Một số kiến nghị nhằm đảm bảo thực thi có hiệu quả trách nhiệm pháp lý của kiểm

Một phần của tài liệu Luận văn trách nhiệm pháp lý của kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán đối với báo cáo kiểm toán​ (Trang 78 - 89)

6. Kết cấu dự kiến của Luận văn

3.3Một số kiến nghị nhằm đảm bảo thực thi có hiệu quả trách nhiệm pháp lý của kiểm

kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán

Nhìn chung, nguồn gốc phát sinh trách nhiệm pháp lý của KTV và DNKT là từ những sai phạm trong hoạt động kiểm toán. Với phƣơng châm “phòng bệnh hơn chữa bệnh”, tác giả đề xuất các giải pháp nhằm hƣớng tới nâng cao chất lƣợng hoạt động KTĐL. Có nhƣ vậy mới giảm thiểu hậu quả trách nhiệm pháp lý của KTV và DNKT.

Thứ nhất, giải pháp căn cơ là nâng cao chất lượng hoạt động kiểm toán BCTC.

Để nâng cao chất lƣợng kiểm toán, tác giả đƣa ra gợi ý số vấn đề cần đƣợc chú trong nhƣ sau:

 DNKT phải xây dựng các chính sách, thủ tục để phát triển văn hóa nội bộ trong công ty với nhận thức “chất lượng là yếu tố sống còn khi thực hiện hợp đồng kiểm toán”. DNKT cần xây dựng và duy trì hệ thống kiểm soát chất lƣợng hoạt động kiểm toán. Tất cả các cán bộ nhân viên của DNKT cần phải cam kết tuân thủ nghiêm ngặt chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp và quy định về chuyên môn có liên quan. DNKT cần bố trí nguồn nhân lực phù hợp về chuyên môn và thời gian để đảm bảo thực hiện kiểm toán với kết quả tốt, tránh chạy theo lợi nhuận thuần túy. Lƣu ý kiểm giám tra giám sát công việc của nhóm kiểm toán.

 KTV cần bảo đảm tính độc lập và duy trì thái độ hoài nghi nghề nghiệp trong suốt cuộc kiểm toán. Họ cần luôn ý thức rằng BCTC của khách hàng có thể chứa đựng rủi

ro có sai sót trọng yếu do gian lận hay nhầm lẫn mà họ cần phải phát hiện ra. KTV cần học tập, trau dồi kiến thức để nâng cao trình độ chuyên môn để bắt kịp với thực tiễn phát sinh. Họ cũng cần mạnh dạn từ chối tham gia kiểm toán nếu kiến thức chuyên môn không phù hợp với đặc thù hoạt động của khách hàng.

 Về phía quản lý nhà nƣớc, Cơ quan có thẩm quyền nhƣ Bộ Tài chính, Ủy ban chứng khoán nhà nƣớc cần tăng cƣờng kiểm tra giám sát chất lƣợng hoạt động kiểm toán. Kiên quyết xử lý nghiêm những DNKT hoặc KTV vi phạm, kể cả hình thức xử lý hành chính nghiêm khắc nhất là “rút giấy phép hoạt động hoặc giấy phép hành nghề” khi BCKT có sai sót nghiêm trọng gây ảnh hƣởng lớn đến nhà đầu tƣ và uy tín của ngành KTĐL. Nếu thấy có dấu hiệu vi phạm hình sự, cần chuyển cho Cơ quan tố tụng để điều tra khởi tố vụ án.

