5. KẾT CẤU LUẬN VĂN 14
1.2.2.3/ Sáng tạo một cách ngẫu hứng 27
Bùi Giáng có lối “luận bàn” về người sáng tạo khá thú vị. Ông cho rằng: “Phàm bọn nào là thi sĩ mà dấn thân vào cuộc biên khảo chịu chơi,
thì cũng tỷ như việc đốn củi, đẵn cây vậy.
Thằng thy sỹ ở trong một cõi tư tưởng riêng biệt, nó quen thuộc lối đi nẻo về trong những rừng thiêng sơ thuỷ, nên nó biết rõ khu vực nào có gỗ non, gỗ già, gỗ mun, gỗ gụ, gỗ kiền kiền. Và từ đó mà đi?
Từ đó, nó thường chịu chơi gác bỏ bớt cuộc sáng tạo của riêng nó, để hì hục khai phá gai góc um tùm, dọn lối tới những khu vực gỗ gụ, gỗ kiền kiền. Thỉnh thoảng nó cũng đốn gỗ, hạ cây xuống sẵn để nằm yên đó. Rồi nó thấy mỏi rụi máu me, bèn ngâm thơ khoẻ khắn đường hô hấp. Và nó vác rìu búa về nằm ngủ ở trong cái hang hốc đìu hiu của nó.
Từ đó về sau những người thợ ở phồn hoa đô hội sẽ có dịp lên rừng, gặp cơ hội tươm tất, thì tha hồ tới đẽo gọt gỗ gụ, gỗ mun, cưa ra từng
mảng gọn gàng, vác lên lưng, chạy về phồn hoa hò hét tưng bừng bảo rằng ta là kẻ đầu tiên khám phá, kẻ duy nhất kiến trúc sư tài bồi tạo hoá, phôi dựng nên lớp lớp gỗ kiền kiền lãng đãng, gỗ gụ, gỗ mun bát ngát lư hương vừa ngún chiên đàn.
Và cũng từ đó mà nảy ra cuộc âm u vây hãm cái hang hốc đìu hiu của thằng thi sĩ bốc khói mưa nguồn từ một thuở ban sơ.
…
…Nhưng chỉ hỏi: cái linh hồn gỗ đá của rừng thiêng sơ thuỷ từ đó đã ra sao?
Trong linh hồn gỗ gụ còn chứa chất một tinh thể gì mà người thợ phồn hoa chưa nhận thấy…Linh hồn gỗ gụ sẽ còn biểu bộc rất nhiều điều rộng miền phương tiện cho đồ đạc đi vào cõi tang hải cư lưu mép rìa cư trú. ” (Ngày tháng ngao du, tr 173 - 174).
Sáng tạo là một cuộc chơi không phải chỉ giới hạn ở không gian quen thuộc. Đôi khi thi sĩ cũng phải dời “cõi tư tưởng riêng biệt”, gác bỏ bớt “cuộc sáng tạo” của riêng mình để dấn thân “chịu chơi” vào rừng thiêng nhằm khai phá gai góc, dọn đường tới khu vực có thứ gỗ quý đang nằm ẩn sâu, khuất lấp.
Sáng tạo không thể đồng hành cùng sự bắt chước. Khám phá phải là quá trình đầy thử thách, khó khăn mới có thành quả như mong muốn, nếu không sẽ chẳng bao giờ tìm đến bản chất của đối tượng được khám phá cũng như không thể tìm được chân giá trị đích thực của nghệ thuật và cái đẹp.
Đó phải chăng là điều Bùi Giáng muốn nhắc nhở chính mình và bạn văn?
Sự không bình thường trong suy nghĩ, hành động của Bùi Giáng mà người đời gọi là “điên” – một Bùi Giáng điên điên, khùng khùng - hình như không có quan hệ họ hàng với một Bùi Giáng hết sức nghiêm túc trong sáng tạo nghệ thuật. Tuy nhiên, nghiêm túc nhưng nhà thơ này vẫn luôn coi trọng sự ngẫu hứng: “Đã là con người quay chong chóng trên
quả địa cầu tròn, có một ai không cảm thấy mình là lá cỏ lá rêu mù sương lá lách, lau cồn lìa kim dứt cải. Vậy phải biết nhắm hai con mắt lại để làm một cái dây leo như Tố Như leo khắp mình mẩy Hoa thi Đường thi không chừa một chỗ”
(Tư tưởng hiện đại, Tr 12).