Thực trạng kỹ năng chuẩn bị hồ sơ xin việc

Một phần của tài liệu Kỹ năng tìm việc làm sau tốt nghiệp của sinh viên trường đại học khoa học xã hội và nhân văn (Trang 76 - 82)

8. Phương pháp nghiên cứu

3.2.3 Thực trạng kỹ năng chuẩn bị hồ sơ xin việc

a. Kỹ năng chuẩn bị hồ sơ xin việc của sinh viên sau tốt nghiệp trường ĐHKHXH&NV biểu hiện qua nhận thức

Ngay khi tham gia quá trình tuyển dụng, ứng viên chưa có cơ hội gặp trực tiếp nhà tuyển dụng thì hồ sơ ứng viên như một bản giới thiệu hoàn chỉnh về kỹ

năng, kiến thức, năng lực, sở trường gửi đến nhà tuyển dụng. Vậy làm cách nào để những trang giấy vô hình giúp ứng viên được nhà tuyển dụng chú ý tới, đây là vấn đề vô cùng quan trọng khi ứng viên quyết định lựa chọn doanh nghiệp, tổ chức và bước khởi đầu cho quá trình thực hiện hóa nghề nghiệp mình yêu thích. Khi được hỏi về vai trò kỹ năng chuẩn bị hồ sơ xin việc, chúng tôi thu được kết quả như sau:

Bảng 3.9: Mức độ nhận thức của sinh viên về kỹ năng chuẩn bị hồ sơ xin việc

Mức độ N % ĐTB

Quan trọng 67 47.2

2.23

Bình thường 40 28.2

Không quan trọng 35 24.6

Mỗi bạn sinh viên sau khi tốt nghiệp đều trang bị cho mình một bộ hồ sơ theo chuẩn chung như: đơn thư xin việc, sơ yếu lý lịch, văn bằng chứng chỉ, giấy chứng nhận sức khỏe và các nội dung khác theo yêu cầu riêng của nhà tuyển dụng. Với kỹ năng này đa phần sinh viên đều nhận thức được tầm quan trọng 67(47.2%), tuy nhiên, có tới 40 (28.2%) sinh viên nhận thức ở mức bình thường và 35(24.6%) sinh viên nhận thức ở mức thấp. Một bộ hồ sơ hoàn chỉnh, không những đầy đủ về nội dung mà cần mang tính thẩm mỹ cao đặc biệt hơn là bộ hồ sơ phải gây ấn tượng với nhà tuyển dụng. Thực tế cho thấy, bên cạnh hàng trăm, nghìn hồ sơ cùng tham gia ứng tuyển, nhà tuyển dụng sẽ ưu tiên những ứng viên có được bộ hồ sơ bắt mắt, ấn tượng, đầy đủ, trong đó ứng viên thể hiện được bản thân mình như một nhân cách hoàn chỉnh qua từng trang hồ sơ.

b. Kỹ năng chuẩn bị hồ sơ xin việc của sinh viên sau tốt nghiệp trường ĐHKHXH&NV biểu hiện qua thái độ

Để tìm hiểu mức độ chủ động của sinh viên khi chuẩn bị hồ sơ xin việc, chúng tôi đã tiến hành khảo sát và thu được kết quả như sau:

Bảng 3.10: Mức độ chủ động của sinh viên khi thực hiện kỹ năng chuẩn bị hồ sơ xin việc

Kỹ năng chuẩn bị hồ sơ xin việc

Mức độ

ĐTB Chủ động Ít chủ động Không chủ động

N % N % N %

71 50 40 28.2 31 21.8 2.28

Hài lòng Ít hài lòng Không hài lòng

60 42.3 60 42.3 22 15.5 2.27

Tổng 65.5 46.1 50 35.2 26.5 18.6 2.27

Qua bảng khảo sát cho thấy đa phần sinh viên đã chủ động khi thực hiện kỹ năng chuẩn bị hồ sơ xin việc (ĐTB:2.28). Với 71 sinh viên (50%) lựa chọn chuẩn bị hồ sơ xin việc ở mức chủ động, 40 sinh viên (28.2%) sinh viên lựa chọn mức ít chủ động và 31 sinh viên (21.8%) lựa chọn mức không chủ động.

