Những mặt đạt đƣợc

Một phần của tài liệu Luận văn trách nhiệm pháp lý của kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán đối với báo cáo kiểm toán​ (Trang 45)

6. Kết cấu dự kiến của Luận văn

2.1.2. Những mặt đạt đƣợc

Thứ nhất,khuôn khổ pháp lý cho hoạt động KTĐL ngày càng được hoàn thiện để

theo kịp yêu cầu hội nhập quốc tế.

Để hoạt động KTĐL đƣợc phát triển tốt thì cần phải có môi trƣờng pháp lý đầy đủ. Kể từ sau khi Luật kiểm toán độc lập đƣợc ban hành vào năm 2011, các DNKT có điều kiện tốt hơn để cung cấp dịch vụ kiểm toán cho khách hàng. Chính phủ đã ban hành các Nghị định hƣớng dẫn Luật kiểm toán độc lập nhƣ Nghị định 17/2012/NĐ-CP hƣớng dẫn Luật KTĐL; Nghị định 81/2016 hƣớng dẫn về kiểm toán cho đơn vị có lợi ích công chúng; Nghị định 105/2013 về xử phạt trong lĩnh vực KTĐL…Ở cấp độ hƣớng dẫn chuyên môn nghiệp vụ về hoạt động KTĐL, Bộ Tài Chính cũng đã ban hành hệ thống chuẩn mực nghề nghiệp kiểm toán (Vietnam Standard of Auditing-VSA). Các chuẩn mực này đƣợc ban hành có tham khảo nội dung của Chuẩn mực kiểm toán quốc tế (International Standard of Auditing-ISA) nên có thể nói VSA hiện nay rất tiệm cận với với ISA. Do vậy VSA đã góp phần giúp các KTV học hỏi đƣợc kiến thức kiểm toán quốc tế. Hai chuẩn mực kiểm toán đầu tiên đƣợc Bộ Tài chính ban hành vào tháng 11/2003. Đến nay hệ thống chuẩn mực kiểm toán có hiệu lực hiện hành đƣợc Bộ Tài chính ban hành trong giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2015, bao gồm 47 chuẩn mực kiểm toán nằm trong sáu Thông tƣ của Bộ Tài Chính. Đây là khuôn khổ pháp lý quan trọng giúp cho hoạt động KTĐL đƣợc chuẩn hóa, minh bạch và có chất lƣợng cao hơn. Nhờ có các chuẩn mực kiểm toán mà KTV và DNKT giảm đƣợc rủi ro nghề nghiệp trong quá trình hành nghề.

Thứ hai, Cơ quan nhà nước có thẩm quyền ngày càng chú trọng quản lý nhằm nâng cao chất lượng hoạt động kiểm toán tốt hơn.

Chất lƣợng là yếu tố sống còn của dịch vụ kiểm toán. Để duy trì chất lƣợng dịch vụ KTĐL, trong năm 2014 Bộ Tài Chính đã ban hành một Thông tƣ riêng (Thông tƣ 157/2014/TT-BTC) quy định về “Kiểm soát chất lượng dịch vụ kiểm toán”. Theo yêu cầu của Thông tƣ nêu trên, các DNKT và KTV phải chú trọng xây dựng quy trình kiểm soát chất lƣợng trong nội bộ doanh nghiệp, bao gồm cả quy trình về kiểm toán BCTC. Phụ lục của Thông tƣ 157 có hƣớng dẫn xây dựng Bảng câu hỏi để các DNKT tự rà soát kiểm tra hoạt động của doanh nghiệp mình và nộp cho Bộ Tài Chính hàng năm. Tham chiếu bảng

câu hỏi tự kiểm tra, nếu có khuyết điểm thì DNKT phải tự kịp thời khắc phục những sai phạm trƣớc khi bị Cơ quan nhà nƣớc phát hiện và xử phạt hành chính.

