Trong tháng 10/2020, doanh nghiệ pA đã nhập khẩu và phân phối một lô xe máy điện Tuy nhiên, sau khi đã bán ra thị trường, mới phát hiện hệ thống

Một phần của tài liệu 210 CÂU HỎI ĐÁP PHỔ BIẾN PHÁP LUẬT CHO NGƯỜI DÂN Ở CƠ SỞ (Trang 113 - 115)

máy điện. Tuy nhiên, sau khi đã bán ra thị trường, mới phát hiện hệ thống phanh trước của lô xe máy điện nêu trên bị lỗi kỹ thuật nghiêm trọng, có thể ảnh hưởng đến tính mạng của người sử dụng. Tuy nhiên, doanh nghiệp A đã liên hệ với từng khạc hàng đề nghị đưa xe máy điện đến trung tâm bảo dưỡng được ủy quyền để tiến hành thay thế hệ thống phanh trước, tuy nhiên họ không thông báo công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng. Hành vi không thông báo công khai nói trên có vi phạm pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng không? Mức xử phạt (nếu có) như thế nào?

Khi phát hiện hàng hóa có khuyết tật, tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu hàng hóa có trách nhiệm:

1. Kịp thời tiến hành mọi biện pháp cần thiết để ngừng việc cung cấp hàng hóa có khuyết tật trên thị trường;

2. Thông báo công khai về hàng hóa có khuyết tật và việc thu hồi hàng hóa đó ít nhất 05 số liên tiếp trên báo ngày hoặc 05 ngày liên tiếp trên đài phát thanh, truyền hình tại địa phương mà hàng hóa đó được lưu thông với các nội dung sau đây:

a) Mô tả hàng hóa phải thu hồi;

b) Lý do thu hồi hàng hóa và cảnh báo nguy cơ thiệt hại do khuyết tật của hàng hóa gây ra;

c) Thời gian, địa điểm, phương thức thu hồi hàng hóa;

d) Thời gian, phương thức khắc phục khuyết tật của hàng hóa;

đ) Các biện pháp cần thiết để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong quá trình thu hồi hàng hóa;

3. Thực hiện việc thu hồi hàng hóa có khuyết tật đúng nội dung đã thông báo công khai và chịu các chi phí phát sinh trong quá trình thu hồi;

4. Báo cáo kết quả cho cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cấp tỉnh nơi thực hiện thu hồi hàng hóa có khuyết tật sau khi hoàn thành việc thu hồi; trường hợp việc thu hồi hàng hóa có khuyết tật được tiến hành trên địa bàn từ hai tỉnh trở lên thì báo cáo kết quả cho cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở trung ương.

Trường hợp phát hiện hàng hóa có khuyết tật mà tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu hàng hóa không thực hiện các trách nhiệm nêu trên là vi phạm quy định pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Đối với tình huống nêu trên, khi phát hiện hàng hóa bị khuyết tật, tuy doanh nghiệp A đã thực hiện biện pháp thu hồi hàng hóa nhưng không thực hiện trách nhiệm thông báo công khai về hàng hóa khuyết tật và việc thu hồi hàng hóa đó.

Theo điểm a Khoản 2 Điều 57 Nghị định số 98/2020/NĐ-CP, phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với thương nhân sản xuất, nhập khẩu hàng hóa có

khuyết tật có hành vi không báo cáo kết quả thu hồi hàng hóa có khuyết tật cho cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng theo quy định.

Mức phạt này là mức phạt đối với cá nhân, trường hợp tổ chức vi phạm mức phạt tiền gấp đôi mức phạt quy định nêu trên (Khoản 4 Điều 4 Nghị định 98/2020/NĐ-CP). Như vậy, doanh nghiệp A có thể bị phạt tiền tối đa lên đến 100.000.000 đồng.

143. A và một người bạn có tham dự một chương trình giới thiệu sản phẩm mớicủa doanh nghiệp B. Tại buổi giới thiệu, nhân viên của doanh nghiệp đã bắt ép A

Một phần của tài liệu 210 CÂU HỎI ĐÁP PHỔ BIẾN PHÁP LUẬT CHO NGƯỜI DÂN Ở CƠ SỞ (Trang 113 - 115)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(158 trang)
w