Thứ hai, tăng cường vai trò quản lý của Hội nghề nghiệp kiểm toán Việt Nam

Với cơ chế hiện hành, vai trò của Hội nghề nghiệp kiểm toán Việt Nam (VACPA) khá mờ nhạt. Các hoạt động của VACPA chủ yếu tập trung vào một số việc nhƣ: tổ chức lớp cập nhất kiến thức hàng năm cho KTV (40 giờ/năm); quản lý danh sách KTV hành nghề và DNKT; phối hợp cùng Bộ Tài chính để kiểm tra hành nghề tại các DNKT…Một số công tác quản lý khác nhƣ thi sách hạch chứng chỉ KTV; ban hành chuẩn mực kiểm toán; xử lý kỷ luật KTV hoặc DNKT…vẫn do Bộ Tài chính đảm nhận. Khi VACPA phát hiện có sai phạm của KTV hoặc DNKT thì VACPA chỉ có quyền báo cáo Bộ Tài Chính xử lý. Do Bộ Tài chính là Cơ quan Trung ƣơng trực thuộc Chính Phủ. Nếu Bộ Tài Chính ôm đồm quá nhiều công tác quản lý, giám sát hoạt động chuyên môn lĩnh vực KTĐL nhƣ hiện nay thì không hiệu quả. Cần học hỏi mô hình tổ chức hoạt động của Tổ chức xã hội nghề nghiệp của luật sƣ, Nhà nƣớc cần mạnh dạn trao thêm quyền cho VACPA quản lý các hoạt động mà Bộ Tài Chính đang đảm nhận nhƣ: thi sát hạch KTV; ban hành chuẩn mực kiểm toán; xử lý kỷ luật KTV... Tác giả tin rằng với sự quản lý và dẫn dắt của Hội nghề nghiệp kiểm toán, chất lƣợng hoạt động KTĐL đƣợc nâng cao hơn. Ngoài ra VACPA với tính chất sâu sát các hội viên nên sẽ có điều kiện tăng cƣờng kiểm tra và xử lý quyết liệt kịp thời các sai phạm của KTV, DNKT trong quá trình hành nghề.

Thứ ba, Nhà nước cần quy định mức giá phí kiểm toán tối thiểu cho hoạt động kiểm toán BCTC.

Nhƣ đã phân tích ở Chƣơng 2, thực tế hiện nay có tình trạng “loạn” giá phí kiểm toán. Nhƣng DNKT nhỏ khó cạnh tranh bằng chất lƣợng với các DNKT lớn nên thƣờng

chào mức phí “siêu thấp”. Mức phí kiểm toán đƣợc chào thậm chí có thể dƣới 10 triệu đồng cho một cuộc kiểm toán BCTC và do đó thời gian thực hiện kiểm toán thƣờng không quá một ngày. Với thời gian kiểm toán ngắn nhƣ vậy thì KTV phải bỏ qua một số quy trình, thủ tục kiểm toán. Mức giá phí kiểm toán càng thấp, rủi ro BCKT có sai sót càng cao. Về phía khách hàng, nếu khách hàng bị bắt buộc phải kiểm toán BCTC theo Luật kiểm toán độc lập thì họ sẽ chọn ký hợp đồng kiểm toán với DNKT báo phí thấp nhất. Trong trƣờng hợp này, các DNKT và KTV tự đẩy mình vào rủi ro BCKT có sai sót cao, và phải gánh chịu trách nhiệm pháp lý nếu có hậu quả thực tế xảy ra.

Để hạn chế tình trạng cạnh tranh không lành mạnh bằng giá phí mà không chú trọng chất lƣợng kiểm toán, tác giả đề xuất Nhà nƣớc cần quy định “mức giá phí kiểm

toántối thiểu”77 cho một cuộc kiểm toán BCTC. Căn cứ tính phí kiểm toán nên dựa vào

thời gian tối thiểu để KTV thực hiện tất cả các quy trình và phần hành kiểm toán tiêu chuẩn theo quy định, ngay cả trong trƣờng hợp khách hàng có quy mô nhỏ. Nhà nƣớc có thể quy định mức giá phí kiểm toán tối thiểu cho từng loại hình doanh nghiệp xếp loại theo quy mô nhƣ: doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ, vừa, lớn căn cứ theo quy định của Chính

Phủ (hiện tại là Nghị định số 39/2018/NĐ-CP ban hành ngày 11/3/2018)

Ví dụ: Nhà nƣớc quy định mức giá phí kiểm toán BCTC tối thiểu đối với doanh nghiệp siêu nhỏ là 30 triệu đồng; đối với doanh nghiệp nhỏ là 45 triệu đồng…

