- Uống 12 viên/lần, ngày 23 lần d) Bảo quản:
2. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp chế biến mầm giá và rau
- Hạt rau ngâm ở to = 40oC trong 6 giờ. Vớt ra ủ ở nhiệt độ phòng 8h. Gieo đều trên khay 35cm x 45cm lót giấy gieo hạt của Đan Mạch, dưới lớp giấy là giá thể bão hòa nước. Ngày tưới phun 2 lần, để hạt luôn luôn ở trong bầu không khí bão hòa hơi nước. Mầm thu hoạch sau 72h.
- Mầm giá sạch được xay nhuyễn và để ở nhiệt độ và thời gian thích hợp đảm bảo enzyme nội sinh Myrosinase hoạt động để thủy phân các glucosinolate giải phóng phần Aglycone. Sấy khô ở nhiệt độ thấp
- Mầm giá rau Cải xanh và nguyên liệu rau (Cải xanh và súp lơ) được chế biến tương tự như mầm giá rau Súp lơ
Phương pháp chiết xuất glucosinolate nhóm sulforaphane và Indol-3-carbinol
- Nghiên cứu việc thủy phân các glucosinolate bằng enzyme nội sinh Myrosinase - Quá trình chiết xuất glucosinolate toàn phần nhóm sulforaphane được thực hiện trên thiết bị Shorxlet và đun hồi lưu
- Quá trình chiết xuất glucosinolate toàn phần nhóm Indol-3-carbinol được thực hiện theo phương pháp chiết ngấm kiệt.
- Khảo sát việc chiết bằng siêu âm ở quy mô phòng thí nghiệm.
- Việc đánh giá chất lượng sản phẩm các hợp chất có chứa lưu huỳnh được tiến hành bằng phương pháp HPLC/MS
Phương pháp nghiên cứu quy trình công nghệ chế tạo thực phẩm chức năng Sucur
Curcuminoid hoạt chất chính của củ Nghệ vàng là một hợp chất tự nhiên có tác dụng kháng oxy hóa trực tiếp và tấn công vào các gốc tự do. Còn glucosinolate nhóm sulforaphane và Indol - 3 - carbinol của các loại rau họ Cảicó tác dụng kháng oxy hóa gián tiếp.Việc kết hợp 2 nhóm hoạt chất này là sự kết hợp đồng thời của sự tác dụng kháng oxy hóa gián tiếp và kháng oxy hóa trực tiếp. Nhóm hoạt chất
glucosinolate tiêu diệt vi khuẩn H.P, nguyên nhân chủ yếu của chứng bệnh viêm loét dạ dày, tá tràng; nhóm hoạt chất curcuminoid tạo ra Mucin làm lành vết thương niêm mạc dạ dày.
Loại TPCN Sucur này phục vụ cho các nhóm người: Người già yếu hoặc có nguy cơ nhồi máu cơ tim; người bị đau dạ dày, nguy cơ đau dạ dày, tá tràng, nguy cơ ung thư đường tiêu hoá, người bị lão hoá hoàng điểm và các tác hại xấu của môi trường đối với mắt.
Phương pháp xử lý số liệu:
Việc xử lý số liệu đã được tiến hành theo phương pháp loại trừ sai số thô và lấy kết quả trung bình
Thiết bị & dung môi hóa chất nghiên cứu:
Các thiết bị và dung môi hóa chất cơ bản đã được sử dụng trong phòng thí nghiệm và trong sản xuất thử nghiệm
KẾT QUẢ
1. Đánh giá đối với các nguyên liệu phục vụ nghiên cứu cũng như sản xuất
- Hàm lượng glucosinolate toàn phần nhóm sulforaphane trong mầm cây súp lơ xanh giống lai F1 đều tương đối cao. Kết quả này cũng trùng hợp với các nghiên cứu trên thế giới cho biết hàm lượng sulforaphane cao nhất ở trong mầm cây 3 ngày tuổi.
- Glucosinolate nhóm Indol-3-carbinol trong súp lơ xanh ở thời điểm hoa nụ khá cao, tuy nhiên chúng tôi không phát hiện thấy Indol-3-carbinol mà có dấu hiệu có mặt của dẫn xuất Dimer của chất này tức là Diindolylmethan (DIM). Về lý thuyết điều đó hoàn toàn có thể xảy ra, bởi vì Glucobrassicin bị thủy phân dưới tác dụng của enzyme nội sinh Myrosinase giải phóng phần genin Indol-3-carbinol và kết hợp với phân tử Indol - 3 - carbinol khác để tạo thành DIM.
- Mầm giá 3 ngày tuổi của cây súp lơ xanh và cải xanh đều là nguyên liệu tốt cho việc chiết xuất glucosinolate nhóm sulforaphane.
- Cây súp lơ xanh ở thời điểm nụ hoa là nguyên liệu tốt cho việc chiết xuất glucosinolate nhóm Indol-3-carbinol
2. Đề tài đã xây dựng được công nghệ chiết xuất hợp chất có lưu huỳnh từ các loại rau họ Chữ thập, với các kết quả: loại rau họ Chữ thập, với các kết quả:
- Đã xây dựng được kỹ thuật gieo trồng mầm giá một số rau họ Cải
- Đã nghiên cứu được các điều kiện chế biến mầm giá súp lơ không bị phá hủy các thành phần hoạt chất
- Đã nghiên cứu được điều kiện bảo toàn và sử dụng enzyme myronisase nội sinh để thủy phân các glucosinolate.
- Đã nghiên cứu được phương pháp bảo quản nguyên liệu lâu dài (tối thiểu 1 năm) - Đã xây dựng được quy trình công nghệ chiết xuất các glucosinolate nhóm sulforaphane và indol-3-carbinol: phương pháp chiết xuất (đun hồi lưu, ngấm kiệt và siêu âm); lựa chọn được dung môi thích hợp; thời gian chiết xuất và giải pháp thu hồi dung môi phù hợp
- Quy trình chiết xuất này có thể ứng dụng cho việc sản xuất lớn
3. Nghiên cứu sản xuất thử nghiệm sản phẩm TPCN Sucur
- Đã nghiên cứu việc phối chế bột súp lơ xanh, glucosinolatse toàn phần của một số rau họ Cải với Curcuminoid (tinh chất củ Nghệ) để sản xuất thực phẩm chức năng Sucur.
- Đã xây dựng được tiêu chuẩn cơ sở đối với sản phẩm thực phẩm chức năng này nhằm tạo điều kiện cho việc đăng ký thành phẩm trở thành hàng hóa lưu hành trên thị trường (theo đúng quy định của Bộ Y tế).
Nhóm tác giả hy vọng rằng loại sản phẩm này sẽ góp phần nâng cao chất lượng sức khỏe cộng đồng và đem lại hiệu quả kinh tế cho các vùng trồng rau họ Cải. Với thời gian có hạn, kinh phí eo hẹp so với khối lượng cần được giải quyết của Đề tài, tuy nhiên Đề tài đã hoàn thành cơ bản về nội dung và mục tiêu đề ra.
Kính đề nghị Liên Hiệp Hội đầu tư kinh phí để tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện công nghệ và thiết bị trong điều kiện sản xuất, trong đó vấn đề lựa chọn giống và tạo vùng trồng là rất quan trọng. Cũng cần có sựđầu tư cho việc nghiên cứu các thiết bị để triển khai việc sản xuất ở quy mô lớn. Nhóm công tác của Đề
tài Kính đề nghị Liên Hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam cho triển khai dự án sản xuất thử nghiệm (dự án P).