Ngôn ngữ trong thơ lục bát Bùi Giáng 9 5-

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Văn học: Thơ Bùi Giáng nhìn từ góc độ tư duy nghệ thuật (Trang 95 - 112)

5. KẾT CẤU LUẬN VĂN 14

3.2.4/Ngôn ngữ trong thơ lục bát Bùi Giáng 9 5-

Chúng tôi dành riêng một mục để nói về ngôn ngữ trong thơ lục bát Bùi Giáng, bởi đây là nơi nhà thơ có nhiều đóng góp nhất. Thơ lục bát – thể thơ dân tộc có khả năng thể hiện tuyệt vời chiều sâu tâm hồn và tình cảm con người Việt Nam. Thơ lục bát gần như ca dao, giản dị mộc mạc, không quá nặng nề về âm luật. Bùi Giáng đặc biệt trân trọng vốn lục bát dân tộc. Ông cho rằng: "Lục bát Việt Nam là cõi thi ca hoằng viễn nhất,

kỳ ảo nhất của năm châu bốn biển, ba bẩy sông hồ”[20;94] và thơ lục bát

cũng chính là địa hạt sở trường của Bùi thi sĩ. Nếu tính theo số lượng thì “số bài thơ được viết bằng thể thơ lục bát chiếm 2/3 tổng số thơ trước 1975. Thậm chí trong tập “Bài ca quần đảo” thơ lục bát chiếm 105/153 bài, tập “Ngàn thu rớt hột” có 219/285 bài, tập “Màu hoa trên ngàn” có 81/134 bài”[17;108-109].

Đánh giá về thơ lục bát Bùi Giáng, Thục Khưu khẳng định: “Nhà

văn nhà thơ Bùi Giáng cốt yếu là một hiện tượng ngôn ngữ độc đáo, ngôn ngữ tựu thành từ mối đam mê nguồn thơ lục bát (đặc biệt là Truyện Kiều) phối hợp với âm điệu ca dao thuần tuý dân tộc ”[79;64]. Sức ảm ảnh của

Nguyễn Du và Truyện Kiều trong tư tưởng và thơ ca Bùi Giáng là không thể phù nhận. Rất nhiều bài thơ Bùi Giáng đề tặng Nguyễn Du, Thuý Kiều, Thúc Sinh, Tú Bà hoặc lấy các nhân vật trong Truyện Kiều (Thuý Kiều, Thuý Vân, Hồ Tôn Hiến, Từ Hải, Kim Trọng, Thúc Sinh, Tú Bà) làm nhân vật trong thơ mình. Rồi mượn ý thơ, câu thơ, từ ngữ trong

Truyện Kiều làm chất liệu cho thơ… Ảnh hưởng từ lục bát Truyện Kiều cũng chính là sự thừa hưởng cái tinh hoa của lục bát truyền thống dân tộc. Bởi vậy, không lạ gì khi thơ lục bát Bùi Giáng xuất hiện nhiều câu mẫu mực:

“Làng xa thôn nữ diễm kiều

Dịu dàng bên bếp mơ điều tiêu tao”

(Tiếc khói thôn nữ, Mùa màng tháng tư) “Nghe trời đổ lộn nguyên khê

Tiếng vàng rụng rớt gieo về động xanh Gót chân khơi rộng bóng cành

Nhịp vang đầu núi vọng thành luỹ xiêu Thời gian chắn bước bên chiều Khóc sông bến lạ mưa nhiều sớm xuân”

(Cỏ hoa hồn du mục, Mưa nguồn)

Cái mẫu mực ấy là sự tôn trọng bản chất thể thơ từ nhịp, vần đến cách hài thanh đều chuẩn xác, tề chỉnh. Nhịp thơ 2/2/2 hoặc 2/4 thường thấy ở câu lục và 4/4 ở câu bát. Bằng – trắc đúng theo quy định “nhất tam ngũ bất luận/ nhị tứ lục phân minh” với B-T-B-B, vần lưng và vần chân được sử dụng linh hoạt. Cả bức tranh cuộc sống lẫn bức tranh thiên nhiên hiện lên lặng lẽ, yên bình trong bước đi rất nhẹ, rất êm của thời gian.

