6. Kết cấu đề tài
2.1 PHÂN TÍCH YẾU TỐ BÊN TRONG
2.1.1. Khách hàng
2.1.1.1. Nhu cầu khách hàng
Các công ty ở Việt Nam cũng như các công ty đa quốc gia đang có xu hướng giảm đầu tư làm dịch vụ vận chuyển xuất nhập khẩu thay vào đó là thuê nhà cung cấp dịch vụ ngoài công ty chính là những công ty forwarder. Những công ty lớn có khả năng đầu tư xây dựng cho mình một bộ phận logistics lớn mạnh để phục vụ cho chính doanh nghiệp của mình. Tuy nhiên phần lớn đại đa số các công ty đều thuê riêng các công ty forwarder để làm dịch vụ logistics cho mình bởi vì sẽ tiết kiệm được rất nhiều chi phí cũng như hướng tới việc hoàn thiện hoạt động phân phối sản phẩm, cung cấp nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất.
Trích từ thống kê của Tổng cục Hải quan cho thấy: “tổng trị giá của 20 mặt hàng, nhóm mặt hàng xuất nhập khẩu lớn nhất về mặt giá trị chiếm đã hơn 80% tổng trị giá xuất nhập khẩu của tất cả các mặt hàng của Việt Nam trong năm 2018. Nhóm mặt hàng xuất khẩu lớn nhất của nước ta trong năm 218 là điện thoại và linh kiện các loại với trị giá ghi nhận được lên đến 49,1 tỷ USD, chiếm 1/5 tổng trị giá xuất khẩu. Mặt hàng nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam là máy tính, sản phẩm điện tử và link kiện, trị giá 42,2 tỷ USD, chiếm 17,8% tổng trị giá nhập khẩu.
Cũng theo Tổng cục Hải quan, 65,2% tỷ trọng xuất nhập khẩu hàng hóa của hơn 10 nghìn doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong tổng trị giá xuất nhập khẩu của Việt Nam trong năm 2018, trong đó tỷ trọng xuất khẩu của khu vực FDI là 70,5% và nhập khẩu của khu vực FDI gần 60%. Đây cũng là các chỉ số phản ánh độ mở của nền kinh tế Việt Nam.
85,6 nghìn doanh nghiệp được cơ quan Hải quan thống kê trên thực tế có hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa. Trước đó trong năm 2017, có 79,8 nghìn doanh nghiệp. Ước tính đến năm 2020, Việt Nam sẽ có 100 nghìn doanh nghiệp xuất nhập khẩu hàng hóa.”
Với số liệu thống kê từ Tổng cục Hải Quan được trích ra như trên, ta thấy được nhu cầu thị trường về xuất nhập khẩu ngày một tăng cao. Điều này cũng đồng nghĩa với việc cạnh tranh rất cao từ các công ty forwarder trên thế giới nói chung và của Việt Nam nói riêng. Tuy nhiên không vì thế mà các công ty logistics mới không phát triển được, đây chỉ là bước đệm, cơ hội to lớn của một thị trường màu mở và rộng lớn sắp tớ để tạo động lực cho công ty mới như MTK phấn đấu phát triển.
Nhìn chung nhu cầu sử dụng của ngành dịch vụ này không giảm mà ngày càng tăng đáng kể. Qua việc tìm hiểu và phân phân tích thì chúng tôi thấy nhu cầu của khách hàng thường có những vấn đề quan tâm chủ yếu như sau:
- Giá cả vận chuyển
- Tính chất an toàn cho lô hàng khi vận chuyển - Nhà cung cấp có uy tín và kinh nghiệm - Khả năng xử lý bất trắc nếu có xảy ra
2.1.1.2. Khách hàng mục tiêu
Công ty nhắm đến nhóm khách hàng trong khu vực phía Nam với quy mô vừa và nhỏ. Các khách hàng ở đây là các công ty sản xuất, thương mại, ngoài ra còn có những công ty forwarder khác nhỏ hơn,.. với nhiều mặt hàng khác nhau có nhu cầu nhập khẩu nguyên vật liệu từ các nước trên thế giới về để sản xuất và xuất khẩu sang nhiều nước, các công ty có nhu cầu nhập khẩu sản phẩm, thiết bị về để phân phối lại trong nước mang tính chất thương mại. Ngoài ra, còn có một số công ty forwarder khác nhỏ hơn không có đại lý lớn như hãng tàu và ưu đãi về giá, thì MTK cũng sẽ nhắm vào những công ty này do MTK có đại lý hầu hết là các hãng tàu và hợp đồng trực tiếp với hãng tàu vì thế việc có giá cực tốt là một thế mạnh và hết sức cạnh tranh của MTK.
