PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG

Một phần của tài liệu Xây dựng website, hệ thống chatbot và chiến lược kinh doanh cho công ty TNHH MTK logistics (Trang 57)

6. Kết cấu đề tài

4.2 PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG

Trang web https://mtklogistics.com.vn được thiết trên nền tảng Haravan sẽ được tích hợp nhiều tính năng.

Giúp quản lý nguồn gốc, số lượng đơn hàng và sản phẩm bán chạy nhất. Tuy nhiên, chức năng công ty MTK Logistics chúng tôi chưa dùng đến.

Hình 4.3 Giao diện hệ thống quản trị của Haravan

Thống kê theo thời gian sẽ giúp doanh nghiệp biết được số lượng đơn đơn hàng và mặt hàng nào bán chạy nhất. Hiện tại mtklogistics chưa có cũng như không dùng đến chức năng quản lý đơn hàng nên vẫn là con số 0.

Kiểm soát được hoạt động của nhân viên bằng cách ghi nhận lại lịch sử các hoạt động của từng nhân viên được cấp phép quản trị như:

• Thêm, sửa, xóa, hiển thị, ẩn sản phẩm • Thêm, sửa, xóa, ẩn bài viết

• Thêm, sửa, xóa, ẩn trang nội dung

• Nhập dữ liệu sản phẩm, khách hàng, giao diện • Thêm, xóa, chọn làm tên miền chính.

• Thêm khách hàng

Hình 4.4: Giao diện quản lý hoạt động của nhân viên trên website

4.2.2Thiết kế hệ thống

4.2.2.1 Thông số kỹ thuật cơ bản

Dưới đây là 3 điều kiện để có một website hoạt động trên môi trường Internet

• Tên miền: Hay còn gọi là Domain, là địa chỉ của trang web để mọi người có thể truy cập. Nó cũng giống như số nhà của bạn.

• Website: Chính là dữ liệu, nội dung của website bao gồm các hình ảnh, bài viết và các file mã lệnh hay còn gọi là mã nguồn - source code.

• Hosting: Nơi lưu trữ dữ liệu cho website trên internet.

Để dễ hiểu chúng ta hãy tưởng tượng xây đựng Website như là xây dựng ngôi nhà của mình vậy. Đầu tiên chúng ta cần mảnh đất để xây nhà là Hosting, tiếp đến xây nhà chúng ta cần lắp ghép gắn kết các vật liệu xây dựng lại với nhau theo bản thiết kế để tạo nên khung của ngôi nhà từ các Mã nguồn để tạo ra ngôi nhà chung mang tên Website, và nội thất trong nhà sẽ được trang trí và lắp đầy bằng nội dung. Cuối cùng, chúng ta gắng địa chỉ cho ngôi nhà để mọi đường có thể tìm nhà là Tên miền. Thế là xây dựng xong trang Website.

4.2.2.2 Tên miền

Tên miền (domain name) mtklogistics.com.vn là yếu tố quan trọng nhất trong việc xây dựng website vì nó thường gắn với tên công ty và mang thương hiệu của MTK Logistics trên internet đồng thời tên miền cũng chính là địa chỉ để mọi người có thể truy cập vào website của công ty. Mỗi tên miền chỉ được cấp cho một chủ thể sở hữu duy nhất theo nguyên tắc ưu tiên cho người nào đăng ký trước do vậy việc đăng ký tên miền cho một website là việc cần phải làm càng sớm càng tốt. Khi đăng ký tên miền sẽ yêu cầu thông tin chủ sở hữu, và tên miền sẽ được cấp cho chủ sở hữu trong thời gian chủ sở hữu đăng ký với cơ quan chức năng ví dụ 1 năm, 3 năm , 5 năm hoặc 10 năm ... Dưới đây là các nguyên tắc lựa chọn tên miền phù hợp nhất:

• Tên miền không được vượt quá 63 ký tự, bao gồm cả phần .vn, .com, .net, .org ... • Tên miền chỉ bao gồm các ký tự trong bảng chữ cái (a-z), các số (0-9) và dấu trừ

• Không thể bắt đầu bằng hoặc kết thúc tên miền bằng dấu trừ (-).