Bên cạnh đó, tác giả đề xuất giá phí kiểm toán phải đƣợc trình bày công khai trong phần thuyết minh BCTC kiểm toán. Nhờ vậy, nếu giá phí kiểm toán quá thấp hoặc thay đổi giảm nhiều sẽ là một dấu hiệu mà Cơ quan chức năng liên quan có thể nghi vấn và tiến hành kiểm tra chất lƣợng của cuộc kiểm toán. Ngƣời sử dụng BCKT thƣờng tin tƣởng hơn vào chất lƣợng kiểm toán của các hãng Big 4, mức phí kiểm toán của họ thƣờng cao hơn nhiều lần so với các DNKT nhỏ. Hy vọng trong lần sửa đổi Luật kiểm toán độc lập, mức phí sàn kiểm toán sẽ đƣợc đƣa vào luật, góp phần làm lành mạnh hóa hoạt động KTĐL trong tƣơng lai.

Thứ tư, các DNKT và KTV cần chú trọng thực hiện các biện pháp khác phòng ngừa rủi ro xảy ra vụ kiện về trách nhiệm pháp lý.

Do đặc điểm vốn có của hoạt động kiểm toán, rủi ro kiểm toán luôn tồn tại ngay cả khi cuộc kiểm toán đƣợc thực hiện theo đúng chuẩn mực kiểm toán Việt Nam. Để giảm

77Nguyễn Thị Liên Hƣơng. Ảnh hƣởng của giá phí kiểm toán đến chất lƣợng dịch vụ kiểm toán độc lập tại Việt Nam. Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Kinh tế và Kinh doanh, tập 32, số 4 (2016), tr. 5

thiểu khả năng phát sinh trách nhiệm pháp lý hoặc ứng phó với vụ kiện tụng tranh chấp về trách nhiệm pháp lý, DNKT cùng KVT cần quan tâm thực hiện tốt một số biện pháp sau:

 DNKT cần sàng lọc kỹ khi lựa chọn khách hàng trƣớc khi ký hợp đồng thông

qua “thủ tục đánh giá chấp nhận và duy trì khách hàng”78

. Chỉ nên chấp nhận ký hợp đồng kiểm toán khi đáp ứng các yếu tố cơ bản nhƣ: giá phí hợp lý; nguồn lực nhân sự phù hợp; và đặc biệt là xem xét mức độ chính trực của khách hàng. Đối với hợp đồng kiểm toán năm đầu tiên do khách hàng thay đổi đối tác kiểm toán, cần liên hệ với KTV tiền nhiệm để tìm hiểu nguyên nhân khách hàng chấm dứt hợp tác với DNKT cũ. DNKT cũng nên đa dạng hóa danh mục khách hàng, tránh chỉ tập trung vào vài khách hàng “VIP” vì có nguy cơ hoạt động kinh doanh bị lệ thuộc vào các khách hàng này, từ đó dẫn đến tính “độc lập” bị đe dọa trong quá trình kiểm toán vì sợ bị mất khách hàng. DNKT cần mạnh dạn từ chối kiểm toán các khách hàng có dấu hiệu không lành mạnh nhƣ: giới hạn phạm vi kiểm toán, thƣơng lƣợng phí kiểm toán quá thấp, ép tiến độ thời gian kiểm toán quá gấp…

 DNKT và KTV cần tuân thủ nghiêm ngặt ba yêu cầu“độc lập, khách quan, bảo

mật thông tin” trong mỗi hợp đồng kiểm toán. Đây là đặc điểm của hoạt động KTĐL. Để

nâng cao ý thức tuân thủ yêu cầu trên, DNKT có thể yêu cầu KTV ký thỏa thuận ràng buộc trách nhiệm. Trong trƣờng hợp KTV vi phạm, đây là cơ sở để DNKT yêu cầu KTV phải thực hiện trách nhiệm bồi thƣờng khi có hành vi vi phạm cam kết.

 DNKT và KTV cần lƣu trữ đầy đủ hồ sơ kiểm toán trong thời hạn theo luât định. Trƣờng hợp DNKT hoặc KTV bị kiện, bị đơn có thể xuất trình tài liệu làm bằng chứng là cuộc kiểm toán đã đƣợc tiến hành theo đúng chuẩn mực kiểm toán. Nhờ vậy, không có khả năng phát sinh trách nhiệm pháp lý hành chính và hình sự vì KTV hoặc DNKT không có dấu hiệu hành vi sai phạm. Rủi ro xảy ra trách nhiệm dân sự về bồi thƣờng thiệt hại cực thấp. Nếu có xảy ra thì công ty bảo hiểm sẽ đảm nhận nghĩa vụ này.