Đối tƣợng đƣợc kiểm tra là DNKT và KTV. Cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền kiểm tra là Bộ Tài Chính và Ủy ban chứng khoán nhà nƣớc. Để cho việc kiểm tra đƣợc khách quan và đảm bảo chuyên môn, hội viên hội kiểm toán viên hành nghề có thể đƣợc mời để tham gia vào đoàn kiểm tra. Việc kiểm tra có thể là đột xuất hoặc định kỳ hàng năm. Trên thực tế đã có một số DNKT và KTV bị xử lý kỷ luật và phạt vi phạm hành chính qua các đợt kiểm tra hàng năm. Điều đó chứng tỏ công tác kiểm tra giám sát hoạt động KTĐL không chỉ là hình thức, nó đã phát huy tác dụng giúp DNKT và KTV có ý thức duy trì chất lƣợng dịch vụ kiểm toán tốt hơn.

Thứ ba, không thể phủ nhận là trong thời gian qua hoạt động KTĐL đã phát huy

vai trò làm minh bạch hóa thông tin tài chính doanh nghiệp ra công chúng và giúp đơn vị được kiểm toán nâng cao hiệu quả quản trị tài chính.

Bên cạnh việc xác nhận thông tin trên BCTC, sau khi kết thúc kiểm toán tại đơn vị, các KTV có thể phát hành Thƣ quản lý để cảnh báo rủi ro về kinh tế-tài chính hoặc tƣ vấn cho đơn vị khắc phục những điểm còn tồn tại về tài chính, kế toán, hệ thống kiểm soát nội bộ. Từ đó khách hàng kịp thời phát hiện các rủi ro về sai phạm hoặc hành vi không tuân thủ pháp luật và ngăn ngừa các tổn thất có thể xảy ra. Đây chính là yếu tố tạo ra giá trị gia tăng cao cho dịch vụ KTĐL.

Đối với các doanh nghiệp niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán thì đây là đối tƣợng phải kiểm toán BCTC hàng năm. Theo quy định tại khoảng h, Điều 60, Nghị định 58/2012/NĐ-CP thì doanh nghiệp sẽ bị hủy bỏ niêm yết khi: “Tổ chức kiểm toán không chấp nhận thực hiện kiểm toán hoặc có ý kiến không chấp nhận hoặc từ chối cho ý kiến

đối với báo cáo tài chính năm gần nhất của tổ chức niêm yết”. Đây là những công ty cổ

phần quy mô lớn có ảnh hƣởng lớn đến lợi ích công chúng. Do vậy nếu KTV không thể xác thực đƣợc mức độ tin cậy của BCTC thì rất rủi ro cho nhà đầu tƣ và đối tác kinh doanh. Hàng năm hoạt động KTĐL giúp Cơ quan Nhà nƣớc sàng lọc và loại bỏ khỏi sàn giao dịch chứng khoán các doanh nghiệp yếu kém. Ví dụ vào tháng 7/2017, cổ phiếu G20 của Công ty CP Đầu tƣ dệt may G.HOME đã bị hủy niêm yết trên sàn HNX do DNKT từ chối đƣa ra ý kiến kiểm toán BCTC. “G20 là trường hợp hiếm hoi nhưng không phải duy nhất bị hủy niêm yết vì bị kiểm toán từ chối nêu ý kiến với báo cáo tài chính. Trước đó, hồi năm ngoái, CTCP Khoáng sản Na Rì Hamico (KSS), hay mới đây là cổ phiếu PVR

của CTCP Kinh doanh Dịch vụ Cao cấp Dầu khí Việt cũng đã phải đối mặt với "bản án" hủy niêm yết với lý do tương tự”.39

2.1.3. Những mặt hạn chế của hoạt động kiểm toán độc lập hiện nay

Mặc dù hoạt động KTĐL có đƣợc nhiều chuyển biến tích cực trong thời gian qua, tuy nhiên cũng còn nhiều khó khăn thách thức cả về mặt chủ quan và khách quan. Những mặt còn tồn tại có ảnh hƣởng đến trách nhiệm pháp lý của KTV và DNKT có thể kể đến nhƣ sau:

Thứ nhất, các DNKT đang còn thờ ơ với việc mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp kiểm toán.

