Môi trƣờng chính sách

Một phần của tài liệu Luận văn các yếu tố tác động đến hoạt động sử dụng dịch vụ ươm tạo của thanh niên khởi nghiệp​ (Trang 67)

g. Dịch vụ hỗ trợ xây dựng thƣơng hiệu

3.1.Môi trƣờng chính sách

Hiện nay Chính phủ Việt Nam có khá nhiều cơ chế, chính sách thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp tại Việt Nam, khơi dậy tinh thần khởi nghiệp nhƣ Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa 2017, Nghị định 80, Nghị quyết 35, Nghị định 56, Quyết định 939, , Quyết định 1665, Quyết định 592… Bằng cách thừa nhận vai trò to lớn của doanh nghiệp khởi nghiệp đối với sự phát triển kinh tế, tạo công ăn việc làm và đảm bảo an sinh xã hội nhƣ . Theo đó, các cơ sở ƣơm tạo nhận rõ đƣợc trách nhiệm và mục tiêu của mình trong tƣơng lai trong việc hỗ trợ để thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp. Có thể thấy khung khổ pháp lý dành cho các doanh nghiệp khởi nghiệp đang đƣợc hình thành thông qua các chƣơng trình, đề án. Cùng với đó là các chính sách hỗ trợ cho các hoạt động của cơ sở ƣơm tạo thông qua các chƣơng trình, đề án.

Về hạn chế, các chính sách hiện nay chƣa có chính sách cụ thể cho giai đoạn hỗ trọ từ bƣớc hình thành đến lúc phát triển ý tƣởng khởi nghiệp ở các doanh nghiệp đổi mới sáng tạo. Các cơ chế, chính sách vẫn tồn tại một số sự xung đột và thiếu tính hệ thống. Quy mô hỗ trợ doanh nghiệp còn hạn hẹp, hiện chỉ mới tập trung hỗ trợ vƣờn ƣơm doanh nghiệp, bảo lãnh tín dụng, chính sách về quản trị kinh doanh và hỗ trợ nâng cao hiệu quả sản xuất. Hoạt động trợ giúp đối với các doanh nghiệp khởi nghiệp vẫn chƣa phát huy đƣơc tác dụng, còn chồng chéo và phân tán. Tỷ lệ doanh nghiệp khởi nghiệp tiếp cận đƣợc nguồn vốn tín dụng thấp do nhiều vấn đề đến từ quy định của các quỹ bảo lãnh tín dụng. Chƣa kể, việc triển khi các chƣơng trình, chính sách trợ giúp chƣa đồng bộ.

"Khi khởi nghiệp, điều đầu tiên là đăng ký doanh nghiệp và đóng thuế môn bài. Điều thứ 2 là thuê mặt bằng và đóng thuế thuê nhà xưởng. Điều thứ ba là đóng thuế VAT. Tất cả các kiểu thuế doanh nghiệp phải đóng thuế ngay từ đầu. Nhưng mà tôi khởi nghiệp 2 năm nay, chưa bao giờ có một cái gì gọi là hỗ trợ doanh nghiệp cả. Từ đồng vốn tôi có, đều là tôi tự bươn chải. Khi tôi gõ cửa các ngân hàng, thậm chí tôi phải vay tiêu dùng để kinh doanh".

(PVS, Cá nhân 04, nam, 33 tuổi)

Hạn chế về chính sách thuế

- Chưa có một chính sách đặc thù đối với các doanh nghiệp khởi nghiệp

Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa đƣợc ban hành năm 2017 và Nghị định 39/2018/NĐ-CP ban hành ngày 11/03/2018 quy định chi tiết Luật Hỗ trợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa đã đề cập đến khái niệm Doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo và và một số chính sách hỗ trợ bao gồm quy định về hỗ trợ thuế, đầu tƣ và vấn đề cấp bù lãi suất (Điều 17 và 18 Luật Hỗ trợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa).

“…Doanh nghiệp phải tìm mọi cách ứng phó với quy định về chế độ kế toán vì họ không thể đáp ứng được. Đây không phải vấn đề bình thường, mà là trầm trọng. Quy định về kế toán đang thật sự tạo ra chi phí vô cùng lớn với doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng như doanh nghiệp siêu nhỏ...”