 KTV kiên quyết từ chối tham gia kiểm toán nếu vi phạm đạo đức nghề nghiệp, không phù hợp năng lực chuyên môn hoặc không đảm bảo nguồn nhân lực thực hiện cuộc kiểm toán. Pháp luật bảo vệ KTV trƣớc những yêu cầu không hợp lý của DNKT. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ví dụ: kiểm toán viên chuyên về kiểm toán doanh nghiệp sản xuất đƣợc giao nhiệm vụ kiểm toán ngân hàng trong khi kiến thức của KTV về quy định pháp luật trong

lĩnh vực ngân hàng không tốt. Trong trƣờng hợp này KTV cần mạnh dạn từ chối yêu cầu của DNKT khi đƣợc giao nhiệm vụ.

 Để chuyển giao rủi ro về trách nhiệm dân sự, DNKT cần tính toán mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp kiểm toán viên ở mức phí bảo hiểm hợp lý. Khi phải đối mặt với trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hai cho khách hàng hoặc bên thứ ba liên quan, công ty bảo hiểm sẽ giúp gánh vác gánh nặng tài chính một cách hiệu quả.

 Các KTV không phải là chuyên gia pháp lý. Do vậy họ nên cộng tác với các luật sƣ để đƣợc tƣ vấn pháp luật chuyên sâu trong trƣờng hợp cần thiết.

Ví dụ: luật sƣ tƣ vấn soạn hợp đồng kiểm toán nên có điều khoản thỏa thuận giới hạn trách nhiệm bồi thƣờng và các trƣờng hợp miễn trừ trách nhiệm pháp lý. Trong quá trình thực hiện kiểm toán, nếu KTV phát hiện khách hàng có hành vi gian lận hoặc không hợp tác, KTV cần tham vấn ý kiến của các luật sƣ trƣớc khi đơn phƣơng chấm rút khỏi cuộc kiểm toán để tránh nguy cơ bị khách hàng đòi bồi thƣờng thiệt hại khi có tranh chấp xảy ra.

Tiểu kết chƣơng 3

Trong quá trình hành nghề, KTV phải đối mặt với rủi ro về trách nhiệm pháp lý cả về dân sự, hành chính và hình sự. Giải pháp cốt lõi để giảm thiểu trách nhiệm pháp lý là DNKT và KTV cần phát hành những BCKT phù hợp. Muốn vậy, DNKT và KTV cần thực thi các biện pháp cần thiết nhằm nâng cao chất lƣợng hoạt động kiểm toán. DNKT cần xây dựng uy tín trên thị trƣờng với phƣơng châm “chất lượng hay là chết”. Họ tuyệt đối không chạy theo lợi nhuận thuần túy mà đánh mất uy tín của mình. Để kiểm soát rủi ro trách nhiệm dân sự, lựa chọn Luật sƣ tƣ vấn pháp luật là một quyết định khôn ngoan để xây dựng hợp đồng kiểm toán giới hạn trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại chỉ trong một số trƣờng hợp và ở mức độ phù hợp. Bên cạnh các đề xuất cải thiện hoạt động kiểm toán, tác giả cũng kiến nghị sửa đổi, bổ sung một số quy định pháp luật liên quan đến trách nhiệm dân sự và trách nhiệm hình sự của KTV. Hy vọng rằng với nhƣng quy định pháp luật ngày càng chặt chẽ và xử lý vi phạm nghiêm khắc hơn, các KTV và DNKT sẽ ý thức cao hơn về “sứ mệnh” nghề nghiệp của mình nhằm nâng cao uy tín nghề nghiệp kiểm toán viên, xứng đáng với tôn chỉ của hội nghề nghiệp VACPA là “Độc lập-Trung thực-Minh bạch”. Nhờ vậy chất lƣợng hoạt động kiểm toán nói chung và chất lƣợng BCKT nói riêng sẽ nâng cao lên một bậc, lấy lại niềm tin của nhà đầu tƣ, Nhà nƣớc và xã hội.