Nhưng Bùi Giáng gần thể thơ lục bát truyền thống ở hình thức, còn hầu hết ngôn ngữ mang hơi thở thời đại và dấu ấn riêng đậm nét:

“Dạ thưa xứ Huế bây giờ

Vẫn còn núi Ngự bên bờ sông Hương”

“Dạ thưa Vĩ Dạ về gần

Đã từ xa lắm thiên thần nhớ em”

(Thơ Bùi Giáng)

Xứ Huế, Vĩ Dạ vẫn dịu dàng, tha thướt như nghìn năm qua. Cái “dạ thưa” đặt trong câu lục bát ấy nghe vừa lạ, vừa quen như lời đằm thắm gái Huế. Câu thơ giản dị như không đã “găm” vào lòng người đọc ấn

tượng đặc biệt. Đó là cái tài ngôn ngữ Bùi Giáng, đơn giản nhưng đúng chỗ, đúng điệu!

“Bẻ cong thân gái xương tròn

Thân thơm mạch gỗ xuân rờn gió cây”

(Ngàn thu rớt hột)

Hình ảnh thơ mới lạ, lời thơ nhẹ nhàng dễ đi vào lòng người. Câu thơ như được lẩy ra từ Truyện Kiều nhưng thực ra nó táo bạo và đầy dụng công tạo hình. Truyền thống mà hiện đại của lục bát Bùi Giáng là ở đó.

Có kế thừa và có sáng tạo. Đó là tinh thần sử dụng thể thơ lục bát truyền thống của thế hệ các nhà thơ, Bùi Giáng là một trong số họ. Những “biến tấu” của Bùi thi sĩ đã góp phần làm tăng nội lực biểu hiện tình cảm, tâm trạng con người của thể thơ này, đồng thời làm cho thơ lục bát truyền thống mang đậm hơi thở thời đại. Đó trước hết là sự “biến tấu” của người nghệ sĩ tài hoa trong cách sử dụng vần. Dùng vần (vần chân và vần lưng) đúng là một trong những yêu cầu quan trọng của thể thơ lục bát. Do người cầm bút có thể làm chủ được ngôn ngữ đặc biệt là vần, nên trong nhiều câu lục bát vần được gieo rất uyển chuyển, linh hoạt, tự nhiên, ít trau truốt nhưng không vì thế nó kém phần ý nghĩa. Sự kết hợp vần nhuần nhuyễn khiến câu lục bát tựa như ca dao mà vẫn mới mẻ:

“Nước xanh lên đọt đòng đòng

Ngày mai sẽ mất hạt lòng thơ ngây Bây giờ cá nhảy nghiêng cây Chim chuyền bụi ớt cỏ dày phân bua” (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(Ca dao, Mưa nguồn)

Cái mới của Bùi Giáng là ông thường dùng vần trùng khít nhau để gieo khiến câu thơ vừa có âm thanh lạ vừa nhấn mạnh được chủ ý lời nói . Đây là điều ít thấy trong lục bát truyền thống:

“Dưới trời thiên hạ còn đau Trên trời thiên hạ cũng đau như là”

“ Trăm năm phụ nữ đờn bà Ai mà chẳng đẹp đờn bà như ai”

(Đờn bà phụ nữ, Mười hai con mắt)

Bên cạnh gieo vần, lục bát Bùi Giáng còn lạ ở cách hài thanh không theo khuôn truyền thống (B-T-B-B). Bùi Giáng biến tấu những thanh điệu cơ bản một cách linh hoạt khiến nhạc điệu, âm hưởng câu thơ có sự khác lạ: “”Đùa với tuyết, rỡn với vân/ Một mình nhớ mãi gái trần gian xa”

Biến đổi trong cách ngắt nhịp câu thơ là sự “biến tấu” dễ nhận thấy nhất trong thơ lục bát Bùi Giáng. Nhịp thơ là yếu tố quan trọng tạo ra sự uyển chuyển cho câu thơ. Thơ lục bát thường sử dụng nhịp chẵn (2 và 4). Cách ngắt nhịp này thường thấy trong cao dao tạo nên sự cân đối, hài hoà, nền nã:

“Gió đưa/ cành trúc la đà

Tiếng chuông Trấn Vũ/ canh gà Thọ Xương”

Nhưng thay vì dùng nhịp thơ chẵn, Bùi Giáng thường dùng nhịp lẻ. Sự ngắt nhịp cũng khá linh hoạt. Có khi ông giữ cách ngắt nhịp cũ ở câu bát, chỉ thay đổi nhịp câu lục thành 3/3 khiến lời thơ trở nên dồn dập:

“Ấy là nhạc?/ấy là thơ?

