“Nguyên Lý Mẹ” rộn ràng trong thơ 6 5-

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Văn học: Thơ Bùi Giáng nhìn từ góc độ tư duy nghệ thuật (Trang 65)

5. KẾT CẤU LUẬN VĂN 14

2.3.2/“Nguyên Lý Mẹ” rộn ràng trong thơ 6 5-

Khi bàn về thơ Bùi Giáng, nhất là con đường tìm đến sự giải thoát bế tắc, hiểm họa từ sự chia ly và chủ nghĩa hư vô tràn lan, tác giả Bùi Văn Nam Sơn trong bài viết “Đôi nét về Bùi Giáng” đã chỉ ra rằng “Cứu tinh

chính là trí tuệ bao dung, mềm dẻo của Nguyên Lý Mẹ, của ThiênTính Nữ tràn ngập, rộn ràng trong thơ Bùi Giáng…Âu Cơ, Thuý Kiều, Monroe, Kim Cương, Phùng Khánh…đều là biểu hiện của Huyền Tẫn như thế cả (Huyền = nghĩa lý sâu kín; Tẫn = con thú giống cái. Nghĩa là Nguyên Lý Mẹ)”[20;170]. Ở nội dung này chúng tôi xin được mượn nhận xét của tác

giả Bùi Văn Nam Sơn như là sự gợi ý để gợi mở thêm phần chìm trong “tảng băng trôi” tâm hồn Bùi Giáng và thơ ông.

Tác giả của bài viết “Đôi nét về Bùi Giáng” còn cho rằng, thông thường một kẻ nói nhiều, nói công khai và không nguỵ trang về tính nữ lại là kẻ không còn bị ẩn ức mà đã tìm được con đường thanh tẩy, giải thoát. Có lẽ vì vậy mà trong văn chương của mình Bùi Giáng nói rất thản

nhiên cái niềm “mong mỏi”: “Một thi sỹ bước vào bờ cõi trung niên…đó

là một cõi trung niên thơ dại hơn mọi cõi ấu niên và đồng thời cũng già nua hơn mọi cõi lão niên. Vì sao? Vì ở trong rừng Tha Đệ xưa kia có một giọt mù sương thơ ngây nằm ngủ. Và bây giờ nó bỗng nhiên thức giấc kêu gọi: “Mẫu thân Hà Thanh! Mẫu thân Hà Thanh! Mẫu thân chưa hề đi tiểu trên nấm mồ con lần nào!” (Ngày tháng ngao du, tr 162). Còn trong

thơ Bùi thi sĩ, người ta có thể bắt gặp cảnh “Chiêm bao cực lạc”: “Cái gì cùng cực chon von

Ấy là méo mó vuông tròn của em Cái gì vô tận mở xem

Ấy là cái ấy dịu mềm xiết bao Em Thần Nữ? Em tiêu tao?

Ăn sương uống gió? Thở vào thở ra? Hoàng Tuyền chín suối cao ca

Vô cùng cực lạc ấy là của em”

(Chiêm bao cực lạc, Trúc mai)

Khi nói về “tính nữ” trong thơ Bùi Giáng chúng tôi xin giới hạn “phạm vi” – dù có thể chưa rành mạch hoàn toàn – là một số tác phẩm có thể gợi lên những điều trong sáng, thánh thiện trong tâm hồn và trong thơ. Bởi lẽ, ngoài những câu thơ sử dụng hình ảnh đẹp, đầy ẩn ý dạng như “Em về giũ áo mù sa/ Trút quần phong nhuỵ cho tà huy bay” thì thế giới thơ ca Bùi Giáng được coi là thơ đồi truỵ. Ở mảng thơ này, Bùi Giáng thuần tuý gợi dẫn nhiều hình ảnh thô tục trong quan hệ trai gái, những bộ phận mà người con gái giấu kín hoặc phơi bày những suy nghĩ sa đoạ, những cách ăn chơi, hành lạc trác táng của con người trong xã hội thực dân mới vốn được chính quyền của nó dung túng, cổ vũ, khuyến khích theo khẩu hiệu “Sống trần truồng là sống trọn vẹn”. Sự lấn át của tư tưởng hiện sinh đi đến tận cùng đã góp phần “đẻ” ra mảng văn chương đồi truỵ nhớp nhúa, tởm lợm, ám khói dục tình, thân xác. Nó không không quan tâm đến đạo đức, cái nó quan tâm là sự tự do trong hành

