Xuất mô hình nghiên cứu

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Marketing: Đánh giá mức độ hài lòng của học viên về chất lượng dịch vụ đào tạo của học viện Công nghệ KITA (Trang 28 - 30)

Trong thực tế, đã có nhiều nghiên cứu về sự hài lòng của khách hàng đối với chất lượng dịch vụ đào tạo. Trong nghiên cứu này, tác giả trình bày một số nghiên cứu tiêu biểu trong và ngoài nước nhằm làm cơ sởhình thành bài nghiên cứu này.

a. Nghiên cứu ngoài nước

Al-Rafai và các cộng sự(2016), có bài nghiên cứu về đề tài: “Đo lường sựhài lòng của sinh viên đối với các hoạt động nâng cao năng lực từ sinh viên chuyên ngành quản trị kinh doanh” của trường Đại học Kuwait. Công trình nghiên cứu sự

hài lòng với 42 biến và được khảo sát trên 550 sinh viên với 5 nhân tố: (1) Hài lòng về chất lượng học thuật, (2) Hài lòng về sự giúp đỡ của giảng viên, (3) Hài lòng về

phòng LAB và trang thiết bị, (4) hài lòng về quy trình đăng kí học, (5) Hài lòng về các chương trình trao đổi, huấn luyện. Kết quả khảo sát đã cho thấy sự hài lòng của sinh viên cụ thể như sau: 22% Sinh viên hài lòng về chất lượng học thuật trong nhà

trường; 16% Sinh viên hài lòng vềlực lượng giảng viên; 35% sinh viên hài lòng về các chương trình trao đổi, huấn luyện; 4% Sinh viên hài lòng về chất lượng phòng LAB và trang thiết bị; 3% Sinh viên hài lòng vềquy trìnhđăng kí học.

Trong nghiên cứu về kích thước chất lượng giáo dục, Mustafa & Chiang (2006) đã chứng minh chất lượng giáo dục với các nhân tố như: giáo viên thực hiện (khả năng và thái độ), nội dung khóa học (tài liệu và thời lượng), chất lượng giáo dục

(lượng kiến thức thu được). Với 485 bảng khảo sát được thu thập và phân tích, kết quả đã chỉra rằng 4 nhân tốchính: khả năng giáo viên, thái độgiáo viên, tài liệu học và nội dung của khóa học cóảnh hưởng đến chất lượng giáo dục.

b. Nghiên cứu trong nước

Năm 2006, tác giảNguyễn Thành Long, Trường Đại Học Kiên Giang với đề nghiên cứu: “Sửdụng thang đo SERVERF để đánh giá chất lượng đào tạo Đại Học trại trường Đại Học An Giang”. Kết quảphân tích cho thấy sựhài lòng của sinh viên phụthuộc vào 4 yếu tố: (1) Giảng viên, (2) Cơ sởvật chất, (3) Sựtin cậy, (4) Sựcảm thông. Có sự đánh giá khác nhau theo khoa đối với các thành phần trên (trừ cơ sở vật chất) và khácnhau theo năm học.

Năm 2013, Lê Đức Tâm & Trần Danh Giangđã có bài nghiên cứu nói về đề tài “Mối quan hệ giữa chất lượng dịch vụ đào tạo và sự hài lòng của sinh viên

Trường ĐH Xây dựng miền Trung”. Tác giả đã lấy mẫu khảo sát từ 250 sinh viên

đang theo học tại trường. Kết quả cho thấy có 4 nhân tố chất lượng dịch vụ ảnh

hưởng đến sựhài lòng của sinh viên: đội ngũ giảng viên; cơ sởvật chất; sựquan tâm của nhà trường và hỗtrợ vềhành chính.

Mô hình được đềxuất dựa trên sựtích lũy các mô hình và cơ sở lý thuyết đã

đưa ra, nhưng chủyếu dựa vào mô hình SERVQUAL, tập trung vào 6 nhóm nhân tố: chất lượng đội ngũ giáo viên, cơ sởvật chất, chương trìnhđào tạo, khả năng phục vụ, mức học phí và sựcảm nhận chung.

c. Mô hình nghiên cứu đề xuất

Hình 1.6 Mô hình nghiên cứu “Sự hài lòng của học viên về chất lượng dịch vụ đào tạo của Học viện Công nghệ KITA”.

Các giả thuyết nghiên cứu

Giảthuyết H1: Chất lượng đội ngũgiáo viên càng tốt thì mức độ hài lòng của học viên càng cao.

Giảthuyết H2: Cơ sởvật chất càng tốt thì mức độhài lòng của học viên càng cao. Giảthuyết H3: Chất lượng chương trình đào tạo càng tốt thì mức độ hài lòng của học viên hàng càng cao.

Giả thuyết H4: Khả năng phục vụ của cán bộ, nhân viên càng tốt thì mức độ

hài lòng của học viên càng cao.

Giả thuyết H5: Mức học phí phù hợp với chất lượng đào tạo thì sự hài lòng càng cao.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Marketing: Đánh giá mức độ hài lòng của học viên về chất lượng dịch vụ đào tạo của học viện Công nghệ KITA (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)