g. Dịch vụ hỗ trợ xây dựng thƣơng hiệu
3.4. Hiệu quả mong đợi
Trong giai đoạn 2011 – 2016, về số lƣợng việc làm đƣợc tạo ra chủ yếu ở mức từ 300 – 500 việc làm (50,0% cơ sở ƣơm tạo). Về sản phẩm công nghệ đƣợc ƣơm tạo, tùy theo thời gian và lĩnh vực ƣơm tạo, 46,7% các cơ sở ƣơm tạo ƣơm tạo thành công từ 5 – 15 sản phẩm. Về doanh nghiệp ƣơm tạo thành công khoảng 53,3% cơ sở ƣơm tạo ƣơm tạo 10 – 50 doanh nghiệp trong giai đoạn 2011 – 2016.
Hiện Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn trong hoạt động khởi nghiệp. Bởi đầu tƣ vào ý tƣởng sáng tạo là đầu tƣ mạo hiểm, có thể mất tất cả, hoặc gần nhƣ là một loại chi phí chứ không phải là đầu tƣ sinh lời. Trong khi đó, Việt Nam lại chƣa có văn hóa đầu tƣ mạo hiểm, đây là một trong những cản trở của hoạt động của doanh nghiệp khởi nghiệp. Thực tế tại Việt Nam đã có cộng đồng khởi nghiệp nhƣng vẫn rất thiếu vốn đầu tƣ. Chính vì vậy, đây đƣợc coi là một trong số tiêu chí các startup quan tâm khi lựa chọn các cơ sở ƣơm tạo.
Bảng 3.3. Khả năng số tiền gọi vốn đầu tƣ cho doanh nghiệp startup
SL % Dƣới 100 triệu 20 9,3 Từ 100 triệu – 500 triệu 96 44,7 Trên 500 triệu – 2 tỷ 58 27,0 Trên 2 tỷ - 10 tỷ 26 12,1 Trên 10 tỷ - 20 tỷ 13 6,1 Trên 20 tỷ 2 0,8 Tổng 215 100.0
Nguồn: Số liệu khảo sát của luận văn
Qua bảng số liệu có thể thấy, khả năng gọi vốn đầu tƣ của các startup chủ yếu khoảng từ 100 – 500 triệu (44,7%); tiếp đến là khoảng trên 500 triệu – 2 tỷ (27,0%). Số tiền gọi vốn từ 10 tỷ trở lên có khoảng 0.8 – 6,1% doanh nghiệp và có 9,3% doanh nghiệp startup có khả năng gọi vốn dƣới 100 triệu. Nhu cầu về vốn và đƣợc hỗ trợ vốn đang đƣợc các doanh nghiệp rất quan tâm trong quá trình ƣơm tạo và hậu ƣơm tạo. Mặc dù đã đƣợc ƣơm tạo thành công nhƣng các doanh nghiệp vẫn đang rất thiếu về vốn để duy trì hoạt động cũng nhƣ mở rộng sản xuất.
Do những đặc thù về cơ chế, tính chất hoạt động của Trung tâm Ƣơm tạo chƣa đủ sức hấp dẫn các nhà tài trợ, cũng nhƣ còn thiếu nhân lực có kiến thức, kinh nghiệm
hỗ trợ thêm cho các doanh nghiệp về đầu ra sản phẩm, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có thể thuê mướn các tổ chức vật chất phục vụ cho sản xuất với giá rẻ.”
(PVS Cá nhân 03, nữ, 30 tuổi)
Nguồn vốn và hỗ trợ về vốn là một trong những hạn chế lớn chƣa thể giải quyết trong thời gian trƣớc mắt. Một số CSƢT đã cố gắng thu hút một số nguồn tài trợ khác từ các tổ chức quốc tế (nhƣ World Bank) hoặc các nƣớc thông qua Bộ Khoa học Công nghệ (ví dụ BKHUP đang xin tài trợ từ Chính phủ Bỉ). Ngoài ra, chƣơng trình hỗ trợ phát triển doanh nghiệp KH&CN từ Bộ Khoa học và Công nghệ cũng đang đƣợc các CSƢT lƣu ý.
“Bên tụi anh đang gặp nhiều khó khăn về vốn để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. Bây giờ xin hỗ trợ từ vườn ươm thì vườn ươm không có sẵn. Anh cho rằng nên xây dựng quỹ hỗ trợ hoạt động cho các doanh nghiệp tham gia ươm tạo hoặc ưu tiên cho các dự án tại vườn ươm khi tiếp cận với các nguồn quỹ, tổ chức tín dụng…”
(PVS Cá nhân 04, nam, 33 tuổi)
Một trog số chỉ báo để đánh giá hiệu quả hoạt động của cơ sở ƣơm tạo đó là khả năng hỗ trợ startup về ý tƣởng và hình thành các sản phẩm.
Hình 3.3. Cơ cấu sản phẩm của doanh nghiệp startup ở 2 cơ sở
Nguồn: Số liệu khảo sát của luận văn
Khảo sát về hiệu quả dịch vụ cung cấp của cơ sở ƣơm tạo thông qua chỉ báo số lƣợng doanh nghiệp startup có sản phẩm đƣợc hình thành và đƣa ra thị trƣờng. Luận văn nhận thấy, trong số 215 doanh nghiệp khởi nghiệp tham gia khảo sát, có 51 doanh nghiệp đã đƣa sản phẩm ra thị trƣờng chiếm 23,7%, và 64 doanh nghiệp khởi nghiệp mới chỉ dừng lại ở việc có ý tƣởng hay để khởi nghiệp (chiếm tỷ lệ 29,7%). Có thể nhận thấy, các startup đang hoạt động tại cơ sở ƣơm tạo phần lớn (khoảng 70%) đang triển khai ý tƣởng sáng tạo thành sản phẩm và có sản phẩm đƣa ra thị trƣờng. Điều này
cho thấy các cơ sở ƣơm tạo đang hoạt động hiệu quả trong nhiệm vụ hỗ trợ ƣơm tạo doanh nghiệp khởi nghiệp.