curcumin trong củ Nghệ
Cây Nghệ vàng mọc hoang và được gieo trồng ở nhiều nước trên thế giới như
một cây gia vị, cây thuốc. Ở Phương Đông, củ nghệ đã được sử dụng hàng ngàn năm nay làm gia vị và chữa bệnh. Khi dùng trong, chữa chứng viêm loét dạ dày, viêm gan, thấp khớp, kinh nguyệt không đều của phụ nữ. Khi dùng ngoài, chữa chấn thương tụ máu, giúp mau lành vết thương đỡ để lại vết sẹo. Người Phương Tây, hàng thế kỷ nay đã chú ý giá trị phòng chữa bệnh của củ
nghệ theo kinh nghiệm Phương Đông. Ngay năm 1910, Lamp đã chiết tách, phân lập, xác định cấu trúc hoạt chất curcumin - thành phần hoạt chất chủ
yếu của củ nghệ - từ những năm 1970 cho đến nay họ nghiên cứu sâu, toàn diện về mọi mặt dược liệu học loài cây này.
Về thực vật học đó là loài Curcuma longa L, trong thân rễ (Rhizoma Curcumae longae, thường gọi là củ) có nhiều loại hoạt chất khác nhau, chủ
yếu là tinh dầu, dầu, các hợp chất màu vàng (curcuminoid), peptid tan trong nước và các Ukon. Trong những năm gần đây đã có nhiều công trình nghiên cứu về hoạt tính sinh học của các hoạt chất curcuminoid, peptid, ukon, đặc biệt là các curcuminoid. Curcuminoid được xem là thành phần mang lại hoạt
tính sinh học chính, quyết định giá trị của củ Nghệ. Curcuminoid là hỗn hợp của 3 chất: Curcumin, Demethoxycurcumin, và Bisdemethoxycurcumin. Curcuminoid có tác dụng chống oxy hoá (antioxydant) in vitro và in vivo, phòng chống ung thư, chữa đau dạ dày, làm vết thương mau lành. Các hoạt tính của curcuminoid có thể khác nhau curcuminoid về bản chất (cơ chế tác dụng) hoặc về mức độ. Trên thị trường Việt Nam, các sản phẩm mang tên “Curcumin” được sản xuất trong nước hay có nguồn gốc Ấn độ, Trung Quốc v.v… thực chất là một hỗn hợp các Curcuminoit. [3, 4]
Những nhóm hoạt chất mang lại hoạt tính của củ nghệ: Nhóm hoạt chất màu vàng; Nhóm hoạt chất Polysaccarit; và Nhóm hoạt chất peptit tan trong nước