0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

Sự tuỳ tiện trong sử dụng ngôn ngữ và sự sáo, nhàm

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC: THƠ BÙI GIÁNG NHÌN TỪ GÓC ĐỘ TƯ DUY NGHỆ THUẬT (Trang 90 -95 )

5. KẾT CẤU LUẬN VĂN 14

3.2.3.2. Sự tuỳ tiện trong sử dụng ngôn ngữ và sự sáo, nhàm

Sự tuỳ tiện của Bùi Giáng trong sử dụng ngôn ngữ là rất dễ nhận thấy, nó xuất hiện trong hầu hết các tập thơ được chúng tôi khảo sát. Lý giải điều này vẫn từ quan niệm làm thơ để “vui thôi mà”, thậm chí đôi lúc làm thơ là hành động vô thức của Bùi thi sĩ. Chính điều đó đã khiến ông sử dụng ngôn ngữ nhiều khi theo cảm tính, cảm hứng họăc sở thích thất thường. Sự tuỳ tiện thể hiện từ những chi tiết nhỏ như chính tả, dấu câu, vần đến từ, hình ảnh, câu, tuỳ tiện trong cách sắp xếp ngữ pháp, dùng lẫn từ thuần Việt và Hán Việt…

Nói lái vốn không xa lạ trong Tiếng Việt và với người Việt Nam ta. Nói lái cũng được nhiều nhà thơ như Hồ Xuân Hương, Tú Xương sử dụng đắc địa. Bùi Giáng – một người thích đùa giỡn với ngôn ngữ tất nhiên không thể bỏ qua cách sử dụng ngôn ngữ độc đáo này. Tuy nhiên liều lượng dùng và nhất là chất lượng của các từ lái trong thơ họ Bùi lại rất có vấn đề. Bùi Giáng linh hoạt trong cách tách phụ âm, hoán đổi vị trí thanh điệu tạo thành các từ, cụm từ lái, nhưng rất nhiều từ nói lái của Bùi Giáng hướng đến những vật thô tục, tầm thường, rất thiếu tính thẩm mỹ và phía sau những từ nói lái đó, cái nhà thơ hướng đến là những hình ảnh tục tĩu, thô thiển khiến người đọc có văn hoá có cảm giác lợm giọng:

“Buồn se sắt gắp món Tồn – Liên – Nem”

“Thế - Nhưng – Châm – Chước – sao – châm – lễ - nhượng- tâm – lô

– tồn”

“Gắt gay tiết điệu đằng la lồ nồn”

(Bài ca quần đảo)

Sự tuỳ tiện của tác giả còn thể hiện ở “sở thích” viết hoa những chỗ không cần thiết và không cần biết đó có phải danh từ riêng hay không hoặc viết hoa chữ ấy nhằm mục đích gì:

“Tỳ tử ngủ muôn vàn mọi nhỏ

Mọi Đầu Non Cuối Cỏ Đèo Truông Mọi Màu Hoa Mọc Trên Nguồn

Nhiều khi lối viết đã gây không ít phản cảm:

“Anh Ngồi Khóc Suốt Đêm Đông

Canh Trường Thế Dạ Vân Mồng Mọi Ôi Gọi EM Mọi Khắp Phương Trời

Khắp Phương Đất Khắp Mọi Lời Lồ Gô”

(MỌI EM EM MỌI, Bài ca quần đảo)

Chưa cần quan tâm đến nội dung đoạn thơ, chỉ cần nhìn thấy “dằng dặc” chữ hoa như thế đã khiến người đọc ngại tiếp xúc, ngại tìm hiểu. Cách viết hoa ấy vô tình đã làm mất đi tính thẩm mỹ hình thức của câu thơ, trái với nguyên tắc Tiếng Việt và cũng cho thấy sự bất thường trong tho họ Bùi.

Nói đến đặc tính “lem luốc bụi giang hồ” trong ngôn ngữ thơ Bùi Giáng cũng đồng thời nói đến tính hai mặt của nó: tài hoa và thô tục. Bùi Giáng tài hoa khi ông đặt những từ ấy đúng chỗ và có chừng mực (Bàn

chân và nước lạnh đè lên nhau), nhưng sự tuỳ tiện thái quá lại khiến nó

trở thành thô thiển. Đó là những từ ngữ khêu gợi dục vọng tầm thường (Vén xiêm, lột truồng, ở truồng, chửa hoang…) được Bùi “lão cái bang” nhặt nhạnh khắp đầu đường xó chợ Sài Gòn – Chợ Lớn, nhét chúng đầy cái túi vải bụi bặm để khi cần là sẵn có vơ quàng ra dùng hết sức tự nhiên (tự nhiên chủ nghĩa):

“Tấm quần em rách đường tơ”

Cỏ trong mình mẩy bâng quơ mọc nhiều” (Lá hoa cồn)

Cũng có khi nhà thơ sắp xếp cho ngôn từ đứng cạnh nhau cho đủ số tiếng hoặc tạo nên những tiếng rổn rảng vui tai chứ chúng không có sự chia sẻ hay gắn kết để tạo nghĩa cho câu thơ:

“Vân mồng vân cũ vân sầu xứ

Hồng lệ hồng lê hững lộn hờ”

Ngoài ra Bùi Giáng còn hết sức tuỳ tiện trong loại thơ – văn xuôi: câu ít khi có dấu chấm câu để phân biệt ngữ pháp. Câu thơ “tràng giang đại hải”, không giới hạn độ dài, số lượng chữ khiến người đọc dễ bị hụt hơi, phô chữ nhưng nội dung hoặc khá mờ hoặc khó hiểu…

