A và một người bạn có tham dự một chương trình giới thiệu sản phẩm mới của doanh nghiệp B Tại buổi giới thiệu, nhân viên của doanh nghiệp đã bắt ép A

Một phần của tài liệu 210 CÂU HỎI ĐÁP PHỔ BIẾN PHÁP LUẬT CHO NGƯỜI DÂN Ở CƠ SỞ (Trang 115)

và bạn mua thử sản phẩm với giá rất đắt, hai người từ chối thì bị đe dọa sẽ giữ chúng tôi lại không cho về. Hành vi này có vi phạm pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng hay không và có bị xử phạt hay không?

Khoản 3 Điều 10 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng quy định nghiêm cấm tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ ép buộc người tiêu dùng thông qua việc thực hiện một trong các hành vi sau đây:

- Dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc các biện pháp khác gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, uy tín, nhân phẩm, tài sản của người tiêu dùng;

- Lợi dụng hoàn cảnh khó khăn của người tiêu dùng hoặc lợi dụng thiên tai, dịch bệnh để ép buộc giao dịch.

Như vậy, hành vi doanh nghiệp B đe dọa khống chế để áp A và bạn mua sản phẩm dùng thử với giá đắt là vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Căn cứ điểm a, khoản 1 Điều 60 của Nghị định số 98/2020/NĐ-CP hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc hành vi khác gây thiệt hại đến sức khỏe, danh dự, uy tín, nhân phẩm, tài sản của người tiêu dùng để ép buộc giao dịch có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng và bị buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.

Đối với chủ thể vi phạm là tổ chức thì mức phạt tiền gấp đôi mức quy định nêu trên (Khoản 4 Điều 4 Nghị định số 98/2020/NĐ-CP). Như vậy, doanh nghiệp B có thể bị phạt tiền tối đa lên đến 60.000.000 đồng.

Một phần của tài liệu 210 CÂU HỎI ĐÁP PHỔ BIẾN PHÁP LUẬT CHO NGƯỜI DÂN Ở CƠ SỞ (Trang 115)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(158 trang)
w