ của H, lý do em xin việc thành công “Em xác định đúng vị trí,

doanh nghiệp, em đã biết cách chuẩn bị một bản sơ yếu lý lịch đẹp, tạo được ấn tượng với nhà tuyển dụng, khi tham dự phỏng vấn em thể hiện được sự chuyên nghiệp- tự tin của cá nhân”

Sinh viên có quá trình tìm việc thành công, dựa trên nền tảng về kiến thức và có sự chuẩn bị về kỹ năng tìm kiếm việc làm, kỹ năng nghề nghiệp ngay từ khi còn là sinh viên. Bản thân sinh viên luôn năng động, tự tin, chủ động chiếm lĩnh các cơ hội.

Một phần của tài liệu Kỹ năng tìm việc làm sau tốt nghiệp của sinh viên trường đại học khoa học xã hội và nhân văn (Trang 107 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)