• Các khoảng trắng và các ký tự đặc biệt khác trong tên miền đều không hợp lệ. • Tên miền càng ngắn càng tốt, dễ nhớ, không gây nhầm lẫn, khó viết sai.

• Tên miền nên liên quan đến tên chủ thể hoặc lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp.

Hình 4.5 Quản lý tên miền trên hệ thống của Haravan

Nguồn: https://www.haravan.com/

4.2.2.3 Website

Website thường có 2 phần là mã nguồn (do các chuyên viên lập trình phần mềm viết ra giúp cho website có thể vận hành được - không hiển thị ra bên ngoài) và phần nội dung bao gồm các hình ảnh, bài viết (do người quản trị website nhập vào - hiển thị cho mọi người xem).

Hình 4.6: Phần code do chuyên viên lập trình viết

Hình 4.7: Phần nội dung hiển thị

Nguồn: https://mtklogistics.com.vn/

Web được xây dựng trên nền tảng mã nguồn mở của Haravan nên việc sử dụng code khá hạn chế. Code website được wordpress tự động tạo, người sử dụng chỉ cần thao tác thông qua các lệnh, các công cụ nó cung cấp. Giao diện với cấu hình cực kỳ đơn giản, giúp người dùng có thể tùy biến website theo ý mình một cách dễ dàng.

4.2.2.4 Hosting

Hosting (hay web hosting) là một dịch vụ online dùng để chứa files, dữ liệu, nội dung của một website, giúp bạn xuất bản website hoặc ứng dụng web lên Internet.

Khi bạn đăng ký dịch vụ hosting, tức là bạn thuê mộ chỗ đặt trên server chứa tất cả các files và dữ liệu cần thiết để website của bạn chạy được. Một server là một máy tính vật lý chạy không gián đoạn để website của bạn có thể luôn hoạt động mọi lúc cho tất cả mọi người truy cập vào. Nhà cung cấp Web Hosting của bạn chịu trách nhiệm cho việc giữ server hoạt động, chống tấn công bởi mã độc, và chuyển nội dung (văn bản, hình ảnh, files) từ server xuống trình duyệt người dùng.

Trang web https://mtklogistics.com.vn có địa chỉ IP 118.69.80.50 dùng Cloud hosting. Đây là một dịch vụ có chức năng như web hosting đó là lưu trữ các dữ liệu, ứng dụng trên nền website tuy nhiên lại được phân chia ở dạng cloud nên sở hữu rất nhiều những đặc điểm nổi trội. Dịch vụ đa phần được cung cấp cho khách hàng là doanh nghiệp , tổ chức, website TMĐT, thậm chí là các cá nhân, diễn đàn có yêu cầu cao về quản lý thông tin dữ liệu hiệu quả, ổn định, khả năng mở rộng bất cứ khi nào có nhu cầu, tốc độ truy cập website cực nhanh. Hoạt động dựa vào nền tảng điện toán đám mây (cloud computing), cải thiện được tốc độ truy cập hosting, tăng khả năng bảo mật dữ liệu cũng như hạn chế việc hosting bị chết đến 99%.

Hình 4.8 Địa chỉ IP của website

Nguồn: https://www.haravan.com/

4.2.2.5 Thông số phần cứng phần mềm chatbot

Thông số kỹ thuật của máy tính thực hiện dự án:

Máy tính lưu trữ thông tin bộ câu hỏi và xây dựng hệ thống chatbot

Processor: Intel(R) Core(TM) i3-2310M CPU @ 2.10GHZ 2.10 GHz Installed memory (RAM): 4.00 GB

System type: 64-bit Operating System

Hình: Thông số máy tính xây dựng Chatbot

Nguồn: Control Panel

Máy tính lưu trữ thông tin bán cước, tư vấn và thực hiện hoạt động SEO Marketing:

Processor Intel(R) Core(TM) i3-5010U CPU @ 2.10GHZ 2.10 GHz Installed memory (RAM): 4.00 GB

System type: 64-bit Operating System, x64-based processor Pen and Touch: uch Input is available for this Display

Hình: Thông số máy tính hoạt động SEO

Nguồn: Control Panel

4.2.2.6 Thông số hệ thống mạng

Hệ thống website được tích hợp SSL với giao thức HTTPS làm tăng tính bảo mật giữa khách hàng và doanh nghiệp, các dịch vụ của truy cập của hệ thông luôn được bảo mật và an toàn.