động và suy nghĩ của con người – một lối tự do quá trớn, tự do ngoài vòng luân thường đạo lý... Và Bùi Giáng – một cá nhân tự do hết mực - không thể thoát ra ngoài sự “viếng thăm” của luồng tư tưởng này và ông đã để nó giúp sức cho mình sản sinh thứ thứ “văn chương đen” đầy thô thiển, tục tĩu:

“Bắt đầu gái thấy gái xinh

Ngực tròn gái tưởng cong hình máu me Thằng con trai tới gùn ghè

Gập lưng gãy gối chân đè lên chân”

(Màu hoa trên ngàn)

Cho nên, đi cạnh một “Bùi Giáng hiện sinh” là một Bùi Giáng luôn khắc khoải về tính nữ:

“Cái gì vô tận của em

Ấy là cái ấy của em lạ lùng Dị thường vô tận hoành tung

Tình yêu tim máu chảy chung tót vời”

(Vô tận của em, Trúc mai)

Câu hỏi là, vì sao lại có sự khắc khoải ấy trong thơ Bùi Giáng? Có ý kiến cho rằng, tình yêu luôn bắt đầu từ bản năng, “mọi loại tình yêu cho

dù đượm vẻ thanh khiết mấy cũng bắt rễ từ bản năng chủng tính” (Schopenhauer). Và có một sự thật là, đam mê libido của loài người được khởi nguồn từ cội nguồn tính dục nữ, vì “người mẹ bao giờ cũng là tình yêu thương đầu tiên của đứa trẻ”, nơi khởi nguồn những hành vi tính dục ấu thơ. Trong thế giới của cái đẹp, thiên chức ngợi ca vẻ đẹp con người, mà cụ thể là vẻ đẹp thiên tính nữ, luôn là động cơ và mục đích của các hoạt động thẩm mỹ [102]. Điều này liệu có đúng với Bùi Giáng khi ông

chọn những biểu tượng tính nữ làm công cụ nhằm mục đích giải thoát cái bế tắc, hư vô? Hay còn vì một lý do khác nữa, rằng “mẹ” cũng chính là cõi uyên nguyên trời đất, mẹ sinh ra mọi thứ, mẹ chính là tình yêu và cả sự giác ngộ nơi Bùi Giáng? “Nguyên hình nữ Chúa trên ngày phù du” –

đó chính là sức mạnh cứu khổ cứu nạn của “mẹ” mà Bùi Giáng cần kíp, kiếm tìm. Trong thơ Bùi Giáng, Xuân đồng nghĩa với Nguồn. Nó là cõi uyên nguyên, là “cái cửa khe huyền diệu” - “huyền tẫn chi môn”. Có lẽ, từ đó hình ảnh “khe” kết hợp với người Nữ thường xuất hiện trong thơ Bùi Giáng. Chữ “môn” nghĩa là cửa (nhân tạo) đã gợi ý cho Bùi Giáng làm câu thơ hay bắt đầu với hai chữ ngõ và cửa: “Ngõ ban sơ hạnh ngân

dài/ Cửa xô còn vọng điệu tài tử qua”. Niềm vui, nghĩa sống con người (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