2.1.2. Nhà cung cấp
Nhà cung cấp chính cước vận tải Quốc Tế cho MTK chính là hãng tàu, MTK tuy vừa mới thành lập nhưng do đội ngũ nhân viên có kinh nghiệm và đã từng làm đại lý uy tín cho hãng tàu nên có giá trực tiếp từ nhiều hãng tàu như: EMC, MSC, MCC, HMM, APL,… và ngoài ra MTK còn có nhiều nhà cung cấp cho dịch vụ đóng ghép hàng lẻ từ
các công ty Co loader như: MP Consol, Melody, TMC, VVMV, Shipco,…Điều này giúp cho công ty có nhiều lựa chọn và giảm chi phí.
Chuyển phát nhanh quốc tế có đại lý là các hãng chuyển phát nhanh uy tín như TNT, Fedex, UPS & DHL,...
Hiện tại MTK chưa có xe đầu kéo và xe chở hàng cho riêng mình nên sẽ sử dụng dịch vụ bên ngoài như: H&D và một số dịch vụ xe đầu kéo khác.
2.1.3. Đối thủ cạnh tranh
Hiện nay ngành Logistics đang rất phổ biến và phát triển tại Việt Nam vì vậy mà thị trường ngành đang cạnh tranh khốc liệt, các công ty Logistics ngày càng mọc lên nhiều và không vì công ty nhỏ, mới mà không cạnh tranh được với những công ty Logistics chiếm thị phần lớn. Những công ty nhỏ mới này sẽ có những ưu thế cho riêng mình để lấy đó để cạnh tranh ưu thế đó với các công ty khác. Và MTK cũng như vậy, hiện nay đối với những đối thủ ngang tầm thì rất nhiều không thể kể xuể. Sau đây nhóm chúng tôi xin đưa ra những ưu điểm và khuyết điểm của đối thủ cạnh tranh để từ đó phân tích cho các chiến lược phát triển phía sau.
Ưu điểm:
- Ngoài dịch vụ cước hàng hải, hàng không thì các công ty Logistics khác còn đa dạng các dịch vụ khác như kho bãi, khai hải quan, các kiểm dịch, kiểm chứng,... mà MTK chưa thực sự mạnh những dịch vụ này.
- Đã hình thành trước một thời gian nên phần nào đã có chỗ đứng trên thị trường, có nhiều công ty biết đến và sự tin cậy từ các nhà xuất nhập khẩu trong khu vực.
- Đi nhiều dịch vụ nên có những mối quan hệ trước tốt hơn so với những công ty theo sau.
- Đội ngũ nhân viên sales trẻ năng động, học hỏi nhanh. Nhược điểm:
- Hiện nay các công ty logistics vừa và nhỏ vẫn thành lập website để tạo niềm tin cho người sử dụng dịch vụ. Tuy vậy nhưng website hầu hết các công ty
đều chưa bắt mắt và thực sự chuyên nghiệp. Website còn sơ sài và chưa có hệ thống kết nối với sales để hỗ trợ báo giá cho khách hàng.
- Hầu hết các khách hàng chuyển sang các công ty logistics nhỏ mới sẽ dễ gặp các tình trạng chậm trễ chứng từ do công ty mới chưa có kinh nghiệm. Giao nhận chậm trễ dẫn đến khách hàng không có lòng tin với các công ty logistics mới nhỏ.
- Đội ngũ trẻ nên chưa có kinh nghiệm trong giao tiếp và xử lý tình huống nếu có trường hợp hoặc tình huống rắc rối xảy ra.
2.2 MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI 2.2.1Chính trị và pháp lý 2.2.1Chính trị và pháp lý
Ở Việt Nam hiện nay có rất nhiều các văn bản pháp luật, thông tư, nghị định cho việc thành lập doanh nghiệp, các cơ quan quản lý chuyên ngành, tổ chức , hiệp hội, và cả các quy định về thuế. Tuy nhiên, nhiều văn bản không chặt chẻ, rõ ràng, không theo kịp sự phát triện cùa ngành Logistics. Như ta đã biết, logistics liên quan đến nhiều bộ ngành nhu: Giao thông vận tải, Hải quan, kiểm định…mỗi bộ ban hàng những quy định khác nhau đôi khi chồng chéo nhau gây không ít khó khăn cho ngành logistic. Bên cạnh đó cơ chế quản lý hành chính, năng lực làm việc và thái độ phục vụ của các công chức quản lý cần phải thay đổi, vì đây cũng là một trong những trở lực không nhỏ làm ảnh hường trực tiếp đến ngành Logistics Việt nam trong qua trình hội nhập thế giới.