Lĩnh vực kiểm toán là một trong những nghề có độ rủi ro nghề nghiệp cao. Quy trình, thủ tục kiểm toán rất phức tạp đòi hỏi đƣợc thực hiện bởi những KTV có chuyên môn cao. Hơn nữa kết quả kiểm toán có ảnh hƣởng lớn đến ngƣời sử dụng thông tin tài chính doanh nghiệp đƣợc kiểm toán. Khi có hậu quả xảy ra do BCKT sai, DNKTvà KTV khó có thể có khả năng tài chính để bồi thƣờng thiệt hại cho khách hàng hoặc bên thứ ba có liênquan. Để ứng phó với rủi ro trách nhiệm bồi thƣờng, DNKT và KTV cần có giải pháp chuyển rủi ro này sang các công ty Bảo hiểm thông qua việc mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp kiểm toán. Khi có sự kiện bảo hiểm do DNKT hay KTV có lỗi trong quá trình hoạt động kiểm toán thì Công ty bảo hiểm sẽ đứng ra chi trả bồi thƣờng cho bên bị thiệt hại.

Theo quy định của Khoản 5 Điều 29 Luật Kiểm toán độc lập 2011 thì DNKT có nghĩa vụ: “Mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho kiểm toán viên hành nghề hoặc

trích lập quỹ dự phòng rủi ro nghề nghiệp theo quy định của Bộ Tài chính”. Nhƣ vậy quy định pháp luật vẫn để ngỏ cho DNKT lựa chọn một trong hai phƣơng án là “mua bảo hiểm nghề nghiệp cho KTV hoặc trích lập quỹ dự phòng rủi ro nghề nghiệp từ 0,5-1% doanh thu dịch vụ kiểm toán”.40 Thực tế hiện nay chỉ có “khoảng dưới 20 DNKT lớn có mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp, khoảng 50% số DNKT chọn giải pháp trích lập

quỹ dự phòng, số DNKT còn lại không thực hiện quy định này”.41 Đối với các DNKT nhỏ

thƣờng có khả năng tài chính không cao. Do vậy họ thƣờng chọn giải pháp trích lập quỹ

39

https://dantri.com.vn/kinh-doanh/kiem-toan-tu-choi-neu-y-kien-mot-doanh-nghiep-bi-da-vang-khoi-san- chung-khoan-20170628161324285.htm, truy cập ngày 27/04/2020

40 Điểm 5.3 mục B Thông tƣ 64/2004/TT-BCT ngày 29/06/2004

dự phòng rủi ro nghề nghiệp vì lý do phí tổn ít hơn phí mua bảo hiểm do thực tế trong thời gian qua có rất ít DNKT bị khởi kiện đòi bồi thƣờng. Nhƣng nếu có rủi ro phát sinh trách nhiệm bồi thƣờng trong tƣơng lai, các DNKT không mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp rất khó có thể có nguồn lực tài chính đủ để thực hiện nghĩa vụ bồi thƣờng theo quy định pháp luật.

Thứ hai, chế tài về xử lý hành vi sai phạm của KTV hoặc DNKT dường như còn nhẹ, chưa có tác dụng răn đe hoặc chưa tương xứng với trách nhiệm nghề nghiệp và hậu quả thiệt hại gây ra.

Thời gian gần đây, có một số vụ “scandal” gần đây liên quan đến kết quả kiểm toán có sai sót nghiêm trọng tại các công ty đại chúng nhƣ công ty Gỗ Trƣờng Thành (2016), công ty Mỏ và xuất khẩu khoáng sản Miền Trung (2014)…, công chúng không khỏi lo ngại về chất lƣợng kiểm toán và chờ đợi những hình phạt nghiêm khắc đối với KTV hay DNKT có sai phạm.

