5. KẾT CẤU LUẬN VĂN 14
2.1.4/ Cái tôi thông tuệ với những triết lý, chiêm nghiệm về cuộc
đời và lẽ vô thƣờng.
Bùi Giáng có hàng nghìn trang sách viết về triết học của nhiều triết gia phương Đông lẫn phương Tây. Đó là một trong nhiều cơ sở để mọi người nhìn nhận ông như một trí tuệ uyên bác. Riêng với nhà thơ này, đó là cái vốn góp phần làm nên cái tôi thông tuệ trong thơ, một lối thơ triết lý thể hiện sự chiêm nghiệm của bản thân ông về cuộc đời cùng lẽ vô thường hay những biến đổi, chuyển hoá không ngừng của các thực thể tồn sinh. Bùi Giáng khẳng định rằng: “Màu xanh của biển chiều thu năm
nay không phải màu xanh của biển chiều thu năm ngoái. Màu xanh biển phút trước không phải màu xanh biển phút sau. Luôn luôn trong vạn vật cũng như trong sinh hoạt tâm linh, có một trận tái tạo không ngừng…”[20;153].
Cái triết lý trong thơ Bùi Giáng hướng đến cuộc sống con người, là những cảm nhận sâu sắc về cuộc đời, rút ra từ cuộc sống của chính nhà thơ:
“Đi về rốt cuộc trăm năm
Rong rêu ngày tháng tơ tằm thiên thu Tặng con (Ái Linh) ngôn ngữ trầm phù Máu tim? – huyết lệ? – ai bù cho ai?”
(Thơ tựa, Rong rêu)
“Biển dâu méo mó tìm tròn vuông đâu
Cuộc vui biến thể nhiệm màu
Ưu tư nan tả - Sinh trào? Chuyển bi Hoàng hôn thái thậm dịch di”
(Tếu chơi trở thành đểu thật, Rớt hột phiêu bồng)
Ông đặt con người vào giữa hành trình của không gian – thời gian vô tận. Ở đó, con người dường như chỉ là một nốt chấm, một thực thể nhỏ bé, bơ vơ:
“Xin chào nhau giữa con đường
Mùa xuân phía trước miên trường phía sau”
(Chào nguyên xuân, Mưa nguồn)
Bùi Giáng ưa dùng đối thoại để thể hiện quan điểm của mình: “Tại
hạ đã chán ngấy hết mọi thứ phong ba bão tố rồi. Tại hạ thấy nó cũng ù lý le lói ra một thứ nhà ma đó thôi. Ích gì mà triền miên lâu ngày ở trong đó”. Nhận thức điều đó, Bùi Giáng mong muốn “tìm tới viếng thăm tiền bối , xin uống một tách trà đạm nhiên là đủ. Chỉ cầu mong một điều: trà kia không có pha thêm bột phấn phồn hoa và bàn tay pha trà không phải là bàn tay của một kẻ tốt nghiệp chuyên môn nơi một trường cao đẳng
Trà Đạo, Trà Lý gì hết cả” [20;121-122]. Cuộc đời, với Bùi Giáng nên là
“tách trà đạm nhiên”: thanh đạm và tự nhiên như bản chất vốn có của nó. Sống một cuộc đời điên đảo đã cho Bùi Giáng sự cảm nhận của riêng ông về bản chất đời sống: “Đời dại khờ như một giấc chiêm bao” – lối triết lý của Bùi thi sĩ là như thế: Sâu sắc, nhẹ nhàng và có thêm cái “chất” tưng tửng của kẻ đang nói với chính mình, chẳng nhân danh gì hết!