Ấy là rượu đế/một giờ/bỗng dưng”

(Ấy là, Mười hai con mắt)

“Lên mù sương/xuống mù sương Bước xa bờ cỏ/ xa đường thương yêu”

(Áo xanh, Mưa nguồn)

Sự kết hợp hai từ đối lập “lên/xuống” và ngắt nhịp ở giữa câu khiến câu thơ càng gấp gáp, gập ghềnh như con đường dày đặc sương mù. Sự vật vừa như bị chia cắt lại vừa như muốn tìm sự gắn kết.

Cũng có lúc Bùi Giáng thay đổi cách ngắt nhịp ở câu bát, tạo nên nhịp thơ lạ, có tính nhấn mạnh, khắc sâu hơn hình ảnh sự vật:

“Nụ cười/ môi tắt đi nhanh

(Phương tây, Mưa nguồn) “Cánh chim/ về/ kết tụ nhành

Cho cây cối/ khẽ nghiêng mình/ bảo nhau” (3/3/2) (Mở hai hàng cỏ, Mưa nguồn)

Có thể nói, thơ lục bát Bùi Giáng không có sự cách tân quá lớn, ông chỉ kế thừa truyền thống và làm mới nó bằng ngôn ngữ và những nét “biến tấu” trong cách hài thanh, ngắt nhịp, dụng vần. Chúng ta ghi nhận sự dụng công có mục đích của ông trong việc sử dụng thể thơ dân tộc như một công cụ hữu hiệu để xây dựng nên cõi thơ Bùi Giáng. Với những câu lục bát hay, gây ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc, vừa thể hiện sự mới mẻ, tinh tế vừa có hơi thở của ca dao truyền thống, có thể khẳng định, bằng thể thơ lục bát, Bùi Giáng đã góp vào kho tàng thơ ca dân tộc một giai điệu thơ đẹp, trầm bổng, đa thanh và trong sáng.

Tiểu kết:

Thông qua các biểu tượng độc đáo, mang dấu ấn riêng, vừa cụ thể, xác định vừa mờ ảo như Cố quận, Sa mạc, tim máu, Đười ươi…Bùi

Giáng đã dựng riêng cho mình một thế giới ảo mộng, hư ảnh. Ở đó con người bị đặt vào giữa cái cô đơn vĩnh hằng của một cõi mênh mông, xa vắng, dù nhận thức được và cố gắng vượt thoát nhưng dường như càng cố con người càng nhận ra mình nhỏ bé, bất lực. Phản ánh được bi kịch ấy cũng chính là giá trị nhân văn, nhân bản của các biểu tượng thơ ca Bùi Giáng.

Ngôn ngữ thơ cũng như tư tưởng thơ Bùi Giáng rất đa dạng, nhiều chiều và phức tạp. Đó là thứ ngôn ngữ đã thoát khỏi cái duy lý, lý trí đơn thuần để bộc lộ khả năng biểu hiện nhiều tâm trạng, nhiều trạng thái cảm xúc, tình cảm khác nhau. Với một “lưới” ẩn ngữ đậm đặc, thơ Bùi Giáng có những câu thơ, hình ảnh thơ đẹp, ý thơ bay lượn phiêu diêu như cánh châu chấu chuồn chuồn ở ngoài đồng nội. Nhưng sự lạm dụng ẩn ngữ cũng gây cho người đọc không ít khó chịu và khiến thơ Bùi Giáng trở nên tối nghĩa, khó hiểu. Tuy vậy, nhiều người yêu thơ đã thống nhất rằng Bùi

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Giáng là một “thiên tài ngôn ngữ” hay “tề thiên ngôn ngữ”. Nhận xét đó có cơ sở từ khả năng sử dụng thứ ngôn ngữ “ẩn tàng nhiều mặt biểu hiện,

đa nội lực” của Bùi thi sĩ, nó mang đến cho người đọc nhiều giá trị cảm

thức sâu sắc. Cái khả năng ấy của ngôn ngữ Bùi Giáng nằm ở năng lực thể hiện được cái Tận Cùng Ý Nghĩa ý thơ, lời thơ.