Đồng thời, nó cũng góp phần bảo mật Webmail và các dịch vụ truyền dữ liệu trong mạng nội bộ,…

4.2.2.7 Hệ thống phần mềm

Tốc độ tải trang Website và thiết bị di động

Hình 4.9: Tốc độ tải trang web của máy tính

Nguồn: https://developers.google.com/speed/pagespeed/insights

Hình 4.10: Tốc độ tải trang web của thiết bị di động

Hình 4.11: Đo lường điểm tốc độ trên gtmetrix

Nguồn: https://gtmetrix.com/reports/mtklogistics.com.vn

Hình 4.12: Số người dùng truy cập website từ 2 thg 4, 2019-1 thg 7, 2019

Hình 4.13: Người dùng đang hoạt động

Nguồn: https://analytics.google.com/analytics/web

4.2.2.8 Các công cụ hỗ trợ SEO Marketing

Seoquake: Seoquake cho phép bạn truy cập nhanh chóng và dễ dàng vào dữ liệu phân tích trên bất kỳ trang web nào. Và cho phép bạn xem các số liệu cho tên miền và trang đích bao gồm Google Index, Xếp hạng Alexa, dữ liệu Xếp hạng SEMrush, lượt thích trên Facebook và nhiều hơn nữa. Là công cụ hỗ trợ trong quá trình SEO.

Hình 4.14: Số liệu từ công cụ Seoquake

Nguồn: https://mtklogistics.com.vn/

Hình 4.15: : Xu hướng từ khóa xuất nhập khẩu theo thời gian

Hình 4.16: Google trend - Xu hướng theo vùng

Nguồn: https://trends.google.com/trends

Giúp nghiên cứu từ khóa và xu hướng của khách hàng cũng như mức độ quan tâm. Hỗ trợ cho việc lên kế hoạch SEO cũng như Marketing cho doanh nghiệp.

Google Analytics: Google Analytics là công cụ miễn phí của Google giúp thu thập, phân tích, đang giá dữ liệu. Thống kê các chỉ số về lượt truy cập, đối tượng người dùng, thời gian truy cập, hành vi khách hàng … để đo lường và đề ra các chiến lược phù hợp nhất và hiệu quả nhất.

Hình 4.17: Google Anlytics của công ty

Hình 4.18: Google Anlytics của công ty

Nguồn: wesite https://analytics.google.com

4.3XÂY DỰNG HỆ THỐNG CHATBOT CHO FANPAGE 4.3.1Giới thiệu phần mềm hỗ trợ chatfuel 4.3.1Giới thiệu phần mềm hỗ trợ chatfuel

Chatfuel là một hệ thống xây dựng bot ra đời vào mùa hè năm 2015 với mục tiêu làm cho việc xây dựng bot trở nên dễ dàng, cung cấp cho các cá nhân và doanh nghiệp một nền tảng duy nhất và tập trung để tạo ra các chatbot AI trên Facebook Messenger. Kết hợp các công cụ chỉnh sửa đơn giản, tài khoản nhiều người dùng và lập trình ngôn ngữ tư duy (NLP- Natural language processing ) cũng như công nghệ phân tích và tích hợp liên mạch với bên thứ ba, Chatfuel cung cấp cho người dùng giải pháp xây dựng bot dễ dàng nhưng hiệu quả.