Yêu đời, yêu cuộc sống như nó vốn là nó, cho nên Bùi Giáng kịch liệt phản ứng với mọi sự luận lý áp đặt lên cuộc sống. Ông xem điều đó như sự lừa gạt: “Cuộc sống vừa khủng khiếp, vừa nên thơ. Cuộc sống không thể nào đem ra lý luận một cách máy móc. Luận lý học đã gạt gẫm người ta, người ta thi đua nhau tán dóc” [20;139]. Muốn biết cuộc sống
như thế nào, hãy thử sống hết mình, chịu chơi một lần với nó xem sao: “…Trăm năm gửi lại chút này
Về sau vĩnh viễn ngủ ngày ngủ đêm Ngủ vùi chín suối mất tên
Ngủ thiên thu vẫn nhớ em muôn đời Ở không tiếng, ở không lời
Ở không hoài vọng muôn đời mảy may…”
(Trăm năm gửi lại, Mười hai con
mắt)
Nhận xét về cách nhìn đời của Bùi Giáng, nhiều người đồng tình rằng: “Cách nhìn đời của Bùi Giáng phần nào chịu ảnh hưởng của trào
lưu triết học hiện sinh, mang nặng tính chất bi quan nhưng không tuyệt vọng” [75;48]. Điều này có cơ sở của nó, bởi càng đi sâu vào thế giới thơ
Bùi Giáng, người đọc như bị dẫn lang thang vào cõi miền tâm thức của ông, qua mọi ngõ ngách của mộng và tình, của lẽ tử sinh và nỗi xao xuyến bàng hoàng trong một hữu thể ý thức được nỗi trầm luân bèo bọt của kiếp người và nỗi mênh mông vô thường của cuộc đời:
“Tìm chi đất quạnh dài ngày
Đất trời ngang ngửa xô bồ
Bốn mùa sắp đặt nấm mồ tình thương Trăm năm dâu biển dị thường
Vườn lan hoa nở bên vườn mấy phen”
(Trần gian, Rong rêu)
Tâm thức Bùi Giáng mang đầy khắc khoải hiện sinh, nó phản ảnh những khoảnh khắc, những hệ lụy cuộc đời mà ông đã đi qua, đã chiêm nghiệm và sợ rằng tất cả rồi sẽ tan chìm trong hư vô“Một phút nữa thôi/
Rồi màu sẽ mất/ Suối sẽ xa xôi/ Như mây xa đất”. Bùi Giáng vốn là một
khối phức tạp. Sự phức tạp trong thơ ông một mặt là do bởi thế giới quan của ông, một thế giới quan chịu nhiều ảnh hưởng của các trào lưu tư tưởng triết học mà hệ quả là sự bế tắc trước ngưỡng cửa siêu hình. Bởi vậy, đã có lúc con người ấy muốn:
“Bỏ trăng gió lại cho đời
Bỏ ngang ngửa sóng giữa lời hẹn hoa Bỏ người yêu, bỏ bóng ma
Bỏ hình hài của tiên nga trên trời Bây giờ riêng đối diện tôi
Còn hai con mắt khóc người một con”
(Mắt buồn, Mưa nguồn)
Nhiều người có thể cho đó là cuộc chạy trốn của cái tôi bế tắc muốn bỏ lại tất cả hay “là những lời vấn đáp lẩn thẩn về ý nghĩa cuộc đời, về lẽ
sinh tồn, về những chuyện phù du dâu bể” [79; 38]. Nhưng dù nói gì thì
nói, cái hình ảnh “Còn hai con mắt khóc người một con” đã khẳng định
rằng cái tôi vẫn hướng đến con người, vẫn yêu người và yêu đời. Thái độ ấy khác hẳn quan niệm của nhiều tác giả trong văn học công khai Miền Nam 1955 – 1975 vốn coi cái nhìn của tha nhân là địa ngục với chính mình. Bởi vậy, không ít người trong số họ nhìn cuộc đời đầy bóng tối và nước mắt, mang tính định kiến:
Băm sáu phố phường nằm ủ rũ
Nghe trời Hà Nội khóc trong mưa” [32;269].
Bùi Giáng vốn được xem là “một hiện tượng thơ dị biệt, đầy bí ẩn”, có sức cám dỗ, ám ảnh đối với người đọc thơ và muốn tìm hiểu thơ ông. Sự phân thân thành ngọn “tháp Bay - on” của cái tôi như chúng tôi vừa đề cập hi vọng mở ra được chút gì đó về “hiện tượng Bùi Giáng”. Đi từ cái tôi yêu đời buổi mưa nguồn đến cái tôi mang hoài vọng về tình yêu xa xôi hay cái tôi lang thang trên hành trình tìm đến nguồn cội sống, nguồn cội thơ rốt cuộc cũng đều là sự tách thoát rồi quy tụ về cái tôi đã trải đời và đang chiêm nghiệm về lẽ đời mà thôi!.