Chất lƣợng dịch vụ kiểm toán phụ thuộc phần lớn vào trình độ chuyên môn nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp của các KTV và uy tín của DNKT. Tuy nhiên trong thời gian qua có khá nhiều trƣờng hợp KTV đã bị tạm đình chỉ và thu hồi chứng chỉ hành nghề vì có sai phạm khi hành nghề. “Chỉ tính riêng trong năm 2013, Hội kiểm toán viên hành nghề (VACPA) đã tiến hành kiểm tra hoạt động KTĐL tại một số DNKT và phát hiện sai phạm của 09 DNKT và 28 KTV hành nghề. VACPA đã kiến nghị Bộ Tài chính xử lý kỷ luật hình thức khiển trách hoặc cảnh cáo đối với các tổ chức và cá nhân nêu trên”.42

Trong năm 2017, Ủy ban chứng khoán nhà nƣớc đã tiến hành kiểm tra BCTC năm 2016 của một số công ty đại chúng niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán. Kết quả là

“15 doanh nghiệp đại chúng, trong đó hầu hết đang niêm yết như: SDD, CMC, KHL,

CMT, NAF, KVS, CTCK Quốc tế, CTCK Mê Kong, CTCK Woori CBV… đã không được UBCK chấp nhận vì đơn vị kiểm toán thực hiện kiểm toán các báo cáo này là Công ty TNHH Kiểm toán và định giá Thăng Long – TDK đã bị đình chỉ tư cách tổ chức kiểm toán được chấp thuận kiểm toán cho đơn vị có lợi ích công chúng thuộc lĩnh vực chứng khoán”43. Nhƣ vậy chỉ một DNKT có sai phạm đã dẫn tới 15 doanh nghiệp niêm yết

42

https://cafef.vn/thi-truong-chung-khoan/9-cong-ty-va-28-kiem-toan-vien-bi-canh-bao-va-khien-trach-do- sai-pham-trong-bctc-nam-2012-20130301012355471.chn, truy cập ngày 25/04/2020

43 https://tinnhanhchungkhoan.vn/chung-khoan/kham-suc-khoe-cong-ty-kiem-toan-nhieu-vi-pham-phai- khac-phuc-215981.html, truy cập ngày 25/04/2020

không đƣợc Ủy ban chứng khoán nhà nƣớc chấp nhận công bố thông tin tài chính trên sàn giao dịch chứng khoán. Trong năm 2018, Ủy ban chứng khoán nhà nƣớc đã công bố kết quả kiểm tra và loại 05 DNKT khỏi danh sách các đơn vị kiểm toán cho doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán do không đạt chuẩn theo quy định, bao gồm: “Công ty TNHH Kiểm toán DFK Việt Nam, Công ty TNHH Kiểm toán và tư vấn tài chính Quốc tế (IFC), Công ty Kiểm toán và kế toán Hà Nội (CPA Hà Nội), Công ty Kiểm toán Thăng

Long - T.D.K và Công ty TNHH Grant Thornton Việt Nam”44

Thực tiễn trong vòng 10 năm gần đây kể từ khi có Luật kiểm toán độc lập 2011, tác giả chƣa đƣợc biết có trƣờng hợp nào KTV bị xử lý hình sự vì hành vi vi phạm quy định về KTĐL gây hậu quả nghiêm trọng. Chế tài xử lý sai phạm của KVT theo quy định pháp luật kiểm toán hiện hành (Nghị định 41/2018/NĐ-CP) mới chỉ ở các mức độ: cảnh cáo; phạt tiền; tƣớc quyền sử dụng giấy chứng nhận hành nghề (tối đa 12 tháng); hoặc bị hủy bỏ tƣ cách KTV hành nghề nếu vi phạm nghiêm trọng khi kiểm toán đơn vị có lợi ích công chúng theo quy định của pháp luật chứng khoán. Các hình thức chế tài nêu trên có lẽ chƣa đủ sức răn đe đối, có thể làm cho KTV dễ bị “nhờn luật”. Cho nên họ có thể vì lợi ích cá nhân mà cố tình vi phạm chuẩn mực đạo đức, quy tắc nghề nghiệp hoặc Luật kiểm toán dẫn đến gây hậu quả nghiêm trọng cho nhà đầu tƣ.

Thứ ba, các DNKT nhỏ thường cạnh tranh không lành mạnh bằng cách hạ thấp giá phí kiểm toán dẫn đến chất lượng dịch vụ kiểm toán không đảm bảo và rủi ro nghề nghiệp kiểm toán tăng cao.