đã xô cửa bước ra từ cõi ban sơ ấy và ngân dài, âm vọng qua lời thơ. Bùi Giáng có những câu thơ rất kỳ diệu về bà mẹ thiêng liêng với tất cả sự rạo rực, sinh sôi:“Một hôm nào em mở cửa đầu khe/ Và bữa đó đến bây giờ cỏ rạ/ Thi nhau mọc mặt trời lên lả tả/ Bông lúa chín trong rừng kêu tiếng lá/ Chóc chim xanh đòi đẻ trứng bây giờ”… Jean Lacroix cho rằng “Ở đâu bản năng nghèo nàn, nhân cách cũng nghèo nàn”. Nói đến Thiên Tính Nữ, Nguyên Lý Mẹ rốt cuộc cũng chính là nói đến bản năng con người mà cụ thể là người phụ nữ - người mẹ với “nghĩa vụ và thiên chức” tạo ra sự sinh sôi nẩy nở của con người. Người ta đã nói nhiều đến tín ngưỡng Phồn thực trong văn hóa nông nghiệp lúa nước. Ở nước ta, tín ngưỡng này đã phát triển tồn tại suốt chiều dài lịch sử và cho đến tận ngày nay nó vẫn còn đậm nét trong đời sống sinh hoạt văn hoá ở nhiều vùng, nhiều tộc người. Bởi vậy, sự có mặt của nó trong nghệ thuật không có gì là lạ. Với Bùi Giáng, một con người sống rất mực “ngây thơ” cũng tìm đến cái nguyên lý nguyên thuỷ ấy như một cách tìm đến cội nguồn sinh tồn. Hơn nữa, Nguyên Lý Mẹ hay Thiên Tính Nữ trong thơ ông không chỉ dừng lại ở quan niệm “như là nghĩa vụ và thiên chức” (làm mẹ) mà còn được thể hiện “như là đam mê và quyền lực” (cái đẹp) [102].

Tiểu kết:

trưng riêng của nó đã góp phần quan trọng hay có khả năng thể hiện rõ tư duy giới nghệ thuật của mỗi nhà thơ. Với Bùi Giáng, điều này càng được khẳng định. Nhân vật trữ tình trong thơ ông vừa như là thực, vừa như là mơ, vừa cụ thể, vừa ảo ảnh… Điều này phản ánh một đặc điểm trong tư duy hình tượng của Bùi Giáng là duy cảm mà không duy lý, trí tưởng tượng hoàn toàn bị cảm xúc đưa đẩy, dẫn lối và hiện thực xã hội – lịch sử dường như không hề tác động đến thơ.

Cái tôi trữ tình trong thơ Bùi thi sĩ được biểu hiện đa dạng, nhiều chiều như ngọn tháp đa diện Bay – on, đến nỗi tưởng như đó là những gương mặt hoàn toàn khác nhau. Bùi Giáng là hiện tượng thơ phức tạp và sự phức tạp ấy đã biểu hiện một phần qua cái tôi trữ tình: từ cái tôi yêu đời đến ngất ngư, chết đi sống lại, sự tồn tại của con người ấy là cuộc “Phụng hiến” tận cùng “kiệt tận miên bạc

bình sinh để sống cho đậm đà thơ mộng. Vì không làm thế thì cái sống sẽ tợ tợ như cái chết”. Tất cả cho một lẽ sống ở đời – một cuộc sống trần thế

dẫu còn nhiều “bụi bặm” nhưng không vì thế mà mất đi vẻ đáng yêu, đáng ngợi ca và đáng sống… Bước sang ngưỡng cửa tình yêu, cái tôi trong sáng yêu đời bắt đầu có những khắc khoải, băn khoăn, hoài nghi, đau đớn và hoài vọng. Tình yêu, với “ta si tình” luôn là “Chối bỏ để nhớ

nhung, giã từ để trùng ngộ, xua đuổi để gọi về”. Cái tôi ấy phải mất cả

đời để làm cuộc rong ruổi tìm kiếm tình yêu – thứ tình yêu tưởng hiện hữu mà xa xôi, tưởng thoáng qua mà sâu nặng, dù “mất từ lâu” mà như “còn ở mãi” và điều đáng trân trọng là nó chưa đánh mất đi niềm hi vọng… Dù yêu đời đến mấy và cố gắng tìm ra những điều đáng để yêu, để sống nhưng giữa thị thành nhố nhế và một xã hội đen trắng lẫn lộn đã không cho cái tôi ấy giữ mãi cái nhìn trong sáng. Càng va vấp cái tôi càng điên loạn với những ám ảnh về cái chết, về lẽ sinh tử và nó bắt đầu tìm kiếm cho mình cái cội nguồn tồn sinh sơ khai, cũng như giấu mình trong Cõi thơ vô tận mong bứt mình ra khỏi cuộc bán mua, đổi chác giữa chợ đời. Cũng từ đó mà cái tôi ấy có dịp chiêm nghiệm về cuộc đời, về lẽ biến

chuyển vô thường với nhiều triết lý sâu sắc thực sự là những trải nghiệm của chính cái tôi người nghệ sĩ…