(PVS chuyên gia 01, nữ, 54 tuổi)

Tuy nhiên, các văn bản pháp luật này chỉ đề cập đến khái niệm doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo và chƣa có các quy định cụ thể về chính sách thuế, tài chính cho doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.

- Các quy định về quỹ đầu tư mạo hiểm chưa chính thức. Mặc dù có Nghị định 38/2018/NĐ-CP ban hành ngày 11/03/2018 quy định về việc đầu tƣ cho doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo tuy nhiên lại chƣa có quy định cụ thể về trách nhiệm cũng nhƣ nghĩa vụ của các nhà đầu tƣ. Ý tƣởng thành lập quỹ đầu tƣ mạo hiểm của Nhà nƣớc đã đƣợc Bộ KH&CN đề xuất từ năm 2006 nhƣng do một số ràng buộc trong chính sách tài chính, nhất là ràng buộc về việc bảo toàn vốn có nguồn gốc từ ngân sách nhà nƣớc nên đề án này không đƣợc thông qua.

Quỹ đầu tƣ mạo hiểm thƣờng là lựa chọn của các nhà khởi nghiệp, doanh nghiệp đã phát triển đƣợc một thời gian, có thƣơng hiệu nhất định trên thị trƣờng. Các quỹ này thƣờng có nguồn vốn lớn và khả năng giúp doanh nghiệp mở rộng sản xuất kinh doanh, đi sâu vào các phân khúc thị trƣờng nhất định hoặc xây dựng sản phẩm mới. Ở Việt Nam hiện tại, một số quỹ đầu tƣ mạo hiểm có uy tín có thể kể đến nhƣ

tƣ mạo hiểm cho khởi nghiệp sáng tạo của Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ tổ chức lấy ý kiến từ năm 2016.

Trong hơn 10 năm qua, Nhà nƣớc đã có một số quỹ hỗ trợ việc đƣa ra thị trƣờng các kết quả nghiên cứu phát triển của các tổ chức nhà nƣớc và tƣ nhân, nhƣ Quỹ Phát triển Khoa học Công nghệ Quốc gia (NAFOSTED), Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia (NATIF)... Tuy nhiên, số tiền thực tế mà các quỹ này bỏ ra còn rất hạn chế, nguyên nhân một phần do khả năng thoái vốn khỏi các startup Việt rất khó khăn. Năm 2012, Quỹ Khoa học công nghệ quốc gia hỗ trợ 22 đề tài của doanh nghiệp, kinh phí hỗ trợ khoảng 8,07 tỷ đồng. Năm 2013, Quỹ tiếp nhận 35 đề tài do doanh nghiệp đăng ký thực hiện, kinh phí hỗ trợ khoảng 11,95 tỷ đồng. Về cho vay ƣu đãi đối với các dự án ứng dụng kết quả nghiên cứu, đổi mới và chuyển giao công nghệ. Năm 2014, Quỹ tiếp nhận 04 hồ sơ đề nghị vay, 1 dự án đã đƣợc phê duyệt với mức cho vay không quá 8,8 tỷ. Chƣơng trình đổi mới công nghệ Quốc gia đến 2020, tính đến nay, chƣơng trình chủ yếu hoàn thiện xong các hƣớng dẫn thực hiện, kết quả thực hiện còn rất hạn chế với vỏn vẹn 7 đề xuất của doanh nghiệp đƣợc phê duyệt thực hiện.

Trên thế giới, cách đơn giản nhất để thu hồi tiền về là bán cổ phần lần đầu (IPO) doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo nhƣng tại Việt Nam, hình thức này vẫn chƣa phát triển nhƣ mong muốn. Cụ thể, hiện nay hoạt động “đầu tƣ mạo hiểm” vẫn chƣa từng đƣợc định nghĩa trên các văn bản pháp luật, cũng chƣa có cơ chế quản lý, khuyến khích phát triển các “quỹ đầu tƣ mạo hiểm”, “tổ chức đầu tƣ mạo hiểm”, “cá nhân đầu tƣ mạo hiểm”. Chính vì vậy chƣa hề có các quỹ đầu tƣ mạo hiểm đƣợc thành lập tại Việt Nam, kể cả các quỹ đầu tƣ của nƣớc ngoài cũng thành lập quỹ tại các thiên đƣờng thuế và chỉ thành lập văn phòng đại diện ở Việt Nam.