Bên cạnh sự tuỳ tiện thì cách “lặp” là một trong những hạn chế cơ bản của thơ Bùi Giáng và nói như Huỳnh Hữu Uỷ “Bi kịch của Bùi Giáng

là lặp lại chính mình”! Có thể Bùi Giáng không nhận ra hoặc có nhận ra

nhưng ông chấp nhận sống cùng “bi kịch”? Bùi Giáng lặp lại cả những đoạn thơ, câu thơ, hình ảnh thơ. Điều đó dẫn đến sự khuôn sáo, nhàm chán. Chẳng hạn, một khổ thơ hay trong bài “Không đủ gọi” (Mưa nguồn) được “sao y bản chính” trong bài “Không thuộc bài” (Bài ca quần đảo):

“Mưa có tạnh nhưng chân trời còn mãi

Những giọt sương là lệ ở trong mây Giòng sông đi cho nước nói ngày ngày Rằng biển rộng không bến bờ em ạ”

Đương nhiên, lặp là một biện pháp được sử dụng thường xuyên trong văn học. Tuy nhiên lặp quá nhiều lại biểu hiện cho sự nghèo nàn trong ngôn ngữ và hình ảnh thơ mà không một nhà thơ nào mong “mắc” phải.

Cách lặp lại câu thơ trong một bài thơ hoặc giữa một số bài thơ là lối lặp thường gặp trong thơ Bùi Giáng. Ví dụ, câu “Thưa em rượu uống bây

giờ” được lặp lại 4 lần trong bài “Rượu uống” (Lá hoa cồn) cùng với các

câu thơ đúng sau nó tạo nên ý thơ rất sáo, cảm giác như nhà thơ tiện tay bắt được chữ nào vội bỏ ngay vào lục bát, không màng nhìn lại những câu thơ đầu nữa.

Một lối lặp thường gặp khác trong thơ Bùi Giáng là lặp cụm từ:

Hãy mang tôi tới giữa đời

Giết tôi chết giữa cõi đời mốc meo

Giết tôi chết giữa một chiều khe mương Hãy mang tôi tới dặm trường

Giết tôi chết giữa con đường bơ vơ Hãy mang tôi tới bất ngờ

Giết tôi ngẫu nhĩ trong giờ ngẫu nhiên Hãy mang tôi tới diện tiền

Giết tôi chết giữa người thuyền quyên kia

(Cầu nguyện ca, Sa mạc trường ca)

Một sự lặp dập dình tại chỗ, lặp lười, hợp vần tiện thể thì lặp, ít mang tới trạng thái mới, cảm xúc mới, mà chỉ cho ta cảm giác dai dẳng.

Bùi Giáng có những khám phá ngôn ngữ buổi đầu khiến thơ ông có nhiều câu tuyệt hay làm xuyến xao người đọc. Nhưng sự lặp lại thường xuyên của những dạ thưa, tồn sinh, trùng lai, phố thị, tà huy, mù sa, trăm

năm... lại làm cho chúng bị phá giá và gây sáo cả ngôn từ lẫn tư tưởng.

Ngoài ra, Bùi Giáng cũng thường xuyên lặp lại các tựa đề bài thơ. Ví như chữ “sầu” được ông dùng khá nhiều: Sầu ca sỹ, sầu lục tỉnh (Mưa nguồn), Sầu lục tỉnh, sầu nam diện, sầu phương nam, sầu nương tử, sầu gió (Màu hoa trên ngàn)…

Có người đã lên tiếng bảo vệ cho một số điểm hạn chế trong sử dụng ngôn ngữ của Bùi Giáng rằng: “Bùi Giáng xáo trộn ngôn ngữ để nói lên

một sự thật: ngôn ngữ đang bị xáo trộn, đang bị tha hoá…Chẳng phải trong cuộc sống người ta không từng gọi một kẻ bán nước là yêu nước, một kẻ giết người như ngoé là nhân đạo…”[20;417]. Tuy nhiên đó chỉ là

sự áp đặt theo chủ ý cá nhân, còn người đọc sáng suốt tất yếu sẽ có cái nhìn khách quan để gạn đục, khơi trong và yêu thơ Bùi Giáng từ những giá trị đích thực của nó.

Đến đây, chúng tôi xin nhắc lại một ý đã được đưa ra từ chương 1, rằng “giữa quan niệm và thực tế sáng tạo của Bùi thi sĩ xuất hiện những

điểm “vênh””. Những hạn chế trong cách sử dụng ngôn ngữ của Bùi

rằng “ngôn ngữ thi ca là của riêng thi ca. Chúng không có liên can chi tới

cái ngôn ngữ máy móc. Chúng nằm trong cái mạch sinh động tuôn trào như một làn phi tuyền từ lòng đất uyên nguyên” và “Cái bí quyết của thi

tài sáng tạo… là tạo nên một vùng sương bóng cho ngôn ngữ”, nhưng

trong thực tế sáng tạo Bùi Giáng lại không thể giữ cho ngôn ngữ thơ ca – ngôn ngữ nghệ thuật vẹn nguyên tính thẩm mỹ của nó. Nguyên nhân đã được chúng tôi lý giải, vấn đề còn lại là liệu chúng ta có thể cảm thông được với ông hay không mà thôi.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC: THƠ BÙI GIÁNG NHÌN TỪ GÓC ĐỘ TƯ DUY NGHỆ THUẬT (Trang 90 -95 )

×