Thời gian qua, dịch Covid 19 đã khiến giá các mặt hàng như khẩu trang, nước rửa tay bị đẩy giá lên cao Vì thế, nhiều nhà thuốc “quyết ăn thua”, găm

Một phần của tài liệu 210 CÂU HỎI ĐÁP PHỔ BIẾN PHÁP LUẬT CHO NGƯỜI DÂN Ở CƠ SỞ (Trang 94 - 96)

nước rửa tay… bị đẩy giá lên cao. Vì thế, nhiều nhà thuốc “quyết ăn thua”, găm hàng không bán khẩu trang, nước rửa tay cho người tiêu dùng. Hành vi găm hàng bị xử phạt như thế nào?

Khi thị trường có biến động về cung cầu, giá cả hàng hóa do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, chiến tranh hoặc diễn biến bất thường khác mà tổ chức, cá nhân có hành vi hăm hàng là vi phạm pháp luật, tùy mức độ vi phạm sẽ bị xử phạt theo quy định tại Điều 32 Nghị định 98/2020/NĐ-CP, với mức phạt tiền như sau:

1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây mà không có lý do chính đáng:

a) Cắt giảm địa điểm bán hàng;

b) Cắt giảm phương thức bán hàng (từ bán buôn sang bán lẻ) khác với thời gian trước đó;

c) Quy định, niêm yết, bán hàng theo định lượng, đối tượng mua hàng khác với thời gian trước đó;

d) Cắt giảm thời gian bán hàng, thời gian cung ứng hàng hóa khác với thời gian trước đó.

2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây mà không có lý do chính đáng:

b) Ngừng bán hàng hóa ra thị trường;

c) Không mở cửa hàng, địa điểm giao dịch kinh doanh để bán hàng; d) Mở cửa hàng, địa điểm giao dịch kinh doanh nhưng không bán hàng.

4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng và tịch thu tang vật đối với hành vi găm hàng trong kho vượt quá 150% so với lượng hàng hóa tồn kho trung bình của ba tháng liền kề trước đó.

Ngoài ra, tổ chức, cá nhân vi phạm còn bị tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh, chứng chỉ hành nghề từ 03 tháng đến 06 tháng trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm.

Mức phạt tiền trên đây là mức phạt áp dụng đối với cá nhân vi phạm. Trường hợp tổ chức vi phạm, phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt quy định đối với cá nhân. (Khoản 4 Điều 4 Nghị định 98/2020/NĐ-CP)

115. Hiện nay, trên thị trường có nhiều cửa hàng, nhiều trang mua bán trựctuyến khuyến mại các sản phẩm lên đến 60%, 70%, 80% giá hàng hóa, dịch vụ tuyến khuyến mại các sản phẩm lên đến 60%, 70%, 80% giá hàng hóa, dịch vụ đó ngay trước thời gian khuyến mại. Xin hỏi, việc khuyến mại như trên có vi phạm pháp luật không? Nếu vi phạm thì bị xử phạt như thế nào?

Theo quy định tại Luật Thương mại 2005 thì khuyến mại là hoạt động xúc tiến thương mại của thương nhân nhằm xúc tiến việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ bằng cách dành cho khách hàng những lợi ích nhất định.

Hoạt động khuyến mại của thương nhân được thực hiện theo quy định tại Luật Thương mại 2005, Nghị định 81/2018/NĐ-CP và các quy định pháp luật khác có liên quan.

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 7 Nghị định 81/2018/NĐ-CP thì mức giảm giá tối đa đối với hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại không được vượt quá 50% giá hàng hóa, dịch vụ đó ngay trước thời gian khuyến mại.

Tuy nhiên, cũng theo quy định tại Nghị định 81/2018/NĐ-CP thì:

(1) Trường hợp thương nhân tổ chức các chương trình khuyến mại tập trung vào các dịp lễ, tết theo quy định của pháp luật lao động thì áp dụng mức giảm giá tối đa đối với hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại là 100%.

Các đợt khuyến mại vào các dịp lễ, tết theo quy định của pháp luật lao động, gồm: + Đợt Tết Âm lịch: 30 ngày ngay trước ngày đầu tiên của năm Âm lịch;

+ Các ngày nghỉ lễ, tết khác. Thời hạn khuyến mại của từng đợt khuyến mại vào các dịp lễ, tết không được vượt quá thời gian nghỉ của các dịp lễ, tết tương ứng theo quy định của pháp luật lao động.

(2) Trường hợp tổ chức các chương trình khuyến trong khuôn khổ các chương trình, hoạt động xúc tiến thương mại do Thủ tướng Chính phủ quyết định thì áp dụng mức giảm giá tối đa đối với hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại là 100%.

(3) Trường hợp thực hiện khuyến mại giảm giá thuộc một trong các trường hợp sau đây thì không áp dụng hạn mức giảm giá tối đa:

+ Hàng hóa dịch vụ khi thực hiện chính sách bình ổn giá của Nhà nước; + Hàng thực phẩm tươi sống;

+ Hàng hóa, dịch vụ trong trường hợp doanh nghiệp phá sản, giải thể, thay đổi địa điểm, ngành nghề sản xuất, kinh doanh.

Như vậy, nếu trường hợp thương nhân thực hiện khuyến mại với mức giảm giá đối với hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại vượt quá 50% giá hàng hóa, dịch vụ đó ngay trước thời gian khuyến mại mà không thuộc ba trường hợp nêu trên là trái với quy định của pháp luật, nên sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với theo quy định.

Theo quy định tại điểm e khoản 2 Điều 33 Nghị định 98/2020/NĐ-CP thì hành vi thực hiện khuyến mại bằng hình thức giảm giá có mức giảm giá hàng hóa, giá cung ứng dịch vụ vượt quá mức giảm giá tối đa đối với hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại theo quy định bị phạt từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng.

Mức phạt tiền trên đây là mức phạt áp dụng đối với cá nhân vi phạm. Trường hợp tổ chức vi phạm, phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt quy định đối với cá nhân. (Khoản 4 Điều 4 Nghị định 98/2020/NĐ-CP)

Một phần của tài liệu 210 CÂU HỎI ĐÁP PHỔ BIẾN PHÁP LUẬT CHO NGƯỜI DÂN Ở CƠ SỞ (Trang 94 - 96)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(158 trang)
w