PHẦN KẾT LUẬN

Hoạt động kiểm toán độc lập đã hình thành và phát triển từ rất lâu trên thế giới. Ở Việt Nam, mặc dù mới mới chỉ bắt đầu từ những năm 1990, song dịch vụ kiểm toán đã dần chứng tỏ vai trò ngày càng quan trọng trong nền kinh tế thị trƣờng, đặc biệt trong bối cảnh thị trƣờng chứng khoán nƣớc ta bùng nổ mạnh mẽ. Số lƣợng các DNKT và KTV tăng lên nhanh chóng với phạm vi cung cấp dịch vụ ngày càng đa dạng phong phú hơn, trong đó dịch vụ kiểm toán BCTC đóng vai trò chủ lực của dịch vụ kiểm toán. Tuy nhiên dƣờng nhƣ sự phát triển về giá trị thị phần dịch vụ kiểm toán chƣa đồng nhất với chất lƣợng hoạt động kiểm toán. Một bộ phận DNKT và KTV vì chạy theo lợi nhuận mà buông lỏng quản lý chất lƣợng dịch vụ dẫn đến những vụ gây tai tiếng về BCKT có sai sót nghiêm trọng. Nhƣng sai sót này gây thiệt hại trƣớc tiên là cho nhà đầu tƣ cổ phiếu và ảnh hƣởng nghiêm trọng đến uy tín của ngành kiểm toán độc lập Việt Nam. Công chúng chắc hẳn sẽ hoài nghi “liệu báo cáo kiểm toán còn đáng tin cậy không?”

Trong khi đó, các quy định hệ thống pháp luật thực định về hoạt động kiểm toán dƣờng nhƣ còn mờ nhạt. Các chế tài xử lý vi phạm về KTĐL chƣa đủ sức răn đe ngăn ngừa sai phạm. Thực tiễn trong hai thập kỷ qua kể từ khi DNKT đầu tiên đƣợc thành lập, chƣa có một DNKT nào phải bồi thƣờng thiệt hại cho bên thứ ba vì sử dụng BCKT sai sót. Hoặc chƣa có một KTV nào bị xử lý hình sự vì sai phạm nghiêm trọng của mình trong quá trình hành nghề. Trong khi đó, các “scandal” về kiểm toán vẫn thi thoảng xuất hiện trên phƣơng tiện thông tin đại chúng. Qua nghiên cứu đề tài “Trách nhiệm pháp lý của KTV và DNKT đối với BCKT”, tác giả đã tìm hiểu cơ sở lý luận về vấn đề cần nghiên cứu trong chƣơng 1. Tiếp theo chƣơng 2 phân tích thực trạng những tồn tại về trách nhiệm pháp lý của KTV và DNKT tại Việt Nam. Từ đó trong chƣơng cuối tác giả đã đƣa ra các đề xuất sửa đổi, bổ sung một số quy định pháp luật để làm rõ hơn vấn đề trách nhiệm pháp lý của hai chủ thể tiến hành hoạt động kiểm toán. Đồng thời tác giả khuyến nghị một số giải pháp góp phần nâng cao chất lƣợng kiểm toán nhằm hạn chế rủi ro BCKT có sai sót dẫn đến khả năng phát sinh vấn đề trách nhiệm pháp lý liên quan.

Sau cùng, quan trọng hơn hết thảy chính là phụ thuộc vào nội lực của các KTV và DNKT. Tự bản thân các KTV cần có ý thức bảo vệ uy tín nghề nghiệp của mình. Họ cần nghiêm túc tuân thủ quy tắc đạo đức và không ngừng học hỏi nâng cao chuyên môn. Kết quả kiểm toán có chất lƣợng càng cao thì rủi ro phát sinh trách nhiệm pháp lý càng thấp và ngƣợc lại. Hy vọng ngành kiểm toán độc lập Việt Nam tiếp tục sẽ vững vàng phát triển để đáp ứng kỳ vọng ngày càng cao của công chúng trong tƣơng lai.

DANH MỤC VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT

Một phần của tài liệu Luận văn trách nhiệm pháp lý của kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán đối với báo cáo kiểm toán​ (Trang 78 - 89)