2.2.2Kinh tế - xã hội
Sự phát triển của nên kinh tế hội nhập kéo theo đó là sự gia tăng về nhu cầu của người tiêu dùng dẫn đến sự tăng trưởng thị trường hàng hóa và dịch vụ trong nước và quốc tế. Trong nhiều năm đổ lại đây, hàng ngàn sản phẩm đã được nghiên cứu, sản xuất để đáp ứng mọi nhu cầu trong đời sống. Các sản phẩm này hiện đang được bán và phân phối cho người tiêu dùng khắp nơi trên thế giới. Để đáp ứng yêu cầu của thị trường ngày càng mở rộng nhưng đầy thách thức này nhiều nhà kinh doanh đã tăng quy mô và cho ra đời nhiều loại sản phẩm và dịch vụ mới. Vận hành nhiều nhà máy đang thay cho
việc chỉ vận hành một nhà máy. Việc phân phối sản phẩm từ điểm xuất xứ đến điểm tiêu dùng đang trở thành một yếu tố cấu thành quan trọng trong tổng sản phẩm quốc dân (GDP) của nhiều quốc gia làm cho thị trường dịch vụ Logistics phát triền nhanh và có tốc độ tăng trưởng cao.
Lưu lượng hàng hóa chuyển dịch qua các khu vực tăng trung bình 16%-18% trên năm. Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam tăng trung bình 16%/năm. Bên cạnh đó Việt Nam tham gia vào các Hiệp định thương mại tự do, với hơn 60 đối tác thương mại, trong đó Trung Quốc, Nhật Bản, EU, Hoa KÌ,.. với các cam kết mở cửa thị trường hàng hóa mạnh. Ngoài ra, thị trường bán lẻ Việt Nam tăng trưởng trung bình 20%-25% trên năm. Các yếu tố này đã đưa Việt Nam vào bản xếp hạng của Ngân hàng Thế giới, đứng thứ 64/160 nước về mức độ phát triển logistics và đứng thứ 4 trong ASEAN sau Singapre, Malaysia và Thái lan. Với tốc độ phát triển hằng năm đạt từ 16% - 20%, Logistics là một trong những ngành dịch vụ tăng trưởng nhanh và ổn định nhất của Việt Nam trong thời gian qua.
2.2.3Công nghệ kỹ thuật
Trong những năm qua, công nghệ thông tin và thương mại điện tử tại Việt Nam đã không ngừng phát triển, điều này góp phần không nhỏ vào việc phát triển ngành logistics. Nhờ có công nghệ thông tin và thương mại điện tử mà logistics Việt Nam trở nên linh hoạt hơn, giao thương được với nhiều quốc gia trên thế giới cách nhanh chóng hơn, hiệu quả hơn và tiết kiệm được nhiều thời gian chi phí cho các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics.
Có thể nói sự phát triển của công nghệ thông tin, truyền thông đã được các nhà vận tải Logistics ứng dụng khá mạnh mẽ, đặc biệt là công nghệ truyền thông dữ liệu điện tử (EDI – Electronic Data Interchange). Điều đó không chỉ tăng tính thuận tiện và dễ dàng, nhanh chóng kết nối thông tin giữa các tổ chức liên quan đến vận tải lô hàng (các nhà vận tải ở các phương thức khác nhau, cơ quan quản lý, các chủ hàng, người giao nhận), mà còn đảm bảo sự chính xác các thông tin của lô hàng, giúp giảm thiểu các lãng phí
thời gian và tổn thất liên quan đến hàng hóa, góp phần tăng nhanh thời gian giao hàng, đảm bảo an toàn hàng hóa và nâng cao hiệu quả của dịch vụ logistics.
Tuy nhiên bên cạnh đó việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý để nâng cao hiệu quả logistics cũng còn nhiều hạn chế vì thế đòi hỏi các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics phải linh hoạt hơn nữa, chú trọng đầu tư hơn nữa thì sẽ mang lại hiệu quả cao hơn.
2.2.4Môi trường tự nhiên
Việt nam nằm ở cực đông nam bán đảo Đông Dương diện tích phần đất liền khoảng 331.698 km². Vùng biển của Việt Nam chiếm diện tích khoảng 1.000.000 km². Biên giới Việt Nam giáp với vịnh Thái Lan ở phía nam, vịnh bắc bộ và biển đông ở phía đông, Trung Quốc ở phía bắc, Lào và Campuchia phía tây thuận lợi cho việc giao thương trao đổi hàng hóa. Với đường bờ biển dài 3.260 km không kể các đảo đã tạo ra rất nhiều cảng lớn nhỏ. Bên cạnh đó, Việt Nam còn có 12 hải lý ranh giới lãnh hải, thêm 12 hải lý tiếp giáp nữa theo thông lệ và vùng an ninh, và 200 hải lý làm vùng đặc quyền kinh tế. Nằm ở trung tâm của khu vực Châu Á – Thái Bình Dương và nằm trên tuyến hàng hải quốc tế nên rất thuận lợi cho hoạt động logistics.