Trên thế giới lĩnh vực KTĐL thuộc một số ít những nghề chuyên nghiệp. Các DNKT thƣờng tập trung vào việc nâng cao uy tín thông qua cạnh tranh nhau bằng chất lƣợng chứ không phải bằng giá phí. DNKT có cơ chế tự chủ tài chính giống nhƣ các loại hình doanh nghiệp khác theo nguyên tắc “lấy thu bù chi để có lãi”. Do vậy, giá phí kiểm toán cần phải đảm bảo để DNKT bù đắp chi phí hoạt động và có mức độ lợi nhuận nhất định. Theo quy định pháp luật, các KTV tiến hành kiểm toán tại khách hàng đòi hỏi phải thực hiện đầy đủ các quy trình, thủ tục kiểm toán theo khuôn khổ nhất định của chuẩn mực kiểm toán. Nếu giá phí kiểm toán thấp, để hợp đồng kiểm toán có lời thì KTV phải cắt giảm thời gian hoặc bỏ bớt thủ tục trong quá trình kiểm toán. Hậu quả kéo theo là kết quả kiểm toán chứa đựng rủi ro sai sót cao vì chất lƣợng kiểm toán không bảo đảm.

44 https://bizlive.vn/doanh-nghiep/ap-che-tai-voi-cong-ty-kiem-toan-chat-luong-kem-3446116.html, truy cập ngày 25/04/2020

Khách hàng cũng nhƣ công chúng đầu tƣ mất dần niềm tin vào kết quả KTĐL. Có thể nói giá phí là một yếu tố đầu vào quan trọng để đảm bảo chất lƣợng của BCKT. Thành ngữ có câu “tiền nào của nấy”, áp dụng cũng đúng trong dịch vụ KTĐL.

Thế nhƣng thực tế hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp ở Việt Nam, kể cả doanh nghiệp niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán lại không quan tâm đến chất lƣợng của dịch vụ KTĐL. Họ thích chọn những DNKT có mức phí kiểm toán thấp vì họ chỉ cần có BCKT mang tính hình thức vì bắt buộc phải có theo quy định pháp luật. “Theo số liệu VACPA cung cấp, các DNKT nước ngoài tại Việt Nam có mức phí bình quân khoảng 380 triệu đồng/hợp đồng kiểm toán, trong khi, các DNKT trong nước chỉ chào phí khoảng 40 - 50 triệu đồng/hợp đồng kiểm toán. Theo ý kiến của nhiều chuyên gia, mức phí kiểm toán trung bình mà các DN kiểm toán trong nước đang chào rất khó đảm bảo để DNKT thực hiện đủ các quy trình, thủ tục kiểm toán”45 Cạnh tranh là động lực để phát triển. Tuy nhiên cạnh tranh bằng giá phí kiểm toán thấp sẽ dẫn đến nguy cơ các DNKT bỏ qua các quy định của chuẩn mực kiểm toán. Hậu quả là chất lƣợng của kết quả kiểm toán không bảo đảm. Nên chăng Nhà nƣớc cần có quy định hƣớng dẫn về mức sàn của giá phí kiểm toán để đảm bảo duy trì chất lƣợng của dịch vụ kiểm toán?

2.2. Trách nhiệm pháp lý của tổ chức hành nghề kiểm toán qua vụ việc cụ thể

Trách nhiệm pháp lý của DNKT trong vụ Công ty kiểm toán DFK thực hiện kiểm toán BCTC của Công ty CP Gỗ Trường Thành (Mã chứng khoán: TFF)

Tóm tắt tình huống:

Công ty Công ty CP Tập đoàn kỹ nghệ Gỗ Trƣờng Thành (gọi tắt là “Công ty Trƣờng Thành”) là một công ty cổ phần đƣợc niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán

TP.HCM (HOSE) từ năm 2008. Vào tháng 07 năm 2016, Công ty Trƣờng Thành đã khiến cho các cổ đông của mình cực sốc khi công bố BCTC quý 02/2016 với kết quả lỗ khủng bất ngờ khoảng 1.000 tỷ đồng. Trong khi số liệu BCTC đã đƣợc kiểm toán của 10

Một phần của tài liệu Luận văn trách nhiệm pháp lý của kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán đối với báo cáo kiểm toán​ (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)