Khi bắt đầu quá trình tìm việc, việc đầu tiên nghĩ đến đó là bộ hồ sơ xin việc, mỗi cá nhân đều tự trang bị cho những một bộ hồ sơ theo những qui định chung, những yêu cầu về hồ sơ được nhiều trang mạng về việc làm, sách, báo, tạp chí hướng dẫn. Chính bởi vậy, sinh viên hoàn toàn có cơ hội chủ động nắm bắt được những kỹ năng cần thiết của bộ hồ sơ xin việc.

Bên cạnh khảo sát về mức độ chủ động, chúng tôi tìm hiểu về mức độ hài lòng của sinh viên khi chuẩn bị hồ sơ xin việc, kết quả như sau:

Sinh viên hài lòng về hồ sơ xin việc ở mức độ trung bình (ĐTB:2.27), trong đó có 60 sinh viên (42.3%) hài lòng, 60 sinh viên (42.3%) lựa chọn mức độ ít hài lòng và 22 sinh viên (15.5%) lựa chọn mức độ không hài lòng. Trên thực tế, việc nắm bắt được các thông tin về hồ sơ xin việc là một lợi thế lớn để có bộ hồ sơ đầy đủ, hoàn chỉnh. Tuy nhiên, hồ sơ xin việc còn đòi hỏi mang tính chuyên nghiệp và tính thẩm mỹ cao, chính bởi vậy việc có một bộ hồ sơ đầy đủ nhưng chưa chắc đã mang đến sự hài lòng của người chuẩn bị hồ sơ và đơn vị tuyển dụng nhận hồ sơ.

c. Kỹ năng chuẩn bị hồ sơ xin việc của sinh viên sau tốt nghiệp trường ĐHKHXH&NV biểu hiện qua hành động

Hồ sơ xin việc là một tập văn bản tài liệu tóm tắt về bản thân, quá trình học tập, kinh nghiệm làm việc dùng để xin việc làm. Hồ sơ xin việc được qui định theo mỗi ngành nghề, doanh nghiệp có sự khác biệt. Để tìm hiểu về mức độ thực hiện kỹ năng chuẩn bị hồ sơ xin việc của sinh viên chúng tôi thu được kết quả như sau:

Bảng 3.11: Mức độ thực hiện kỹ năng chuẩn bị hồ sơ xin việc

Nội dung

Mức độ

ĐTB Tốt Bình thường Không tốt

N % N % N %

Nắm rõ yêu cầu của bộ hồ sơ xin việc

31 21.8 68 47.9 43 30.3 1.92

Biết cách viết sơ yếu lý lịch, đơn thư xin việc

9 6.3 77 54.2 56 39.4 1.67

Biết cách sắp xếp hồ sơ, trình bày văn bản, cách viết thông tin trên bao bì

46 32.4 64 45.1 32 22.5 2.10

Xây dựng bố cục, nội dung và cách diễn đạt trong đơn thư xin việc , sơ yếu lý lịch

30 21.1 78 54.9 34 23.9 1.97

Kiểm tra kỹ càng hồ sơ trước khi đến gặp nhà tuyển

dụng 47 33.1 59 41.5 36 25.4

2.08

Tổng 33 22.9 69 48.7 40 27.7 1.95

Qua kết quả khảo sát cho thấy, mức độ thực hiện kỹ năng chuẩn bị hồ sơ xin việc của sinh viên ở mức trung bình (ĐTB:1.9), một số hoạt động thực hiện ở mức thấp đó là hoạt động viết sơ yếu lý lịch, đơn thư xin việc (ĐTB:1.67), có 9 sinh viên (6.3%) thực hiện mức tốt, số lượng sinh viên thực hiện ở mức trung bình có 77 sinh viên (54.2%) và 56 sinh viên (39.4%) ở mức không tốt. Bên cạnh đó hoạt động xây