“…Thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn chưa đủ phát triển để ra đời thị trường dành cho cổ phiếu công nghệ, hay những doanh nghiệp chưa có lợi nhuận, có thể lên sàn gọi vốn. Vì đây là kênh thoái vốn vô cùng quan trọng cho các nhà đầu tư mạo hiểm nên việc “nâng cấp” thị trường chứng khoán cần phải được xây dựng lộ trình ngay từ bây giờ…”

(PVS cơ sở ươm tạo 02)

Các luật về thuế của Việt Nam cũng chƣa khuyến khích hoạt động đầu tƣ mạo hiểm. Ví dụ, do Việt Nam chƣa có thuế thu nhập thặng dƣ, nên đối với nhà đầu tƣ cá nhân đầu tƣ cho khởi nghiệp, khi thoái vốn, họ sẽ bị thu thuế rất cao cho khoản đầu tƣ có lời và không đƣợc tính theo phƣơng pháp bù trừ cho các đầu tƣ lỗ. Trong khi đó, do tính chất của hoạt động đầu tƣ mạo hiểm, tỷ lệ thất bại cao hơn nhiều so với tỷ lệ thành

công (chỉ khoảng 3-10%). Quy định của Bộ luật hình sự về "tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nƣớc", "tội lập quỹ trái phép", "tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng" và các quy định về “bảo toàn và gia tăng giá trị vốn nhà nƣớc đầu tƣ vào doanh nghiệp” tại Luật Ngân sách nhà nƣớc và Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nƣớc đầu tƣ vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp cũng trở thành rào cản vô hình cho việc nhà nƣớc đầu tƣ vào việc ƣơm tạo và phát triển doanh nghiệp khởi nghiệp.

- Các hỗ trợ liên quan đến tài chính cho các vườn ươm doanh nghiệp công nghệ chưa rõ ràng còn ít: Quá trình ƣơm tạo, thúc đẩy kinh doanh cho doanh nghiệp khởi nghiệp là quá trình quan trọng nhằm hỗ trợ giảm thiểu rủi ro trong việc phát triển doanh nghiệp, trong đó bao gồm các hoạt động nhƣ huấn luyện, tập huấn, chia sẻ thông tin, kết nối với đối tác và nhà đầu tƣ, truyền thông nâng cao nhận thức về khởi nghiệp thì lại chƣa có chính sách thực sự hỗ trợ quá trình này. Chƣơng trình 592, đƣợc coi là chƣơng trình gần nhất với ƣơm tạo doanh nghiệp KH&CN cũng chỉ hỗ trợ hoạt động tƣ vấn cho cơ sở ƣơm tạo, dự án ƣơm tạo doanh nghiệp KH&CN và hỗ trợ kinh phí thuê chuyên gia nƣớc ngoài mà chƣa có kinh phí hỗ trợ cho các hoạt động chủ yếu của một quá trình ƣơm tạo doanh nghiệp khởi nghiệp hoàn chỉnh.

Về chính sách tín dụng

Chính sách tín dụng áp dụng cho các doanh nghiệp khởi nghiệp hiện nay đƣợc thể hiện qua một số hình thức nhƣ: (i) Hỗ trợ tiếp cận tín dụng; (ii) Hỗ trợ bảo lãnh tín dụng; (iii) Hỗ trợ lãi suất đầu tƣ; (iv) Hình thành, vận hành các quỹ phát triển khoa học công nghệ, các quỹ khác hỗ trợ, cho vay, góp vốn, đầu tƣ… vào startup.