2.2.5Cơ sở hạ tầng
Đường bờ biển dài và mạng lưới đường bộ khắp cả nước phát triển , nhiều hệ thống đường cao tốc và sân bay quốc tế đã có chủ trương xây dựng và hệ thống kho, cảng, bến bãi đang được đầu tư mạnh. Mặc dù đang được đầu tư phát triển, hệ thống đường bộ Việt Nam vẫn còn nhiều tuyến xuống cấp và quá tải, phương tiện vận tải đường bộ đã sử dụng nhiều năm, nhập khẩu từ nước ngoài đã được tân trang lại, kiểu loại thuộc nhiều nước sản xuất, các xe có đa phần là xe có trọng tải thấp. Đường sắt khổ ray cũ, hạ tầng cảng biển còn nhiều yếu kém không có dịch vụ hàng hải kết nối trực tiếp với các cảng biển tại châu Âu hay Mỹ.
Cơ sở hạ tầng có ảnh hưởng rất lớn đến dịch vụ logistics, trong khi đó cơ sở hạ tầng ở Việt Nam còn rất yếu kém từ đó làm cho chi phí dịch vụ này tăng cao dẫn tới tăng giá
thành sản phẩm của doanh nghiệp, khó cạnh tranh làm ảnh hưởng đến sự phát triển của dịch vụ logistics ở Việt Nam.
2.3 MÔI TRƯỜNG DOANH NGHIỆP
Các doanh Việt Nam có tập quán xuất nhập khẩu hàng hóa theo hình thức mua CIF, bán FOB, điều này có nghĩa việc thuê phương tiện vận chuyển do đối tác nước ngoài đảm nhận, doanh nghiệp Việt Nam hầu như không lựa chọn hãng tàu trong nước để vận chuyển.
Phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam có nguồn tài chính bị giới hạn xin gia hạn công nợ. Khả năng huy động vốn kém dẫn đến không thể mở rộng sản xuất hoặc mở rộng quy mô cung cấp dịch vụ cho các doanh nghiệp khác.
Các công ty vận tải mộc lên ngày càng nhiều tạo nên có sự cạnh tranh về giá để lôi kéo khách hàng. Làm cho lĩnh vực kinh doanh này càng khóc liệt hơn.
Trong lĩnh vực Logistics các doanh nhiệp điều hoạt động trên Internet rất nhiều. Điều này rất có lợi cho việc MTK áp dụng hệ thống Chatbot vào tư vấn cung cấp thông tin.
CHƯƠNG 3.XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC MARKETING VÀ BÁN HÀNG
3.1 MA TRẬN SWOT
SWOT CƠ HỘI (O)
- O1: Đất nước và toàn cầu đang có xu hướng đẩy mạnh xuất nhập khẩu và hội nhập
- O2: Quy mô thị trường nhỏ nhưng tốc độ tăng trưởng cao
- O3: Các chính sách của nhà nước về cung cấp giá cho các công ty logistics sẽ ưu đãi hơn với khách hàng trực tiếp - O4: Các quốc gia khác
trên thế giới cũng xúc tiến thương mại, đẩy mạnh xuất nhập khẩu hàng hóa nên giá vận chuyển sẽ rất ưu đãi
THÁCH THỨC (T)
- T1: Mới thâm nhập thị trường nên có nguy cơ bị đánh bại ở ngay thời gian đầu bởi những đối thủ cạnh tranh khác. - T2: Cần tốn nhiều thời
gian và công sức để mọi người biết đến thương hiệu
- T3: Thói quen sử dụng dịch vụ của người Việt khiến họ ngại sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp khác, đặc biệt là doanh nghiệp mới thành lập
- T4: Tổ chức mạng lưới toàn cầu, hệ thống thông tin còn rất hạn chế. Chính sách với ngành logistics chưa rõ ràng, không đồng bộ, bất cập
- S1: Đại lý là các công ty hãng tàu nên có giá tốt nhất đặc biệt là các tuyến Châu Âu, Mỹ và một số tuyến Châu Á - S2: Đại lý đầu nước
ngoài là các công ty lớn, có uy tín
- S3: Đàm phán tốt, ký kết được nhiều hợp đồng với hãng tàu và đại lý nước ngoài
- S4: Đội ngũ nhân viên trẻ năng động, nhiệt huyết, bên cạnh đó MTK còn có đội ngũ quản lý có nhiều kinh nghiệm
- S1O2: Đa dạng được giá