Ngôn ngữ thơ ông đa dạng, linh hoạt vừa hài hước, giỡn chơi vừa đầy trí tuệ, uyên bác và luôn “có chút nghịch nghịch, vui vui” như chính con người và cuộc đời nhà thơ. Bùi Giáng ưa dùng lối ngôn ngữ đối thoại dân dã để giao tiếp, tranh luận và trong thơ ông còn tồn tại thứ ngôn ngữ ái ân rất tự nhiên. Tuy nhiên bên cạnh thứ ngôn ngữ đùa vui, giỡn chơi, đầy “bụi bặm giang hồ”, Thi sĩ Buổi Hoàng Hôn có không ít câu thơ tài hoa, rất tĩnh, rất sâu, một thứ ngôn ngữ thơ uyên bác, thâm thuý

Mặc dù có trong tay một kho ngôn ngữ phong phú nhưng Bùi Giáng vẫn hoài nghi, phủ nhận khả năng tái hiện hiện thực của nó. Ông băn khoăn “người ta tưởng chừng ngôn ngữ có thể nói ra được sự thật”?, bởi vậy có nhiều khi nhà thơ này bỏ cuộc chơi trong giới hạn ngữ nghĩa để mở cuộc đuổi bắt ngữ âm, với nhịp điệu trầm bổng của các thanh, các âm. Ðó là những lúc Bùi Giáng làm những câu thơ toàn bằng chữ Hán hoặc những câu thơ hoàn toàn vô nghĩa. Cũng từ sự hồ nghi mà Bùi Giáng đã cố tình xô đẩy, dồn ép ngôn từ một cách dữ dội trong nhiều câu, nhiều bài, khiến cho ý thơ, lời thơ trở nên phức tạp, rối rắm. Bên cạnh đó, sự “lặp lại chính mình” và sự tuỳ tiện trong sử dụng ngôn ngữ là một trong những hạn chế dễ nhận thấy trong thơ và ngôn ngữ thơ Bùi Giáng.

Ngôn ngữ thơ lục bát Bùi Giáng vừa mang hơi hướng thơ lục bát truyền thống dân tộc, vừa có những sáng tạo mới mẻ với nhiều câu thơ hay, đẹp là nơi Bùi thi sĩ có những đóng góp đáng ghi nhận vào nền thơ ca dân tộc.

KẾT LUẬN

Khi bàn về thi sĩ họ Bùi, nhiều nhà nghiên cứu đã thống nhất quan điểm, rằng Bùi Giáng là một “hiện tượng thơ” độc đáo, kì dị và gây nhiều tranh cãi. Đó cũng là điều chúng tôi đã kịp “thẩm thấu” khi tìm hiểu thơ ông, đồng thời cũng để rút ra rằng Bùi thi sĩ còn là một “vấn đề phức tạp” không dễ gì giải thích cho thấu triệt. Tìm hiểu thơ Bùi Giáng dưới góc độ tư duy nghệ thuật là một vấn đề lớn và khó. Cái khó thứ nhất là vấn đề lý luận tư duy thơ còn khá mới mẻ; cái khó thứ hai nằm ở đối tượng tìm hiểu khi thơ Bùi Giáng vượt thoát khỏi lối tư duy thông thường để đi theo một lôgic nội tâm hết sức phức tạp. Tuy vậy, bằng công cụ lý luận được sử dụng, bước đầu chúng tôi đã mạnh dạn “dọn” cho mình một lối đi để bước vào thế giới thơ “uyên áo” của Bùi thi sĩ. Sau quá trình khảo sát, tìm hiểu, đánh giá chúng tôi rút ra một số luận điểm, cũng là kết quả nghiên cứu từ công trình này:

1/ Bùi Giáng có một bút lực vô cùng dồi dào, thể hiện ở số lượng tác

phẩm lớn, trên nhiều lĩnh vực gồm cả thơ ca, khảo cứu phê bình và dịch thuật. Ở lĩnh vực nào ông cũng đều đạt được những thành công nhất định. Riêng với thơ ca, đây là địa hạt chính nơi ngòi bút nhà thơ được mặc sức tung hoành, tự do thể hiện. Tuy nhiên, Bùi Giáng vốn không phải luôn sống bình thường như hầu hết mọi người, cuộc sống của ông là sự đan xen của hai trạng thái điên - tỉnh và ông làm thơ cũng ở cả hai trạng thái ấy. Đó là cơ sở đầu tiên để giải thích cho sự khó hiểu, phức tạp trong tư tưởng thơ Bùi Giáng.

