Cấp năng lượng * Điện năng.

Một phần của tài liệu Bài giảng: Quy hoạch đô thị và khu dân cư nông thôn (Trang 79 - 81)

- Lập phương án quy hoạch sử dụng đất đai của điểm dân cư nông thôn

c, Cấp năng lượng * Điện năng.

* Điện năng.

Hệ thống điện được thiết kế căn cứ vào quy mô dân số và yêu cầu sản xuất. Quy hoạch tuyến điện phải kết hợp chặt chẽ với quy hoạch giao thông và kiến trúc. Không để đường dây đi qua nơi chứa chất dễ nổ, dễ cháy.

Các trạm hạ thế cần đặt ở trung độ của các hộ dùng điện hoặc ở gần phụ tải điện lớn nhất, tại vị trí thuận tiện cho việc đặt đường dây, ít cắt đường giao thông, không gây trở ngại cho sản xuất và sinh hoạt. Cần tận dụng lợi thế kề đô thị để phát triển lưới điện của làng, xã.

* Chất đốt.

Than tổ ong hiện là nguồn chất đốt phổ biến của vùng này. Ngoài ra còn có dầu hỏa, củi đun và một số gia đình đã sử dụng khí gas. Tương lai khi các nhà máy hoá dầu và khí hoá lỏng của nước ta đi vào sản xuất đại trà sẽ tạo ra chất đốt chủ lực cho vùng ven đô.

d, Thoát nước và vệ sinh môi trường

Các khu dân cư ven đô thường có mật độ dân số cao hơn các vùng nông thôn khác, nên việc thoát nước dựa vào tự nhiên sẽ không thể đảm bảo điều kiện vệ sinh môi trường. Vì thế khi quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật các khu dân cư ven đô, cần tiến hành quy hoạch hệ thống thoát nước đồng thời với việc mở rộng và chỉnh trang đường sá. Cụ thể là:

+ Dọc theo đường làng, ngõ xóm cần xây dựng các cống thoát nước thải riêng theo kiểu ống kín, nước mưa thoát bằng mương hở hoặc mương có nắp đậy.

+ Cống chính xây theo kiểu cống ngầm, bằng bê tông cốt thép. Nước thải phải được tập trung xử lý. Nếu điều kiện chưa cho phép xây dựng hiện đại thì ít nhất cũng phải xây bể lắng, lọc sơ bộ rồi dùng ao hồ công cộng làm hồ sinh học.

Các công trình vệ sinh của hộ gia đình, khi có điều kiện cấp nước đến tận nhà phải xây dựng hố xí tự hoại kiểu đô thị.

Rác thải cần được thu gom và xử lý theo hình thức dịch vụ vệ sinh ngay từ giai đoạn trước mắt. Các làng ven đô phần lớn là chật chội do thị trương đất sôi động và giá đất lên cao, nên hầu hết các hộ dân không còn đất vườn và ao để tự xử lý rác trong khuôn viên đất ở. Mặt khác do cách sinh hoạt gắn với đô thị, mức sống nâng cao, lượng rác thải ngày càng nhiêu và cũng chứa nhiều thành phần khó tiêu huỷ. Do đó cần có quy hoạch bãi rác và khu xử lý rác giống như đô thị.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Quy hoạch xây dựng phát triển đô thị. GS. TS. Nguyễn Thế Bá - NXB Xây dựng, Hà Nội 1997

2. Quy hoạch các đô thị Việt Nam và những dự án phát triển sau năm 2000. NXB Thống kê, Hà Nội 1997

3. Quy hoạch xây dựng và phát triển điểm dân cư nông thôn. PGS. TS. Đỗ Đức Viêm, Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội

4. Quy hoạch phát triển và xây dựng hạ tầng kỹ thuật các khu dân cư nông thôn. TS. Nguyễn Minh Tâm, NXB Xây dựng, Hà Nội - 2000

5. Các tiêu chuẩn Việt Nam về quy hoạch xây dựng, TCVN, NXB Xây dựng, Hà Nội - 2000

6. Thị Tứ làng xã. TS. KTS. Đặng Đức Quang. NXB Xây dựng Hà Nội năm 2000

7. Một số vấn đề về phát triển nông nghiệp và nông thôn. Đặng Kim Sơn, Hoàng Thu Hoà, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội, 2002

8. Công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam, lý luận và thực tiễn.

9. Quy hoạch vùng, TS. KTS. Phạm Kim Giao. NXB xây dựng, Hà Nội năm 2000

10. Bài giảng Quy hoạch đô thị và khu dân cư nông thôn, TS. Nguyễn Thị Bảo Lâm. Trường đại học lâm nhiệp Hà Nội.

Một phần của tài liệu Bài giảng: Quy hoạch đô thị và khu dân cư nông thôn (Trang 79 - 81)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w