Cùng với cái tôi trữ tình, các nhân vật trữ tình như “Em”, “Mẹ” cũng góp phần giúp ta có cái nhìn trọn vẹn hơn về thơ và người thơ Bùi thi sĩ. “Em” ở đây có thể là những con người, bằng xương bằng thịt, họ là những người đẹp được Bùi Giáng dâng hết tình yêu cũng như nguyện làm thơ phụng thờ và “em” còn như bóng ma ám ảnh cuộc đời ông, một nỗi ám ảnh, day dứt về cái đã mất, đã qua. Cuộc chuyển đổi ngôi thứ từ “em” sang “mẹ” đã cho Bùi Giáng hình tượng “Mẫu thân sùng kính”. Cái khắc khoải về tính nữ hay nguyên lý mẹ trong thơ ông dốt cuộc là cách thi sĩ này tìm đến sự giải thoát cho nỗi ám ảnh hư vô, cũng như giúp ông tìm về cội nguồn sinh tồn nguyên thuỷ của con người.

Chƣơng 3: Biểu tƣợng và ngôn ngữ thơ Bùi Giáng 3.1/ Biểu tƣợng.

+ Trong triết học và tâm lý học: biểu tượng là khái niệm chỉ một giai

đoạn, một hình thức của hình thức cao hơn cảm giác, cho ta hình ảnh của sự vật còn giữ lại trong đầu óc sau khi tác động của sự vật vào giác quan ta đã chấm dứt. [12;23].

+ Biểu tượng văn học: Theo nghĩa rộng, biểu tượng là đặc trưng phản ánh cuộc sống bằng hình tượng của văn học nghệ thuật. Theo nghĩa hẹp, biểu tượng là một phương thưc chuyển nghĩa của lời nói hoặc một loại hình tượng nghệ thuật đặc biệt có khả năng truyền cảm lớn, vừa khái quát được bản chất của một hiện tượng nào đấy, vừa thể hiện một quan niệm , một tư tưởng hay một triết lý sâu xa về con người và cuộc đời.

Là một phương thức chuyển nghĩa của lời nói, biểu tượng có quan hệ gần gủi với ẩn dụ, hoán dụ. Còn loại biểu tượng là hình tượng nghệ thuật thể hiện tập trung nguyên tắc phản ánh hiện thực trong tính quan niệm, thông qua các mô hình đời sống của văn học nghệ thuật. [12;24]

+ Biểu tượng trong tư duy thơ: Tư duy nghệ thuật là sự khôi phục các biểu tượng trực quan, là sự hình tượng hoá hiện thực khách quan theo nhận thức chủ quan và chịu sự chi phối mạnh mẽ của thế giới quan và nhân sinh quan người sáng tạo.

Cũng phản ánh hiện thực khách quan nhưng biểu tượng thơ chịu sự chi phối mạnh mẽ của quan niệm về thơ, của nhân sinh thời đại và bản thân cá tính nhà thơ. Điều này dẫn đến nhà thơ chú ý nhiều đến loại biểu tượng này hay loại biểu tượng khác. Biểu tượng được lựa chọn theo một tiêu chí nhất định đáp ứng được nhu cầu bộc lộ của nhà thơ, thoả mãn tư tưởng chủ đề và hợp với phong cách sáng tác… [55;75-76]

Biểu tượng trong thơ Bùi Giáng khá đặc sắc, mang dấu ấn riêng của nhà thơ và đều nhằm mục đích dựng xây nên một thế giới ảo mộng, hư