dựng bố cục, nội dung, cách diễn đạt trong sơ yếu lý lịch, đơn thư xin việc của sinh viên cũng ở mức trung bình (ĐTB:1.97), với 30 sinh viên cho rằng mình thực hiện ở mức tốt (21.1%) nhưng có tới 78 sinh viên (54.9) và 34 sinh viên (23.9%) cho rằng thực hiện ở mức trung bình và không tốt. Quá trình xin việc đòi hỏi sinh viên cần có những kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm về lĩnh vực nghề nghiệp và những kỹ năng chuẩn bị cho quá trình tìm việc, trong đó bản sơ yếu lý lịch và đơn thư xin việc là yếu tố quan trọng nhất trong bộ hồ sơ xin việc. Ngày nay, với sự phát triển của các phương tiện thông tin đại chúng, sinh viên có thể truy cập được những mẫu sơ yếu lý lịch, đơn thư xin việc ở rất nhiều trang tuyển dụng, các trang thông tin hỗ trợ sinh viên... tuy nhiên, những mẫu có sẵn này thường được nhà tuyển dụng đánh giá không cao và không làm nổi bật được kỹ năng, kinh nghiệm, điểm mạnh, điểm yếu của từng cá nhân. Đôi khi những mẫu có sẵn này khiến nhà tuyển dụng cảm thấy nhàm chán, sơ sài về bộ hồ sơ của ứng viên:

Anh T.N.T, tập đoàn V cho biết: “Chúng tôi đánh giá cao kỹ năng chuẩn bị

hồ sơ xin việc của các bạn sinh viên Nhân văn, hồ sơ thường đầy đủ theo đúng yêu cầu của nhà tuyển dụng, tuy nhiên có một nhược điểm lớn đó chính là việc sử dụng chung một mẫu đơn xin việc, mẫu sơ yếu lý lịch xin việc cho nhiều vị trí khác nhau, các bạn nên viết đơn xin việc, CV xin việc theo những yêu cầu của từng vị trí do đơn vị tuyển dụng đưa ra”.

Chia sẻ về cách chọn lọc thông tin khi chuẩn bị sơ yếu lý lịch, đơn thư xin

việc bạn Đ.B.H chia sẻ: “Em tham khảo mẫu trên internet, nhưng em chỉnh sửa

theo mẫu của bản thân em để làm nổi bật điểm mạnh – điểm yếu và tạo sự khác biệt không như những bộ hồ sơ mẫu khác, với mỗi vị trí tuyển dụng em đều viết đơn xin việc riêng trình bày trong đó những ưu điểm, nhược điểm, năng lực phù hợp với yêu cầu của nhà tuyển dụng”.

Với sinh viên N.A.D thì có quan điểm khác: “Khi cầm tấm bằng trên tay, em

chưa có kiến thức, kinh nghiệm gì về viết sơ yếu lý lịch và thư xin việc, lúc đấy em tìm trên mạng một số mẫu rồi điền thông tin của mình vào, đơn xin việc thì em xin của bạn cùng lớp. Em làm một mẫu đơn xin việc và để trống phần vị trí tuyển dụng,

tên công ty tuyển dụng. Khi thấy thông tin tuyển dụng nào em điền vị trí tuyển dụng và công ty tuyển dụng vào chỗ trống, sau đó mang đi nộp luôn”.

Đây cũng là điểm yếu của sinh viên khi bắt đầu quá trình tìm việc, những hồ sơ chưa được đầu tư bài bản, kỹ lưỡng, tỉ mỉ sẽ gặp khó khăn khi bước đến tuyển dụng tại đơn vị tuyển dụng.