Bùi Giáng có những quan niệm của riêng ông về thơ ca, người làm thơ và ngôn ngữ thơ. Quán xuyến ở đây là quan niệm làm thơ cốt để “vui

thôi mà”, cho nên thơ ca với ông là một cuộc chơi và người làm thơ phải

nhu cầu thể hiện của cá nhân chứ không nhằm mục đích chính trị nào hết. Ngôn ngữ thơ ca trước hết phải là của riêng thơ ca. Ông cũng có cái nhìn khá khắt khe với người sáng tạo, nghiêm túc đặt ra vấn đề khám phá cái mới trong nghệ thuật. Bùi Giáng cũng cho rằng: “Thơ là cái gì không thể

bàn tới, không thể dịch diễn gì được” cho nên ông không thích ai bàn đến

thơ ông. Theo ông, muốn hiểu thơ thì hãy cứ đọc nó như “hít không khí” vậy và đừng băn khoăn gì về cái ta đang hít!

2/ Cái tôi trữ tình mang bản chất và phơi bày thế giới nội tâm của

chủ thể. Cái tôi trữ tình Bùi Giáng đã phơi bày khá chân xác thế giới nội tâm vô cùng phức tạp của chủ thể nhà thơ: cái tôi cũng chính hình ảnh của con người trăm phương nghìn ngã trong thơ, vừa hết sức yêu đời, sống tận hiến cho cuộc sống trần thế và cho thơ ca nhưng cũng đầy hoài nghi, chán nản, luôn thường trực một niềm hoài vọng, khắc khoải về tình yêu, khao khát tìm kiếm cội nguồn, luôn ám ảnh về sự sống - cái chết và song hành với nó còn có một cái tôi uyên bác với nhiều triết lý sâu sắc về cuộc đời.

Bên cạnh cái tôi trữ tình, các nhân vật “Em”, “Mẹ” cũng xuất hiện trong thơ Bùi Giáng với nhiều mặt biểu hiện và cũng phức tạp không kém gì cái tôi. Đó vừa là con người thật, vừa là nỗi ám ảnh về cái chết, hư vô đối với nhà thơ.

Trong thơ Bùi Giáng ta có thể bắt gặp bóng dáng của một triết nhân, một chàng thanh niên yêu đời – trốn đời, lánh đời và cả một đứa “trẻ thơ già nua” ham chơi Bùi Giáng.

3/ Biểu tượng trong thơ Bùi Giáng vừa xác định, vừa không xác

định. Nó là biểu hiện của cái cô đơn vĩnh hằng giữa một xứ sở xa vắng, heo hút, cổ xưa. Những biểu tượng mang ý nghĩa nhân văn, nhân bản sâu sắc!

4/ Ngôn ngữ là yếu tố giúp bộc lộ cái tôi và là công cụ của tư duy.

Ngôn ngữ thơ Bùi Giáng biểu hiện rõ nhất cái tài hoa của người nghệ sĩ này. Bùi Giáng có những khám phá ngôn ngữ mới lạ, độc đáo; có cái

uyên bác xen lẫn cái dân dã, đời thường. Bùi Giáng còn ghi dấu ấn của riêng mình trong thể thơ lục bát với không ít những câu thơ đẹp, bài thơ hay và những đổi mới thú vị.

5/ Sống giữa thời buổi phức tạp (Sài Gòn, trước 1975), khi những

luồng tư tưởng nô dịch thả sức bành trướng, dù có “điên” đến mấy Bùi Giáng cũng không thể tránh được sức ảnh hưởng của nó, đặc biệt là tư (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Văn học: Thơ Bùi Giáng nhìn từ góc độ tư duy nghệ thuật (Trang 95 - 112)