- Việc tiếp cận tín dụng của các doanh nghiệp khởi nghiệp còn hạn chế. Cụ thể, Luật Hỗ trợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2017 đã đƣa ra các biện pháp khuyến khích các tổ chức tín dụng cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa dựa trên xếp hạng tín

Tuy nhiên, do phần lớn các doanh nghiệp khởi nghiệp là doanh nghiệp mới thành lập, chủ doanh nghiệp là các cá nhân/nhóm cá nhân thực hiện các ý tƣởng công nghệ, mô hình kinh doanh nên việc xếp hạng uy tín tín dụng cũng nhƣ đáp ứng đƣợc các tiêu chí về thời gian hoạt động tối thiểu, báo cáo tài chính. Ngay cả khi tiếp cận đƣợc nguồn vốn tín dụng ngân hàng, cũng không phải lúc nào cũng đáp ứng đƣợc nhu cầu của doanh nghiệp do hạn chế về thủ tục vay vốn, phƣơng án sản xuất kinh doanh chƣa hoàn thiện, tài sản bảo đảm chƣa đáp ứng đƣợc các tiêu chuẩn của ngân hàng.

“…Ngay cả mô hình bảo lãnh tín dụng của Ngân hàng Phát triển Việt Nam cũng rơi vào tình trạng vốn mỏng, trong khi đối tượng bảo lãnh lại nhiều, khả năng thẩm định khách hàng của các quỹ còn hạn chế. Đặc biệt, chất lượng bảo lãnh của các QBLTD không đảm bảo khiến niềm tin của ngân hàng và doanh nghiệp suy giảm…”

(PVS Chuyên gia số 02, nam, Tiến sĩ, 75 tuổi)

- Các tiêu chí để hƣởng chính sách bảo lãnh tín dụng là một trở ngại trong việc vay vốn của doanh nghiệp khởi nghiệp. Luật hỗ trợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa đƣa ra vấn đề Quỹ bảo lãnh tín dụng Doanh nghiệp nhỏ và vừa, trong đó quy định: việc bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa dựa trên tài sản đảm bảo hoặc phƣơng án sản xuất, kinh doanh khả thi hoặc xếp hạng tín nhiệm của doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Với quy định nêu trên, phần lớn các doanh nghiệp khởi nghiệp sẽ không đủ tiêu chuẩn về xếp hạng tín nhiệm và tài sản đảm bảo. Bởi họ đều là doanh nghiệp mới kinh doanh, ý tƣởng kinh doanh khó xác định đƣợc giá trị. Với những doanh nghiệp sản phẩm mới tung ra thị trƣờng thì tài sản chính chủ yếu là hàng tồn kho, luân chuyển trong kinh doanh kế đến là thiết bị, máy móc và cuối cùng là bất động sản.

- Quy định về lãi suất cho vay chƣa phù hợp với đặc điểm của doanh nghiệp khởi nghiệp mà chỉ áp dụng chung với các tiêu chuẩn dành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa. Tuy nhiên với một loạt đặc điểm thời gian thành lập ngắn, chƣa đƣợc xếp loại tín dụng, các hồ sơ chƣa đáp ứng đủ tiêu chí hƣởng ƣu đãi, vốn chủ yếu vay mƣợn từ gia đình, bạn bè.

“…Anh cũng tìm hiểu và biết Quỹ hỗ trợ doanh nghiệp nhưng không bao giờ được luôn. Tỉnh nào cũng có nhưng không có ai vay được đâu. Cơ chế cho vay không rõ ràng. Nếu những doanh nghiệp như anh đủ điều kiện bảo lãnh thì họ đã vay ngân hàng cần gì phải vay Quỹ. Nếu mình thua lỗ thành phố có chịu trách nhiệm lấy lại phí bảo lãnh cho doanh nghiệp không? Ví dụ anh mua bộ máy móc 1 tỷ biết là mua máy sẽ giải quyết được nhiều vấn đề sản

xuất, nhưng liệu 1 năm có thu về được vốn không? Trong khi lãi suất vay thì 7%/năm + phí bảo lãnh 2%/năm. Tổng 9%/năm mình làm gì để hoàn trả vốn?...” (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(PVS, Cá nhân 05, nam, 35 tuổi)

Về nhận thức của bản thân startup về chính sách, bên cạnh những khó khăn về môi trƣờng chính sách thì vẫn còn một số rào cản tiềm ẩn, đó là hiểu biết của DNKN về quy định pháp luật khi tiến hành thành lập doanh nghiệp và hoạt động kinh doanh. Trong 2 luật quan trọng nhất khi startup khởi sự là Luật hỗ trợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa và Luật Chuyển giao công nghệ, đa số các startup đều đã nghe nói nhƣng chƣa tìm hiểu chi tiết. Chỉ có 1,6% startup tìm hiểu tƣơng đối kỹ là những startup đã thành lập doanh nghiệp và có sản phẩm đƣa ra thị trƣờng.

