Đƣời ƣơi: “tinh thể ngƣời” Bùi Giáng 7 8-

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Văn học: Thơ Bùi Giáng nhìn từ góc độ tư duy nghệ thuật (Trang 78 - 80)

5. KẾT CẤU LUẬN VĂN 14

3.1.4/Đƣời ƣơi: “tinh thể ngƣời” Bùi Giáng 7 8-

Đười ươi thi sĩ – một trong những bút danh tâm đắc của Bùi Giáng. Hơn thế, Bùi thi sĩ còn đưa Đười ươi vào thơ, biến nó thành đối tượng thẩm mỹ, thành một biểu tượng độc đáo, thú vị “đóng mác” Bùi Giáng.

Trong “Bùi Giáng, ai người chia sẻ” Bùi Công Thuấn cho rằng: “Bùi Giáng không sao đặt được bước chân vào cõi thanh tịnh vô vi (Asamkrita). Ông tự dày vò mình trong hình hài “đười ươi”, con vật, giống khỉ, ngửa mặt cười vu vơ (hình ảnh “điên” của bùi Giáng):

…Em về giũ áo mù sa

Tiền trình vạn lý anh là đười ươi …Em về giũ áo đười ươi

Trút quần phong nhuỵ cho người phụ nhau Đười ươi tại hạ ra đời

Thời gian rạch xé tô bồi cho em …Ông già rất mực đười ươi

Già nua lắm lắm còn cười vu vơ ” [20;298]

Xem mình là đười ươi, là con vật chưa thành người - theo Bùi Công Thuấn - đó là sự “tự dày vò” do Bùi Giáng không bước chân được vào “cõi thanh tịnh vô vi”. Cuộc đời Bùi Giáng luôn là cuộc hành trình tìm về một “màu hoa trên ngàn”, một nguồn “nguyên xuân”, một “hồn nguyên tiêu” nơi cố quận hiện thực - tâm tưởng. Bởi vậy mà, không ngạc

nhiên khi ông muốn đặt chân vào “cõi thanh tịnh vô vi” nhà Phật. Tuy nhiên, với không ít vướng bận trần tục và dù có “giũ áo đười ươi” thì con người này vẫn chưa bao giờ và không thể trở thành một thiền sư. Cho nên, ông cứ khoác lấy mảnh áo con vật ấy mà ca hát, nhảy múa, mà ngửa mặt cười vu vơ, vô nghĩa và nhìn thế giới bằng con mắt nửa quen thuộc, nửa xa lạ - cái nhìn đười ươi đầy nghi hoặc:

“Đười ươi giũ áo tình phong nhã

Khỉ đột trút quần tưởng Việt siêu”

(Chiêm bao 7, Mười hai con mắt)

“Người ta vừa uống vừa cười

Ta đười ươi uống mà cười được chăng? Cười mà chẳng thể nhe răng

Bởi chưng răng rụng hết răng từ đầu”

(Một mình uống rượu Thuý Kiều, Trúc mai)

Trong con mắt người – đười ươi, ông nhìn thấy dưới trời không ít “đồng loại” đang lóp ngóp, quàng xiên đi lại và luôn tưởng “mình như thể thần tiên trên trời”:

“Dưới trời thiên hạ quàng xiên

Tưởng mình như thể thần tiên trên trời Dưới trời bao kẻ bao người

Đếm làm sao xiết bao đười ươi ca”

(Là đười ươi ca có lẽ, Trúc mai)

Nghi đời, nghi người chán “đười ươi Sáu Giáng” quay ra nghi hoặc, gây sự chính mình:

“Hỡi người ngợm hỡi đười ươi

Hỡi thằng Sáu Giáng buồn vui thế nào Vui nhiều buồn ít thế sao

Buồn nhiều vui ít tiêu tao cõi miền Miền xiêu lệch, cõi ngửa nghiêng

Lầm than diện hậu diện tiền soi gương Chiêm bao đổi chán thay chường

Tập thành mộng mỵ cuối đường thành thân”

(Đười ươi Sáu Giáng, Mùa màng tháng tư) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Dù dưới hình hài con người hay trong tinh thể người - đười ươi thì điều được Bùi Giáng quan tâm vẫn luôn là vui - buồn: cảm xúc, tình cảm khi đối diện cuộc sống. Tư tưởng Bùi Giáng vốn phức tạp mà lời nói ra thường hay mâu thuẫn nên để hiểu hết được điều ông gửi gắm trong thơ thật khó. Chỉ biết rằng, dường như giấu mình trong hình hài đười ươi, Bùi Giáng mới thể nghiệm và thể hiện được hết cái “điên thượng thừa” (chữ dùng của Bùi Giáng) của mình?! Và cũng nhờ đó mà “Tinh thể đười ươi

hiện ra, lấy lòng vạn vật làm lòng mình”(Ngày tháng ngao du, Tr72)?.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Văn học: Thơ Bùi Giáng nhìn từ góc độ tư duy nghệ thuật (Trang 78 - 80)