5. KẾT CẤU LUẬN VĂN 14
2.2.2/ “Em” hay những ám ảnh khôn cùng về cái đã qua, cái khó
nắm bắt.
Cuộc đời Bùi Giáng gắn liền với các giai thoại, trong đó người ta nhắc nhiều đến cái chết của người vợ trẻ như một nỗi ám ảnh khôn cùng nơi thi sĩ họ Bùi. Không biết, với Bùi Giáng, sự mất mát ấy lớn đến đâu, còn trong thơ, hình ảnh người “Em” gắn liền sự mất mát, viễn vọng, mơ hồ… lại đi về khá thường xuyên và không ít lần khiến cái tôi trữ tình trong thơ xót xa, đau đớn.
“Em chết bên bờ lúa
Để lại trên đường mòn Một dấu chân bước của Một bàn chân bé con …
Mười năm sau xuống ruộng Đếm lại lúa bờ liền
Máu trong mình mòn ruỗng Xương trong mình rã riêng ”
(Bờ lúa, Mưa nguồn)
So sánh sự mất – còn: em chết – còn bàn chân in trên đường mòn; Tôi sống – máu, xương mòn ruỗng, rã riêng. Không dám đối diện với sự thật mất mát, “anh” đã trốn chạy, nhưng dù chạy đến “miền cao nguyên” hay “về đô hội” thì nỗi ám ảnh từ cái chết kia vẫn cứ vây khốn lấy anh và cái “bàn chân bé con” nọ cứ hằn mãi lên cuộc đời anh như định mệnh. Còn đối diện với cái chết, “anh” trở thành nạn nhân của bi kịch định mệnh khắc nghiệt. Nó là vết thương đục khoét tâm hồn, biến “anh” thành kẻ lưu đày trong chính số kiếp của mình. Tâm trạng ấy khiến khiến cái tôi nhiều lúc trở nên bi quan khắc khoải với cái nhìn đầy bi đát về ý nghĩa cuộc đời và kiếp người. Thơ Bùi Giáng vì vậy, đôi khi là những giai điệu buồn thương u hoài đầy ngậm ngùi cay đắng:
“Em đi về giữa nước non này Mắt lệ phai mờ tóc lạnh vai
Thao thức nghe mùa tan dưới nguyệt Nỗi đời em xẻ bớt cho ai”
(Em đi về giữa, Mưa nguồn)
Cuộc trò chuyện giữa cái tôi trong thơ với người em, bởi vậy, thường là cuộc đối thoại giữa hai cá thể, ở hai thế giới, gần gụi thật mà xa xôi vô cùng:
Lúc trời cao thổi gió xuống xanh nguồn Em thốt lời bằng miệng
Và bằng môi hơi thở tự đâu tuôn”
Đó cũng có thể là cuộc đối thoại trong câm lặng:
“Em từ bờ bến viễn khơi
Về thăm viếng chẳng một lời thốt ra”
(Trở lại trần gian, Rong rêu)
Có lẽ vì vậy mà hình ảnh người “Em” trong thơ Bùi Giáng dường như vừa thấp thoáng hình bóng con người của thực tại, của kỉ niệm yêu thương nhưng cũng vừa huyễn hoặc “sương bóng” tâm tưởng để Bùi Giáng giãi bày:
“Em đi sương bóng vô ngần
Nhìn anh như ngó một lần người điên”
(Mộng)
Và cũng như bao người đẹp có tên hay không tên khác, thi sĩ đa tình cũng dành cho “Em” tình yêu không kém nồng nàn, tha thiết nhưng đó là tình yêu với bóng ma: “Cùng em tình tự mông lung/ Nhìn trăng xã hội tận cùng mai sau/ Còn bao giờ sẽ gặp nhau/ Cuối cùng vĩnh viễn từ đâu mà về/ Đáp rằng em vốn ủ ê/ Từ trăm năm tới tê mê một giờ” (Chợt thấy ra, Tuyết băng vô tận xứ), nên có những “thể điệu”, “tiết tấu” khác thường: “Yêu em muôn một yêu đào/ Hồng vàng tích tụ?Điệu chào đầu
tiên?/ Mở môi miệng lưỡi méo liền/ Máu me bầm giập diện tiền mừng em” (Hiểu nhau có lẽ, Trúc mai) và nỗi nhớ cũng chỉ là niềm đau đớn: “Nhớ em như nhớ mặt trời/ Nào ngờ nhật nguyệt muôn đời xa nhau/ Nhớ
em từ đó về sau/ Tưởng chừng chỉ nhớ niềm đau đớn là” (Nhớ em, Trúc
mai). Cũng bởi vậy mà “em” dốt cuộc cũng như niềm ước vọng, niềm hoài vọng xa vời chưa bao giờ nhà thơ có được, giữ được nên mãi mãi vẫn là cuộc kiếm tìm “không đầu không đuôi”:
“…Em mỉm miệng vui tươi là tặng vật
Anh khóc oà theo mộng tưởng muôn năm Anh chào em như ảo mộng đêm rằm
(Mưa hôm nay, Rớt hột phiêu bồng)
Sống giữa đời, “anh yêu một người đẹp như yêu một nhân vật tiểu
thuyết, như những nàng tiên trên trời, thậm chí như yêu một bóng ma, thêm một bằng chứng để nói rằng anh điên thật chứ không phải giả vờ…”
[20;188], đó là một trong nhiều cách lý giải về “hiện tượng Bùi Giáng” được Bùi Tường – em ruột của Bùi thi sĩ đưa ra. Đó cũng là một trong những cơ sở giúp chúng tôi khẳng định rằng, “em” là nhân vật có sức ám ảnh đầy ma lực đối với Bùi Giáng và thơ ông. Thi sĩ Buổi Hoàng Hôn đã dành cho nhân vật này một chỗ đứng đặc biệt – đặt trong mối quan hệ thân thiết với “tôi”, “anh” tạo thành “cặp” quan hệ bền chặt, góp phần thể hiện một cách đa dạng, nhiều chiều thế giới tâm hồn, tình cảm hết sức phức tạp của Bùi thi sĩ.