ảnh, huyễn hoặc của duy nhất Thi Sĩ Buổi Hoàng Hôn. Bùi Giáng mượn các hình ảnh quê hương, thiên nhiên, loài vật và thân thể con người để dựng dậy các biểu tượng thơ. Điều đáng nói ở đây chính là tính đa nghĩa của các hình ảnh ấy, ví như thiên nhiên với gió trăng, ruộng đồng, cây cỏ, sông nước, ruộng đồng… không hoàn toàn là thiên nhiên đời thường mà nhiều lúc đã trở thành “thiên nhiên khái niệm, mang tính trí tuệ, tư tưởng

của thơ Đường” [20;312]. Ta có thể bắt gặp trong thơ ông những hình

ảnh như bụi hồng, cát lầm, truông đèo, rừng thu, biển xanh dâu, cây cỏ ngậm ngùi, sương đầm ướt lá, bình minh vô thường, chiều xuân thơ mộng, chân trời rộng thênh, sương bình nguyên, trăng châu thổ, sa mạc phát tiết, lá hoa cồn… đều là hình ảnh thiên nhiên nhưng đã được “dịch diễn” trong “trường tư tưởng đặc biệt Bùi Giáng” nên bản thân chúng không còn thuần tuý thiên nhiên. Có thể nêu ra đây một số biểu tượng tiêu biểu, xuất hiện thường xuyên, góp phần quan trọng làm thành cái thế giới ảo mộng trong thơ: Cố quận, sa mạc, tim máu, đười ươi, con đường, con mắt, chiêm bao…

3.1.1/ Cố quận: niềm hoài niệm …

Trong trước tác “Lễ hội tháng ba” Bùi Giáng đã thổ lộ cơ duyên thi ca của mình: “Khoảng năm 1943, ở Việt Nam có thằng thiếu niên Việt

gặp được một vần lục bát in rơi rớt trên một tờ báo bạn đường: “Tâm tình một nẻo Quê Chung/ Người về Cố Quận muôn trùng ta đi”. Hình như man mác trong không gian, thường có những niềm tương ngộ”. Kể từ

“niềm tương ngộ” đó mà hình ảnh “Cố quận” đã đi về thường xuyên trong thơ Bùi Giáng, trở thành biểu tượng cho “quê nhà” và những miền quê có tên, không tên nơi Bùi Giáng từng qua và ám ảnh tâm trí ông. Đồng thời nó cũng hiện lên trong dạng một “Cố nhân” để rồi thi sĩ đã dùng hình ảnh “cố quận” như “bửu bối”, như giai điệu chủ trong cảm hứng thơ ca: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

“Bỗng nhiên tao ngộ bao giờ?

“Hoàng hoa em ở lại nhà

Bến sông cố quận tên là Ngã Năm”

(Hoàng hoa, Mười hai con mắt)

Dường như suốt đời mình Bùi Giáng đứng nguyên ở một tọa độ được xác định bởi không gian Cố Quận, để rồi mãi mãi con người ấy như chiếc lá vàng rơi bên trời Cố Quận mù sa:

“Hỗn mang về giữa hiên nhà

Bây giờ cố quận tên là chiêm bao”.

Sự gắn bó của thi sĩ với Cố quận còn bởi đó cũng chính là Cố nhân mà ông khát khao tao ngộ:

“Dâu Tần ngả nhánh nghiêng nghiêng

Ôi người cố quận nhìn em phương nào” ”

(Đi tìm, Mưa nguồn)

Đặt mình trên hành trình của kẻ tha hương, luôn xê dịch để đối sánh với người cố quận, giữ đối tượng này đứng nguyên một điểm làm nơi quy chiếu niềm hoài niềm, ước vọng và sự gắn bó thiết tha của cái tôi:

“Ngày về tôi sẽ nhận ra

Em là cố quận tôi là tha hương

(Ngày về, Mùa màng tháng tư).

“Ôi em thôn nữ nhu mỳ

Lời dâng cố quận cũng tuỳ tình em”

(Chậm rì, Mười hai con mắt)…

Cố Quận là một biểu tượng mang hai thuộc tính: vừa thực, vừa ảo. Đó là quê hương Quảng Nam, là làng Trung Phước nơi “chàng Tô Vũ” họ Bùi từng chăn dê, là một bến sông - ngã Năm nào đó nơi thi sĩ Bùi

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Văn học: Thơ Bùi Giáng nhìn từ góc độ tư duy nghệ thuật (Trang 65)