Hình 3.1. Tỷ lệ phần trăm hiểu biết của startup về Luật Chuyển giao công nghệ và Luật hỗ trợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa (N = 215)

Nguồn: Số liệu khảo sát của luận văn

Các chính sách hỗ trợ hoạt động ƣơm tạo doanh nghiệp của Nhà nƣớc đã khơi dậy tinh thần khởi nghiệp. Giai đoạn phát triển kinh tế của Việt Nam khoảng 10 năm qua đã chứng kiến sự hình thành và phát triển rất năng động của phong trào khởi nghiệp. Với việc thừa nhận vai trò to lớn của doanh nghiệp khởi nghiệp đối với sự phát triển kinh tế, tạo công ăn việc làm và đảm bảo an sinh xã hội. Tuy nhiên, khung pháp

thức hoạt động truyền thông trong đó có sự tiếp xúc trực tiếp mặt đối mặt giữa những ngƣời tham gia truyền thông (giữachủ thể và nhóm đối tƣợng truyền thông). Truyền thông trực tiếp có thể là truyền thông 1 - 1 nhóm (2 ngƣời truyền thông trong bối cảnh gặp gỡ trực tiếp), truyềnthông 1 - 1 nhóm (ví dụ: thầy giáo giảng bài trong một lớp học), truyền thông trong nhóm (nhƣ: thảo luận nhóm nhỏ trong một hội thảo).... Có thể hiểu bao gồm: bạn bè, gia đình, ngƣời thân, nhà trƣờng, đồng nghiệp. Kênh truyền thông gián tiếp là cách truyền thông điệp đến ngƣời tiếp nhận mà không cần có sự tiếp xúc/giao tiếp trực tiếp mà thực hiện quá trình truyền thông nhờ sự hỗ trợ của ngƣời khác (mang tính chất trung gian) hoặc các phƣơng tiện truyền thông khác, tức là dùngphƣơng tiện kỹ thuật (hoặc con ngƣời) làm lực lƣợng trung gian truyền dẫnthông điệp. Cụ thể là: truyền hình, báo chí, internet, mạng xã hội, bảng hiệu, áp phích… Ngoài ra, phân loại dựa vào phạm vi tham gia và ảnh hƣởng của truyền thông có thể phânchia thành truyền thông nội cá nhân, truyền thông liên cá nhân, truyền thông nhóm và truyền thông đại chúng.

Trong nghiên cứu, tác giả nhận thấy đối với đối tƣợng là các startup trong độ tuổi từ 20 – 34 tuổi thì các kênh truyền thông phổ biến là: từ bạn bè, gia đình/họ hàng, đồng nghiệp, nhà trƣờng, internet, mạng xã hội và website/fanpage của CSƢT (xem thêm hình 3.2).

Khảo sát kênh tiếp cận thông để làm rõ tại sao các startup lại biết đến và sử dụng dịch vụ tại cơ sở này. Kết quả khảo sát cho thấy, internet, mạng xã hội và website/fanpage của CSƢT là những kênh đƣợc lựa chọn nhiều nhất. Điều này hoàn toàn dễ hiểu bởi, trong nhóm tuổi 20 – 34 tuổi năng động, thông minh trong thời đại công nghệ thông tin thì internet và mạng xã hội gần nhƣ là kênh truyền thông chính, dễ tìm kiếm, nhanh chóng, sử dụng mọi lúc mọi nơi. Các startup chỉ cần lên mạng tìm kiếm hoặc hỏi những về những cơ sở ƣơm tạo phù hợp là có kết quả nhanh chóng. Điển hình, chi cần tìm kiếm từ khóa “up coworking space” trên website tìm kiếm google thì ngƣời dùng đã có khoảng 42.600.000 kết quả trong 0,54 giây.

Một phần của tài liệu Luận văn các yếu tố tác động đến hoạt động sử dụng dịch vụ ươm tạo của thanh niên khởi nghiệp​ (Trang 67)