Quy hoạch đường giao thông.

Một phần của tài liệu Bài giảng: Quy hoạch đô thị và khu dân cư nông thôn (Trang 67 - 68)

- Lập phương án quy hoạch sử dụng đất đai của điểm dân cư nông thôn

a. Quy hoạch đường giao thông.

* Đặc điểm vận chuyển trên địa bàn xã.

Đối tượng phục vụ chủ yếu của giao thông vận tải trên địa bàn xã là các hoạt động sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp quy mô nhỏ, phân tán, chủ yếu theo hộ gia đình có liên quan chặt chẽ với thời vụ và thời điểm của nông nghiệp.

Đặc điểm của vận chuyển trên địa bàn xã là: cự ly vận chuyển ngắn, nhu cầu tập trung theo thời vụ. Do sản xuất phân tán theo từng hộ gia đình nên đường làng ngõ xóm đều cần được mở rộng để xe cơ giới 4 bánh có thể đi vào tận nhà. Đây là yếu tố quan trọng có tác dụng thúc đẩy các hoạt động kinh tế và cải thiện điều kiện xã hội ở các làng xã truyền thống trong khu vực.

- Các giải pháp quy hoạch mạng lưới đường

Quy hoạch mạng lưới đường giao thông xã dựa trên quy hoạch xây dựng tổng thể xã, là một phần trong dự án quy hoạch hệ thống hạ tầng cơ sở. Vì vậy cần phải tiến hành lập quy hoạch tổng thể trước đế làm cơ sở cho việc quy hoạch xây dựng mạng lưới giao thông xã.

Đường sá trong khu vực dân nói chung đã được hình thành từ lâu, đủ về tuyến, nhưng chưa hoàn chỉnh về mạng và chất lượng còn rất thấp.

- Xác định chiều rộng, lưu thông các loại đường làng xã

Chiều rộng mặt cắt ngang mỗi con đường làng xã đều bao gồm hai phần: phần long đường dành cho việc đi lại vận chuyển hàng hóa và phần lề đường (vỉa hè) cần đủ rộng để bố trí cột điện, đường ống cấp nước, rãnh thoát nước và đất dự trữ để mở rộng (nếu cần).

+ Đường trục xã là trục giao thông chính nối trung tâm xã với các khu vực bên ngoài (đường giao thông cấp huyện), nối các thôn (làng) với trung tâm xã. Chiều rộng của đường trục xã cần xác định đủ rộng để 2 xe cơ giới tránh nhau, phần mặt đường xe chạy rộng từ 6 – 7m. Đồng thời cần gia cố nền và mặt đường để đảm bảo yêu cầu cho các xe tải nhẹ đi được (chiều rộng cả nền đường khoảng 8 – 10m), chiều rộng lưu thông tối thiểu 10m khi đi qua khu dân cư và 8m khi qua ruộng.

+ Đường thôn (làng) nối với đường trục xã, các ngõ xóm nối với đường làng theo dạng “xương cá”. Đường làng cần được mở rộngvới lòng đường rộng tối thiểu 5m (2 làn xe), lề đường mỗi bên rộng 1,5m khi đi qua khu dân cư và 0,5m khi đi qua ruộng.

+ Các ngõ xóm cần đảm bảo đủ chiều rộng cho 1 làn xe, chiều dài ngx không nên vượt quá 100m. Chiều rộng mặt đường 3 – 3,5m, mỗi bên lề 1m, nền đường rộng khoảng 5 – 5,5m, chiều rộng lưu thông tối thiểu là 5m.

Một phần của tài liệu Bài giảng: Quy hoạch đô thị và khu dân cư nông thôn (Trang 67 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w