Với các công cụ chỉnh sửa của Chatfuel, người dùng có thể thiết kế các chatbot dễ dàng mà không cần biết về code hay lập trình. Từ bảng điều khiển Chatfuel, người dùng có thể xác định các quy tắc hội thoại được sử dụng bởi chatbot của họ. Các quy tắc được xác định này cho phép mỗi chatbot hiểu và trả lời các yêu cầu của người dùng một

cách hiệu quả thông qua nhận dạng cụm từ và NLP sẵn có. Do Chatfuel tích hợp với các ứng dụng như Facebook, Twitter và Dropbox, người dùng có thể đồng bộ hóa bot của họ với các nền tảng phổ biến một cách thuận tiện.

Chatfuel trang bị cho người dùng các công cụ để tạo ra một chatbot linh hoạt, có khả năng đáp ứng mọi nhu cầu của người dùng. Do đó, tùy thuộc vào yêu cầu của người dùng, các cá nhân có thể xây dựng một chatbot để phục vụ như một chuyên viên hỗ trợ dịch vụ khách hàng. Hơn nữa, bằng cách sử dụng công nghệ phân tích của Chatfuel, người dùng có thể có được cái nhìn sâu sắc về hiệu suất từ bot AI của họ.

Bạn có thể truy cập vào Chatfuel bằng đường link: https://chatfuel.com

Hình 4.19: Công cụ Chatfuel và website giới thiệu

Nguồn: https://chatfuel.com/

4.3.2Lý do cần tích hợp chatbot vào fanpage MKT logistics

Chatbot, được hiểu là công cụ trả lời tự động thông qua các ứng dụng nhắn tin OTT như Facebook Messenger… Và được đánh giá là công cụ đang trên đà “kế vị” email marketing trong kỷ nguyên 4.0.

Theo một cuộc khảo sát gần đây của Haravan cho thấy tỉ lệ người nhận đọc thông tin từ các email tiếp thị chỉ có 5%-7% ở Việt Nam (do Việt Nam đang đứng thứ 6 về số

lượng mail rác trên thế giới theo báo cáo “Mail rác trong quý II/2018” của Kaspersky Lab).Trong khi đó tỉ lệ này ở chatbot lên đến 85%, tương đương với tỉ lệ người nhận đọc thông tin từ tin nhắn điện thoại.

Hình 4.20: Khảo sát của Haravan về Email marking và Facebook Messenger

Nguồn: https://www.haravan.com/

Chatbot là một sản phẩm của trí tuệ nhân tạo, hoạt động trên những nền tảng của sẵn. Chức năng trả lời tự động của chatbot chỉ kích hoạt khi người đọc tương tác với nó. Hiểu một cách đơn giản, khi khách hàng hỏi thông tin qua ứng dụng nhắn tin thì chatbot sẽ kích hoạt và gửi nội dung phản hồi theo kịch bản tạo sẵn. Đó là lý do tỷ lệ đọc tin nhắn của Chatbot cao hơn các thông tin được tiếp thị qua email, bởi người đọc trong cuộc trao đổi thông tin đã đóng vai trò chủ động.

Hiện nay, ngành Logistics phát triển tiếp thị để tiếp cận khách hàng chủ yếu bằng Email và hiệu quả mang lại không còn cao nữa.

Bên cạnh đó, chatbot còn có lợi thế hơn như nhắn tin (SMS) nhưng lại không tốn chi phí, trong khi đó, giá một tin nhắn tiếp thị dao động từ 200-300 đồng trên tin. Song song đó, Việt Nam xếp ở vị trí thứ 7 thế giới về số lượng người dùng Facebook với 58 triệu người dùng vào đầu năm 2018, (theo thống kê của Hootsuite và We Are Social).

Do đó, tiếp cận khách hàng qua chatbot có thể giúp doanh nghiệp tiết kiệm một khoản chi phí không nhỏ.

Chính vì những lợi ích tích mà chatbot mang lại nên cty TNHH MTK Logistics quyết định thành lập Fanpage MTK Logistics để xây dựng một thống chatbot góp phần hỗ trợ tìm kiếm khách hàng tiềm năng, tiết kiệm thời gian cho nhân viên Sales cũng như một phần chi phí cho doanh nghiệp.