Hồ sơ xin việc không những chỉ bao hàm nội dung phù hợp, đúng yêu cầu, qui định, bộc lộ được điểm mạnh, điểm yếu của cá nhân qua bản sơ yếu lý lịch hay đơn thư xin việc, mà còn đòi hỏi về cách sắp xếp, bố trí bộ hồ sơ hợp lý, cách trình bày văn bản, cách viết thông tin trên bao bì hồ sơ, cách thức kiểm tra thông tin trước khi đến gặp nhà tuyển dụng. Qua khảo sát cho thấy, sinh viên thực hiện những hoạt động này ở mức trung bình, cụ thể như sau:

Với hoạt động nắm rõ yêu cầu của bộ hồ sơ xin việc (ĐTB:1.92), sinh viên thực hiện ở mức tốt có 31 sinh viên (21.8%), có 68 sinh viên (47.9%) thực hiện mức bình thường và 43 sinh viên (30.3%) thực hiện mức không tốt. Ngày nay, nhiều đơn vị tuyển dụng đưa ra những qui định về hồ sơ riêng, thậm trí mỗi đơn vị tuyển dụng còn có mẫu sơ yếu lý lịch theo mẫu của công ty, những yêu cầu này nhà tuyển dụng đòi hỏi ứng viên phải thực hiện theo mẫu, chính điều này làm cho sinh viên đặc biệt là sinh viên mới bước chân vào quá trình tìm việc gặp phải những khó khăn nhất định.

Với hoạt động biết cách sắp xếp hồ sơ, trình bày văn bản, cách viết chữ trên bao bì (ĐTB:2.10), có 46 sinh viên (32.4%) cho rằng mình thực hiện ở mức tốt, có 64 sinh viên (45.1%) cho rằng mình thực hiện ở mức trung bình và 32 sinh viên (22.5%) thực hiện ở mức chưa tốt. Mặc dù không có qui định chung cho việc tuân thủ sắp xếp các loại giấy tờ trong hồ sơ xin việc, tuy nhiên mỗi đơn vị tuyển dụng khi đăng tuyển thông tin tuyển dụng đều nhắc tới các yêu cầu về hồ sơ, văn bẳng, chứng chỉ, sinh viên có thể dựa trên thứ tự của những mục thông tin này để sắp xếp bộ hồ sơ của mình một cách hợp lý, khoa học.

Với hoạt động kiểm tra kỹ hồ sơ trước khi đến gặp nhà tuyển dụng (ĐTB:2.08), có 47 sinh viên (33.1%) thực hiện ở mức tốt, 59 sinh viên (41.5%) thực hiện ở mức trung bình và 36 sinh viên (22.5%) thực hiện ở mức không tốt. Với sinh

viên mới tốt nghiệp chưa có nhiều kinh nghiệm trong quá trình tuyển dụng, lỗi này thường mắc phải. Nếu không có sự kiểm tra kỹ càng trước khi đến gặp nhà tuyển dụng, sinh viên sẽ gặp khó khăn và thiếu chuyên nghiệp nếu như hồ sơ thiếu các thông tin theo qui định. Điều này sẽ khiến nhà tuyển dụng không thật sự ấn tượng về cách làm việc, sắp xếp, bố trí của ứng viên.

d, Đánh giá chung mức độ thực hiện kỹ năng chuẩn bị hồ sơ xin việc của sinh viên sau tốt nghiệp trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

2.23 2.27 1.95 Nhận thức Thái độ Hành động

Biểu đồ 3.3: Đánh giá chung về kỹ năng chuẩn bị hồ sơ xin việc của sinh viên sau tốt nghiệp trường ĐHKHXH&NV

Qua kết quả khảo sát cho thấy, sinh viên sau tốt nghiệp trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn có nhận thức về kỹ năng chuẩn bị hồ sơ xin việc ở mức trung bình (ĐTB:2.23), sinh viên có thái độ chủ động, hài lòng khi thực hiện kỹ năng chuẩn bị hồ sơ xin việc ở mức trung bình (ĐTB:2.27) và mức độ thực hiện các hành động của kỹ năng chuẩn bị hồ sơ xin việc ở mức trung bình (ĐTB:2.23).

Một phần của tài liệu Kỹ năng tìm việc làm sau tốt nghiệp của sinh viên trường đại học khoa học xã hội và nhân văn (Trang 76 - 82)