4.3.3Xây dựng hệ thống chatbot

4.3.3.1 Xác định các tác nhân liên quan đến chatbot Người dùng:

Là người trực tiếp đối thoại với Chatbot, đặt câu hỏi với hệ thống, nhận thông báo trả lời từ hệ thống và phản hồi lại hệ thống Chatbot.

Quản trị viên:

Là người quản lý hệ thống trực tiếp bao gồm các công việc như soạn ra bộ câu hỏi câu trả lời tương đương, lịch sử đối thoại giữa người dùng và hệ thống, cập nhật các câu hỏi mà hệ thống chưa trả lời được để bổ sung vào hệ thống chatbot.

4.3.3.2 Phân tích mô hình hóa yêu cầu hệ thống

Mô tả hệ thống: Người dùng (người cần tư vấn) sẽ tương tác với giao diện Chatbots trên Website hoặc Chatbots trên Fanpage của MTK Logistics để gửi câu hỏi đến hệ thống. Hệ thống sẽ xử lý và phản hồi câu trả lời trả về giao diện người dùng.

Người quản trị viên sẽ thao tác trên giao diện web quản trị ChatbotFuel để thực hiện nhập bộ dữ liệu cho bộ câu hỏi và câu trả lời chatbots, hoặc xử lý cập nhật các câu trả hỏi chưa tồn tại để hoàn thiện hệ thống.

(Nguồn: Tác giả xây dựng)

Hình 4.22: Mô hình chatbot Nguồn: Puziness Chat Server Database (ChatbotFuel) Fanpage Ueser Input Hình 4.21 Lược đồ mô tả hệ thống Website

Hình 4.23: Lược đồ chức năng chức năng hệ thống Chatbot Chatfuel 4.3.3.3 Lược đồ chức năng

Hình 4.24: Lược đồ chức năng quản lý lịch sử cuộc đối thoại

Hình 4.26: Lược đồ chức năng quản lý dữ liệu

(Nguồn: Tác giả xây dựng)

(Nguồn: Tác giả xây dựng)

4.3.3.4 Tác nhân và chức năng của tác nhân trong sơ đồ Use Case Bảng 4.1: Nhận diện tác nhân và chức năng

Tác nhân Chức năng Người dùng Gửi tin nhắn Nhận thông báo Phản hồi hệ thống Người quản trị Đăng nhập Đăng xuất

Quản lý lịch sử hội thoại Quản lý bộ dữ liệu Quản lý thông báo Nhận thông báo Phản hồi thông báo Truy vấn hội thoại

Trả lời tin nhắn chưa có câu trả lời Biên soạn nhập dữ liệu

Sửa dữ liệu Xóa dữ liệu

(Nguồn: Tác giả xây dựng)

4.3.3.5 Đặc tả Use Case

Bảng 4.2: Bảng đặc tả use case Gửi tin nhắn

Use Case Gửi tin nhắn

Tác nhân kích hoạt Người dùng

Điều kiện Người dùng muốn hỏi hệ thống một số câu hỏi thắc mắc về Logistics

Các bước thực hiện

Người dùng truy cập vào web MTK Logistics hoặc Fanpage để truy cập vào Chatbot trên Fanpage.

Người dùng nhập câu hỏi để đối thoại với hệ thống. Nhấn nút “Gửi”.

Câu hỏi sẽ được gửi sẽ hiện trên giao diện chat.

Nếu gửi thành công, hệ thống sẽ phân tích câu hỏi và đưa ra câu trả lời tương ứng

Nếu gửi thất bại sẽ có thông báo “Có lỗi đang xảy ra, yêu cầu thử lại !”.

(Nguồn: Tác giả xây dựng)

Bảng 4.3: Bảng đặc tả use case Nhận thông báo

Use Case Nhận thông báo

Mô tả Người dùng nhận thông báo từ hệ thống.

Tác nhân kích hoạt Người dùng

Một phần của tài liệu Xây dựng website, hệ thống chatbot và chiến lược kinh doanh cho công ty TNHH MTK logistics (Trang 57)